AN DƯƠNG VƯƠNG CÓ PHẢI HƯ CẤU?

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 74 - 75)

Chúng ta tìm thấy rất nhiều nguồn tư liệu chứng minh cho sự tồn tại của An Dương Vương và nước Âu Lạc, được lưu giữ lại trong cộng đồng dân cư Việt có cội nguồn từ người Việt thời An Dương Vương là những hậu duệ của con dân Âu Lạc xây dựng nên

quốc gia Âu Lạc.

Trước hết, đó là hệ thống hàng trăm truyền thuyết lịch sử nói về An Dương Vương, Nhà nước Âu Lạc, các tướng tá, các thần dân Âu Lạc. Các truyền thuyết đó được phân bố khá rộng trong lãnh thổ nước Âu Lạc, từ miền Việt Bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn) sang tận Tây Bắc (Hòa Bình - Phú Thọ - Lai Châu) vào tận Nghệ An.

Thứ hai, là hệ thống hàng trăm di tích - dấu tích - chứng tích... về An Dương Vương - Âu Lạc, cho đến nay vẫn còn lại, chứng giám cho lịch sử oanh liệt của thời kỳ này. Không ai có thể phủ nhận Cổ Loa của An Dương Vương được, dù rằng những đắp đổi của thời gian đã làm cho dấu vết xa xưa khó nhận ra, nhưng Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Ốc là một gắn kết lịch sử bền vững. Còn Đền Cuông với cái chết của An Dương Vương cũng là thiên cổ vĩnh hằng.

Thứ ba, là vô vàn di tích hiện vật khảo cổ về thời An Dương Vương là bằng chứng không thể bác bỏ được về nước Âu Lạc. Chỉ trong vùng Cổ Loa, hàng vạn mũi tên đồng được tìm thấy như một minh chứng cho nỏ thần bắn một lúc hàng trăm tên là việc có thật.Thứ tư, là sử sách của nước ta nói đến An Dương Vương là quá rõ ràng. Nước ta có sử khi nào thì khi đó đã có ghi chép về An Dương Vương và Âu Lạc. Đó là điều khẳng định An Dương Vương trong tâm thức nhân dân ta

"Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng"

Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà nội. Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc (Cổ Loa) và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương. Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại cac vua hung cung van vu nhung dam

may ngu sac cua nhung huyen thoai. Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị đuoc bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 74 - 75)