DU LỊCH CỔ LOA

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 75 - 80)

Đến khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Đền thờ An Dương Vương (còn gọi là đền Thượng) ở trên một quả đồi tương truyền là cung thất của nhà vua. Ngay trước đền thờ là một hồ nước hình bán nguyệt, giữa là giếng Ngọc – gắn liền với truyền thuyết về mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ Hoàng hậu và thờ Mẫu. Đình Ngự Triều được xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Đình có dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Tại đây trưng bày nhiều di tích khảo cổ có giá trị quan trọng.

Có một nơi mà du khách không thể bỏ qua khi đến Loa Thành đó là am thờ Mỵ Châu. Đây chỉ là một am nhỏ, nằm u tịch dưới gốc đa. Trong căn phòng nhỏ phía sau có tượng công chúa Mỵ Châu – một khối đá tự nhiên hình người không đầu. Truyền thuyết kể rằng xác Mỵ Châu sau khi bị vua cha chặt đầu đã hóa thành đá và trôi về bãi Đường Cấm, phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành thương cảm đem võng ra cáng bức tượng đá không đầu về đến gốc đa thì đứt võng. Người dân bèn lập am thờ Mỵ Châu ngay tại nơi tượng đá rơi xuống.Loa Thành là di sản văn hóa, là bằng chứng về sự sáng tạo và trình độ của người Việt lúc bấy giờ. Đối với người dân nơi đây, ngày nay Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa.

Dân gian có câu: “Thứ nhất lễ hội Cổ Loa, thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm”. Bát đầu từ năm 1961, lễ hội Cổ Loa được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, tương truyền là ngày An Dương Vương lên ngôi hoàng đế. Lễ hội là dịp để người dân địa phương

nói riêng và người dân trên cả nước nói chung tưởng nhớ công lao của vị vua đầu tiên của nước Âu Lạc.

ĐỀ TÀI: TƯỚNG QUÂN CAO LỖ

Người thực hiện: Bùi Minh Quân

Lớp: A3K18

Cao Lỗ, chưa rõ năm sinh, nhưng theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia , ông mất vào năm 179 trước công nguyên. Dân gian gọi ông bằng nhiều cái tên như: Cao Lỗ, Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Nỗ, Ông Nỏ, Thạch Thần hay Đại Than Đô Nỗ Thạch Thần .

Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Thục Phán An Dương Vương, Cao Lỗ là vị tướng có vai trò và công lao đặc biệt to lớn .

Cao Lỗ người làng Đại Than, bộ Vũ Ninh (nay thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ). Ông lớn lên nổi tiếng là người có sức mạnh phi

thường, giỏi võ thuật nên được gọi là ông Đô Lỗ, đồng thời cũng là người có tài thao lược, lắm mưu, nhiều kế .

Khi Thục Phán khởi nghiệp, Cao Lỗ nghe tin bèn từ biệt gia đình tìm đến bản doanh của Thục Phán xin theo. Thục phán vốn đã nghe tiếng tăm Cao Lỗ từ lâu nên khi nghe tin Cao Lỗ về theo, hết sức mừng rỡ, bèn phong làm tướng. Giao cho chỉ huy một đạo quân lớn. Đạo quân của ông nhờ tài chỉ huy vũ dũng và khôn khéo của chủ tướng nên đã đánh đâu thắng đấy, lập công đầu trong việc lật đổ chiều đại Hùng vương cuối cùng đã rệu rã .

Thục Phán sau khi lên ngôi vương đã phong Cao Lỗ làm tướng quân, đứng đầu các tướng . Ông tâu với Thục Phán và khuyên người dời kinh đô về đồng bằng. Và chính ông là người được An Dương Vương tin tưởng giao cho chủ trì việc xây dựng tòa thành Cổ Loa làm kinh đô chính trị và thành lũy kiên cố của đất nước.

Dưới sự chỉ huy tối cao của Thục Phán, Cai Lỗ đã cùng các tướng động viên quân sĩ và nhân dân ngày đêm lăn lộn với bùn đất, gạch đá, sông nước, vượt qua vô vàn khó khăn để xây dựng tòa thành vốn nằm trên đất cao nhưng bao vây xung quanh là giày đặc ao đầm, sông suối.

Thành Cổ Loa trải qua bao lần xây xong lại đổ, lại đắp lại xây cuối cùng đã trở thành một tòa thành lớn, vừa vững trãi, vừa kiên cố. Thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy. Vững bền không chỉ trong đời Thục mà còn kéo dài tới ngàn năm sau.

Sau khi đóng góp công sức quan trong trong viêc xây dựng thành công thành Cổ Loa. Cao Lỗ được An Dương Vương giao tiêp việc nghiên cứu và chế tác cung nỏ, nhằm trang bị cho quân sĩ ẩn nấp sau tường thành có thể bắn hạ nhiều quân địch khi chúng xông lên đánh thành. Cao Lỗ đã có sáng kiến lớn khi nghiên cứu và chế tác thành công nỏ Liên Châu, cùng một lúc có thể phóng ra nhiều mũi tên, hạ gục hàng loạt quân địch. Nỏ Liên Châu thời bấy giờ là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại , đã giúp cho quân của An Dương Vương đánh bại nhiều kẻ định một cách nhanh chóng và không bị tổn thất. Quân sĩ và nhân dân đương thời thân thánh hóa cây nỏ đó và cho răng sở dĩ có công năng to lớn như vậy là nhờ Thần Rùa (Kim Quy ) cho móng vuốt để làm lẫy nên đặt tên là Linh Quang Kim Trảo thần nỏ . Lại có người cho rằng, sở dĩ nỏ này lợi hại vậy là nhờ có thần Cao Thông giúp chế tạo, thần thánh hóa nhân vật Cao Lỗ trở thành thần Cao Thông.

Bấy giờ ở phương Bắc, Tần Thủy Hoàng sau khi diệt sáu nước là Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thống nhất Hoa Hạ về một cõi, ôm mộng bành trướng, sai Đồ Thư đem hai mươi vạn quân xuống Lĩnh Nam, đánh chiếm đất đai của các bộ tộc Bách Việt. Sau khi đánh chiếm nhiều vùng rộng lớn, lập ra ba quận mới là Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Lâm, Đồ Thư đem quân xuống đánh Âu Lạc .

Nghe tin quân Tần tiến qua biên qua biên giới phía Bắc, Thục An Dương Vương cùng Cao Lỗ đem quân từ Cổ Loa lên vùng núi phía Bắc cự giặc. Thục An Dương Vương, Cao Lỗ cùng các tướng dựa vào địa hình đồi núi hiểm trở đánh cho quân Tần mãi không tiến lên được. Quân sĩ nhà Tần nhiều người gặp lam trướng khắc nghiệt sinh bệnh mà chết. Cuối cùng, sinh lực suy kiệt bị An Dương Vương và Cao Lỗ tung quân đuổi đánh. Đồ Thư và nhiều quân giặc bị giết, số tàn quân còn lại toán loạn tháo chạy về Bắc .

Sau đó Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Đà vốn là huyện lệnh Nam Hải đứng lên làm phản, đưa quân đánh chiếm Quế Lâm, Tượng Lâm. Tiếp đó đưa quân đánh Âu Lạc. Nhờ thành Cổ Loa vững chắc và nỏ Liên Châu lợi hại, Triệu Đà đã nhiều lần đánh thành nhưng bao nhiêu lần đánh là bấy nhiều lần thất bại. Cuối cùng , Triệu Đà dùng quỷ kế, cho con trai là Trọng Thủy sang Cổ Loa cầu hôn xin được lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu nhằm tìm cơ hội thám thính các bí mật của Âu Lạc.

Cao Lỗ vốn là một tướng giỏi lắm mưu nhiều kế, đoán được âm mưu của Triệu Đà nên đã cùng Nồi hầu ra sức khuyên can An Dương Vương không nên chấp thuận. An Dương Vương bấy giờ tuổi đã cao, muốn sống yên bình nên rất cảnh giác, không nghe lời can của các tướng, chấp nhận cho tiến hành hôn lễ và cho Tọng Thủy được ở lại Cổ Loa gửi rể.

Vốn sẵn có ý nghi ngờ, Cao Lỗ và Nồi hầu sau đó luôn tìm cách theo dõi giám sát Trọng Thủy, khiến hắn không dễ dàng thực hiện âm mưu dò la. Trọng Thủy bèn tỉ tê với Mỵ Châu tâu lên vua cha những lời phỉ báng có tính chia rẽ An Dương Vương và các tướng. An Dương Vương nghe con gái, mắc mưu kẻ ác, nảy sinh bất hòa với Cao Lỗ, Nồi hầu. Cuối cùng Cao Lỗ, Nồi hầu và một số người thân của hai ông buộc phải bỏ chức về quê.

Không còn người giám sát, Trọng Thủy đã nhanh chóng thực hiện được âm mưu dò biết được nhiều bí mật phòng ngự Loa Thành, bí mật của nỏ Liên châu bắn tên hàng loạt liên tục và nhiều bí mật khác trong nội bộ tướng sĩ, kín đáo vẽ được họa đồ Loa Thành v.v… Tất cả các bí mật của quân Thục sau đó được Trọng Thủy trong chuyến chở lại Phiên Ngung với cớ nhớ cha mẹ, cung cấp hết cho Triệu Đà. Triệu Đà trở mặt phản phúc dẫn ngay đại quân tiến đánh kinh đô Âu Lạc.

Thục An Dương Vương chủ quan, tin vào mối giao hảo thông gia, lơ là phòng bị, lại không còn những tướng giỏi cùng góp sức chống giữ, cuối cùng Loa Thành bị chiếm, bản thân và con gái cũng lâm thảm nạn.

Cao Lỗ bấy giờ đang ở Đại Than, nghe tin Triệu Đà chở mặt đem quân sang xâm lược, lập tức triệu tập toàn thể đệ tử và bà con thân thuộc, tổ chức lên một đạo quân nhỏ, tiến ngay về Loa Thành cứu viện. Rất tiếc, khi đạo quân của ông tới nơi thì Loa Thành đã mất. Ông đưa quân đánh thành nhưng không nổi, cuối cùng bị hy sinh ngay cạnh ngôi thành thân yêu mà bản thân ông từng ngày đêm dốc sức xây dựng.

Cao Lỗ chết một cách uất ức, nhưng ông đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng chói về tài năng lỗi lạc và tinh thần bất khuất của một vị tướng kiệt hiệt trong buổi đầu dựng nước.

ĐỀ TÀI: VUA GIA LONG

Người thực hiện: Đặng Vinh Quang

Lớp: A3K18 I. TIỂU SỬ

Gia Long là vị hoàng đế sang lập ra triều Nguyễn. Trước khi lên ngôi, vua Gia Long

đã có 26 năm nằm gai nếm mật không những để khôi phục lại sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở sứ Đàng trong mà còn thống nhất đất nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Lịch sử 26 năm kháng chiến ấy tỏ rõ đức nhẫn nại, giàu ý chí, không sợ gian khổ hiểm nguy hoạn nạn không ngã lòng, cố kết được nhân tâm, biết thu phục kẻ đối địch (như Lê Chất, Ngô Văn Sở ) để phục vụ cho sự nghiệp của mình. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng phương tiện (tàu chiến và sung lớn ), kỹ thuật (khoa học quân sự )và cả chuyên viên phương Tây (Pigneaux de Béhaime, J.B.Chaigneau, Vannier de Forcant …). Điểm nổi bật hơn là ông đã thu phục được lòng người dân Nam bộ. Nhân tài vật lực của Nam bộ (Gia Định, Đồng Nai) đã giúp ông chiến thắng trong chiến tranh và làm chỗ dựa vững chắc cho ông trong xây dựng vương triều Nguyễn sau này. Gia Long trị vì ngót 18 năm (1802 – 1819). Đánh giá sự nghiệp phát triển đất nước cua ônh có nhiều ý kiến khác nhau,thậm chí trái ngược nhau. Sau đây là một số sự kiện nổi bật

Một phần của tài liệu Tài liệu lịch sử việt nam p.2 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w