Môi trường và các loại hình môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 28)

Tương tác giữa kiểu gen và môi trường được xem là giao thoa, hoặc có tính biểu hiện theo chất lượng nếu nó làm cho kiểu gen thay đổi một cách tương đối trong điều kiện khác nhau của môi trường.Tuơng tác giữa kiểu gen và môi trường được xem là không giao thoa, hoặc biểu hiện theo kiểu số lượng, nếu nó tạo ra kết quả khác nhau về giá trị trung bình, nhưng không khác nhau về kiểu gen.

Tập hợp các yếu tố sinh học, vật lý và hóa học khác ngoài kiểu gen đó là môi trường. Comstock và Moll (1963) [63] phân loại môi trường thành hai loại, (i) Môi trường vĩ mô, tức là môi trường được liên kết với một địa điểm hoặc một khu vực nhất định trong một thời gian cụ thể. (ii) Môi trường vi mô, tức là môi trường của một cá thể sinh vật phân biệt với môi trường của một sinh vật khác đang phát triển cùng một thời điểm và cùng không gian. Nó bao gồm các thuộc tính vật lý và hóa học của đất, khí hậu, bức xạ mặt trời, côn trùng gây hại và bệnh hại. Thuật ngữ “môi trường có thể dự đoán và không thể dự đoán” được đặt để xác định và phân loại môi trường. Môi trường có thể dự đoán bao gồm các tính năng thông thường và ít thường xuyên hoặc thường xuyên hơn của môi trường như khí hậu được xác định bởi kinh độ và vĩ độ, loại đất, lượng mưa và độ dài ngày. Môi trường này cũng bao gồm các biến có thể kiểm soát (Perkins và Jinks, 1971) [138]như mức phân bón áp dụng, ngày gieo sạ và mật độ gieo sạ, số công trình thủy lợi và các yếu tố nhân tạo khác. Môi trường không thể dự đoán hay không kiểm soát được bao gồm những biến động về thời tiết giữa các mùa vụ về lượng mưa, sự phân bố lượng mưa và nhiệt độ trong quá trình phát triển của cây trồng. Sự tương tác G x E rất ít hoặc không có tương tác sẽ hữu ích cho các biến không thể kiểm soát được, trong khi đối với các biến có thể kiểm soát sự tương tác ở mức độ cao theo hướng thuận lợi là mong muốn để có được sự biểu hiện tối đa (Chahal và Gosal, 2002)[53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 28)