Nghiên cứu về phân bón cho ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 47 - 49)

1.6.2.1Những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng đạm trên cây ngô

Tình trạng nghèo đạm (N) trong đất là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sản xuất ngô ở vùng nhiệt đới. Ở các nước phát triển sử dụng trung bình 250 kg N/ha, trong khi đó ở các nước đang phát triển sử dụng 82 kg N/ha. Sử dụng đạm ở mức thấp đã làm giảm năng suất ngô từ 1 – 2 tấn/ha ở những nước đang phát triển (CIMMYT, 1994)[59].

Đạm là một chất dinh dưỡng quan trọng và là yếu tố cần thiết cho việc sản xuất ngô (Adediran và Banjoko, 1995; Shanti và cộng sự, 1997) [20], [163]. Đạm cần thiết cho sự phát triển của thực vật và tạo ra 1-4% vật chất khô của cây (Anonymous, 2000)[28]. Nguồn đạm sẵn có với số lượng đủ trong suốt mùa sinh

trưởng là điều cần thiết cho sự tăng trưởng ngô tối ưu. Đạm cũng là một yếu tố cấu thành đặc trưng của protein và thành phần không thể thiếu của nhiều hợp chất khác cần thiết cho quá trình tăng trưởng thực vật bao gồm chất diệp lục và nhiều enzym. N là vật liệu trung gian cho việc sử dụng P, K và các yếu tố khác trong cây (Brady và cộng sự, 2002)[45].

Do phân đạm là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng ngô nên việc nắm bắt những vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đạm là rất quan trọng để phát triển các chiến lược quản lý cho sản xuất ngô đạt năng suất cao. Năng suất ngô giảm do thiếu N nhiều hơn so với thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng khác. Thiếu N làm giảm trọng lượng hạt 9-25% và giảm năng suất 14- 80% (Mohammadi và cộng sự, 2008) [125]. Alizade và cộng sự (2007) [25] cho rằng năng suất hạt, năng suất sinh học, trọng lượng hạt, số hạt/bắp, số hạt/hàng và chỉ số thu hoạch đạt là cao nhất khi cây ngô sử dụng hết 450 kg/ha phân đạm, trong khi Raouf và cộng sự (2009) [141] thì cho rằng, năng suất ngô cao nhất đạt được khi bón đạm với mức 240 kg N/ha trên giống ngô lai SC-504.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và năng suất ngô, Maral và cộng sự (2012) [121] cho biết, năng suất hạt, năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch, chiều cao cây, số bắp/cây và trọng lượng 1.000 hạt khác biệt rất có ý nghĩa đối với các mức đạm khác nhau. Tuy nhiên, khác biệt về số hàng/bắp giữa các công thức là không có ý nghĩa thống kê. Ảnh hưởng tương tác của đạm và khoảng cách giữa các hàng đến các chỉ tiêu năng suất hạt, năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch, chiều dài bắp, số hàng/bắp và trọng lượng 1.000 hạt có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,01, trong khi sai khác về chiều cao cây ở mức thống kê ở mức P<0,05. Kết quả cũng cho thấy, sử dụng 200 kg N/ha cho năng suất cao nhất với 10,53 tấn/ha. Một số nhà khoa học đã báo cáo rằng việc bổ sung N có ảnh hưởng đến sự hấp thu P từ đất và phân bón của cây trồng. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi thực tế việc cung cấp N đã tăng cường sản xuất các rễ nhỏ và lông rễ, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây có khả năng hấp thu cao trên một đơn vị trọng lượng khô (Hussaini và cộng sự, 2008) [97].

ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi bón phân đạm chậm tan với lượng từ 90 - 150 kg N/ha. Nếu bón phân đạm chậm tan với lượng 60 kg N/ha, cây sinh trưởng yếu, năng suất thấp hơn đối chứng ở mức ý nghĩa P< 0,05. Với giống ngô LVN4 trong vụ Xuân tại Gia Lâm - Hà Nội, sử dụng phân chậm tan với lượng bón 90 kg N/ha trên nền phân bón 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)