Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 65 - 68)

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu mật độ trồng hợp lý

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô phụ (Split Plot), 3 lần lặp lại bao gồm: + Yếu tố chính: là mật độ trồng, gồm 10 công thức

Công thức 1: 50 cm x 20 cm tương ứng 100.000 cây/ha Công thức 2: 50 cm x 25 cm tương ứng 80.000 cây/ha Công thức 3: 50 cm x 30 cm tương ứng 66.666 cây/ha Công thức 4 60 cm x 20 cm tương ứng 83.333 cây/ha Công thức 5: 60 cm x 25 cm tương ứng 66.666 cây/ha Công thức 6: 60 cm x 30 cm tương ứng 55.555 cây/ha Công thức 7: 70 cm x 20 cm tương ứng 71.428 cây/ha

Công thức 9: 70 cm x 30 cm tương ứng 47.619 cây/ha

Công thức 10: 75 cm x 20 cm tương ứng 66.666 cây/ha (Đối chứng 2) + Yếu tố phụ: có 2 mức độ, gồm 2 giống VK1 x NK67-2 và C.919

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu liều lượng NPK hợp lý

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô phụ (Split Plot), 3 lần lặp lại bao gồm: + Yếu tố chính: là liều lượng NPK, gồm 6 công thức

Công thức 1: 60 kg N -60 kg P2O5- 30 kg K2O/ha Công thức 2: 90 kg N-70 kg P2O5 - 40 kg K2O/ha Công thức 3: 120 kg N-80 kg P2O5 - 50 kg K2O/ha Công thức 4: 150 kg N-90 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha Công thức 5: 180 kg N-100 kg P2O5- 70 kg K2O/ha Công thức 6: 210 kg N-110 kg P2O5- 80 kg K2O/ha

+ Yếu tố phụ: là giống gồm 2 giống VK 1 x NK67-2 và C.919

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu về phân khoáng NPK và phân hữu cơ

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu có lô phụ (Split Plot), 3 lần lặp lại bao gồm: + Yếu tố chính: là liều lượng NPK, gồm 6 công thức

Công thức 1: 60 kg N -60 kg P2O5- 30 kg K2O/ha Công thức 2: 90 kg N-70 kg P2O5 - 40 kg K2O/ha Công thức 3: 120 kg N-80 kg P2O5 - 50 kg K2O/ha Công thức 4: 150 kg N-90 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha Công thức 5: 180 kg N-100 kg P2O5- 70 kg K2O/ha Công thức 6: 210 kg N-110 kg P2O5- 80 kg K2O/ha

+ Yếu tố phụ: là mức phân chuồng, gồm 3 mức: 0 tấn/ha; 5 tấn/ha và 10 tấn/ha

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng NPK và mật độ trồng đến các đặc điểm nông học và năng suất ngô

Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lập lại.

Yếu tố phân bón: gồm 4 công thức:

Công thức 1: 120 kg N-80 kg P2O5 - 50 kg K2O/ha Công thức 2: 150 kg N-90 kg P2O5 - 60 kg K2O/ha

Công thức 3: 180 kg N-100 kg P2O5- 70 kg K2O/ha Công thức 4: 210 kg N-110 kg P2O5- 80 kg K2O/ha Yếu tố mật độ: gồm 6 công thức:

Công thức 1: 50 cm x 30 cm tương đương 66.666 cây/ha Công thức 2: 60 cm x 25 cm tương đương 66.666 cây/ha Công thức 3: 50 cm x 25 cm tương đương 80.000 cây/ha Công thức 4: 50 cm x 25 cm tương đương 83.333 cây/ha

Công thức 5: 70 cm x 25 cm tương đương 57.142 cây/ha (Đối chứng 1) Công thức 6: 75 cm x 20 cm tương đương 66.666 cây/ha (Đối chứng 2)

2.4.5.2Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (áp dụng cho cả 4 thí nghiệm trên)

i) Phân bón và kỹ thuật bón phân: áp dụng theo quy trình canh tác ngô của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Bón lót: toàn bộ DAP lúc gieo hạt, bón theo hàng, ở giữa hai hốc gieo.

Bón thúc 1: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 10-15 ngày sau gieo. Chú ý trộn đều hai loại phân Urea và KCl để bón. Rạch hàng dọc theo một bên của hàng ngô , bón phân sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc.

Bón thúc 2: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 25-30 ngày sau gieo. Rạch hàng dọc theo bên ngược lại so với lần bón thúc 1 của hàng ngô , bón phân sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc.

Bón thúc 3: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 40-45 ngày sau gieo. Trộn đều hai loại phân Urea và KCl và rãi vào giữa dọc theo hai ngô. Chú ý tưới đủ ẩm trước khi bón phân.

ii) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

Thu thập theo hướng dẫn của CIMMYT, 1985 [60] và quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN 341-2006 [5].

* Thời gian sinh trưởng

- Thời gian phun râu (ngày): Ghi nhận số ngày từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô có râu nhú dài từ 2-3 cm.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ của 5 cây được chọn ngẫu nhiên vào giai đoạn sau phun râu 3 tuần.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu phía trên của 5 cây được chọn ngẫu nhiên vào giai đoạn sau phun râu 3 tuần.

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Trọng lượng bắp (g): Cân 10 bắp đã lột sạch vỏ bi sau đó cân và lấy giá trị trung bình trọng lượng của 1 bắp.

- Khối lượng 1.000 hạt (g). Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở ẩm độ 14% bằng cân điện tử sau đó quy khối lượng về 1.000 hạt.

- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Cân 10 bắp sau đó tách hạt, cân phần hạt để tính tính tỷ lệ Trọng lượng bắp x tỷ lệ hạt/bắp x (100-A0) - Năng suất thực thu (tấn/ha) = --- 10 x diện tích ô x (100– 14)

* Hiệu quả kinh tế

Tổng thu từ việc áp dụng kỹ thuật mới – Tổng thu ở công thức đối chứng MBCR = ---

Tổng chi từ việc áp dụng kỹ thuật mới – Tổng chi ở công thức đối chứng

Tổng thu nhập tăng thêm = ---

Tổng chi phí tăng thêm

MBCR: Marginal Benefit-Cost Ratio (Tỷ suất lợi nhuận biên), được tính toán theo hướng dẫn của IRRI [100]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 65 - 68)