Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và mật độ trên ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 155 - 160)

i) Thí nghiệm tại Bà RịaVũng Tàu Đối với yếu chính ( liều lượng NPK)

3.5.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và mật độ trên ngô

Ngoài yếu tố giống, mật độ trồng và phân bón là hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất ngô. Mật độ trồng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính giống, chế độ mưa, nguồn dinh dưỡng trong đất, thời tiết. Vì vậy, chọn lựa mật độ trồng hợp lý trong điều kiện sản xuất hiện có sẽ góp phần tăng năng suất.

Nghiên cứu 4 mật độ trồng khác nhau trên cơ sở khoảng cách giữa các cây như nhau và 4 công thức phân khoáng NPK khác nhau tại Bà Rịa Vũng Tàu trong vụ Thu Đông muộn 2011, kết quả được trình bày ở bảng 3.50.

Đối với yếu tố phân bón

Chiều cao tăng khi tăng liều lượng phân bón. Chiều cao ở công thức 1 là 212 cm, thấp hơn có ý nghĩa so với ba công thức còn lại. Công thức 4 đạt chiều cao cao nhất với 236 cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Như vậy, khi tăng liều lượng phân khoáng NPK so với mức bón của công thức đối chứng, chiều cao cây có tăng nhưng mức độ tăng chưa đủ tạo sự khác biệt có ý nghĩa.

Thời gian phun râu giữa các công thức khoảng 52-54 ngày, chỉ công thức bón với liều lượng NPK thấp nhất là khác biệt có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Điều này cho thấy rằng, mức bón 120 kg N-80 kg P2O5- 50 kg K2O không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô trong việc duy trì sự phun râu như thông thường. Hai công thức bón với liều lượng cao hơn so với công thức đối chứng có thời gian phun râu tương đương so với công thức đối chứng.

Trọng lượng 1.000 hạt và trọng lượng bắp của hai công thức 3 và 4 cao hơn so với công thức đối chứng, nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Riêng với công thức bón NPK liều lượng thấp nhất (công thức 1), trong lượng 1.000 hạt và trọng lượng bắp đạt khá thấp so với các công thức còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng, liều lượng phân bón NPK có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của ngô.

Số liệu ở bảng 3.50 cũng cho thấy, có sự thay đổi đáng kể về năng suất ở các công thức. Năng suất hạt ở công thức 1 đạt thấp nhất (6,65 tấn/ha), thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Ở hai công thức bón NPK với liều lượng cao hơn so với công thức đối chứng, năng suất cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Trong nghiên cứu này, liều lượng N-P2O5-K2O: 120-80-50 và liều lượng bón thông thường N-P2O5-K2O: 150-90-60 là không đủ cho cây ngô sinh trưởng tối ưu để đạt năng suất cao.

Đối với yếu tố mật độ trồng

Chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức 1 và 3, cao hơn so với các công thức còn lại, nhưng chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng 2. Kết quả cũng cho thấy ở mật độ cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 4), chiều cao cây có tăng nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Thời gian phun râu có xu hướng tăng khi mật độ tăng. Ở các công thức trồng dày hơn so với công thức đối chứng, thời gian phun râu kéo dài (53 và 54 ngày) so với 50 ngày của công thức đối chứng, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở bảng 3.50 cũng chỉ ra rằng, trọng lượng 1.000 hạt ở các công thức trồng với mật độ 66.666 cây/ha nhưng với khoảng cách trồng khác nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai công thức đối chứng. Hai công thức trồng với mật độ dày hơn (80.000 cây/ha và 83.333 cây/ha) có trọng lượng 1.000 hạt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so các công thức còn lại.

Có sự biến động đối với chỉ tiêu trọng lượng bắp ở các công thức. Hai công thức trồng với mật độ dày hơn so với các công thức đối chứng có trọng lượng bắp khá thấp, đạt 201-209 g/bắp, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Điều này cho thấy, khi trồng với mật độ dày 80.000 cây/ha – 83.333 cây/ha, một số yếu tố cấu thành năng suất như trọng lượng bắp, trong lượng 100 hạt giảm đáng

kể so với mật độ trồng thông thường. Kết quả cũng cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về trọng lượng bắp giữa các công thức trồng ở mật độ 66.666 cây/ha với khoảng cách trồng 50 cm x 30 cm và công thức đối chứng 1 (57.142 cây/ha), cũng như giữa cộng thức trồng 66.666 cây/ha với khoảng cách 60 cm x 25 cm và công thức đối chứng 2 (66.666 cây/ha).

Đối với chỉ tiêu năng suất, kết quả cho thấy hai công thức trồng với mật độ 66.666 cây/ha nhưng với khoảng cách hàng hẹp hơn so với công thức đối chứng 2 có năng suất đạt (8,48 tấn/ha và 8,32 tấn/ha) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tất cả các công thức còn lại. Đối với công thức trồng dày (80.000 cây/ha) năng suất (7,57 tấn/ha) cao hơn so với năng suất của công thức đối chứng 2 (7,20 tấn/ha), nhưng thấp hơn so với công thức đối chứng 1(7,70 tấn/ha). Tuy nhiên, những sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Ở công thức trồng với mật độ 83.333 cây/ha, năng suất đạt thấp nhất (6,98 tấn/ha) thấp hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng 1 (mật độ 57.142 cây/ha) và tương đương so với công thức đối chứng 2 ( mật độ 66.666 cây/ha). Trong nghiên cứu này, khi tăng liều lượng NPK, năng suất tăng theo, nhưng ở liều lượng NPK cao nhất sự thay đổi về năng suất không có ý nghĩa. Đối với mật độ trồng, khi tăng mật độ hoặc thay đổi khoảng cách trồng tăng suất tăng lên, nhưng mật độ tăng cao hơn 80.000 cây/ha không có lợi cho việc tăng năng suất.

Bảng 3.50 Đặc điểm nông học và năng suất ngô lai ở các liều lượng phân bón NPK và mật độ trồng vụ Thu Đông muộn 2011 tại Châu Đức- Bà Rịa Vũng Tàu

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Thời gian phun râu (ngày) Trọng lượng 1.000 hạt (g) Trọng lượng bắp (g) Năng suất (tấn/ha) Phân bón NPK N-P2O5-K2O(kg/ha) 120 N-80 P2O5-50 K2O (Phân bón 1) 212b 109c 54a 285,5b 207,38b 6,65c 150 N-90 P2O5-60 K2O

(Phân bón 2-Đối chứng) 230a 120b 52b 295,2a 223,33a 7,73b 180 N-100 P2O5-70 K2O

(Phân bón 3) 233a 126ab 52b 296,7a 231,94a 8,20a 210 N-110 P2O5-80 K2O

(Phân bón 4) 236a 129a 52b 299,0a 230,27a 8,25a

CV (%) 6,0 8,5 4,3 3,1 5,9 9,3

Mật độ

50 cm x 30 cm (66.666 cây/ha)

(Mật độ 1)

232a 124b 51b 296,2a 238,66a 8,48a 60 cm x 25 cm

(66.666 cây/ha) (Mật độ 2)

229ab 124b 53a 296,0a 230,41ab 8,32a 50 cm x 25 cm (80.000 cây/ha) (Mật độ 3) 234a 126b 53a 289,0b 209,00c 7,57b 60 cm x 20 cm (83.333 cây/ha) (Mật độ 4)

228ab 133a 54a 288,3b 201,00c 6,98c 70 cm x 25 cm

(57.142cây/ha) (Mật độ 5 -ĐC 1)

225ab 110c 50b 296,4a 230,50ab 7,70b 75 cm x 20 cm

(66.666 cây/ha) (Mật độ 6-ĐC 2)

219b 110c 50b 299,5a 229,83b 7,20bc

CV(%) 6,0 8,5 4,3 3,1 5,9 9,3

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột được theo sau cùng một chữ cái là không khác biệt thống kê ở mức P < 0,05

Bảng 3.51. Ảnh hưởng của tương tác giữa liều lượng NPK và mật độ đến năng suất ngô Yếu tố Tương tác Năng suất (tấn/ha)

Phân bón 1 Phân bón 2 Phân bón 3 Phân bón 4

Mật độ 1 6,9ab 8,7a 9,4a 8,9a

Mật độ 2 7,4a 8,1ab 9,0a 8,8a

Mật độ 3 6,4ab 7,8ab 8,0b 8,1a

Mật độ 4 5,9b 6,7c 7,3b 8,0a

Mật độ 5(Đ/C1) 7,2ab 7,7abc 7,9b 8,0a

Mật độ 6 (Đ/C2) 6,1b 7,4bc 7,6b 7,7b

Kết quả bảng 3.51 cho thấy, có sự tương tác có ý nghĩa giữa yếu tố mật độ và liều lượng phân bón. Ở công thức phân bón 1, năng suất đạt cao nhất ở mật độ 2 ( 66.666 cây/ha, khoảng cách trồng 60 cm x 25 cm), khác biệt có ý nghĩa so với công thức đối chứng 2 ( mật độ 66.666 cây/ha, khoảng cách trồng 75 cm x 20 cm). Ở công thức phân bón 2, năng suất đạt cao nhất ở mật độ trồng 1 (66.666 cây/ha, khoảng cách trồng 50 cm x 30 cm), khác biệt có ý nghĩa so với công thức 4 (83.333 cây/ha, khoảng cách trồng 60 cm x 20 cm) và công thức đối chứng 2. Ở công thức phân bón 1 và 2, năng suất đạt cao ở mật độ 1 và 2, khác biệt có ý nghĩa so với các mật độ khác. Riêng đối với công thức phân bón 4, năng suất đạt cao tương đương ở hầu hết các mật độ trồng và công thức đối chứng 1 (mật độ 5), khác biệt có ý nghĩa so với công thức đối chứng 2 (mật độ 6). Tóm lại, kết quả phân tích tương tác giữa mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK cho thấy ở mật độ trồng 1 và 2 thì mức phân bón 2 và 3 đạt năng suất cao nhất.

Kết quả nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng và liều lượng phân bón NPK trên ngô cho thấy rằng, mật độ và phân bón NPK là những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất ngô. Đối với mật độ trồng, có thể duy trì mật độ 66.666 cây/ha như mật độ trồng hiện nay trong sản xuất nhưng thay đổi khoảng cách trồng bằng cách giảm khoảng cách hàng và tăng khoảng cách giữa các cây, hoặc gia

tăng mật độ cây lên đến 80.000 cây/ha để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở mật độ dày hơn 80.000 cây/ha ( 83.333 cây/ha – 100.000 cây/ha), cây sinh trưởng yếu và năng suất sẽ giảm so với mật độ trồng thông thường như hiện nay.

Đối với liều lượng phân bón NPK, kết quả nghiên cứu cho thấy cây ngô phản ứng rất tốt với phân bón NPK. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng khi gia tăng liều lượng bón. Tuy nhiên ở liều lượng NPK cao nhất là 210 kg N- 110 kg P2O5- 80 K2O, năng suất tăng không có ý nghĩa so với liều lượng NPK thấp hơn là 180 kg N- 100 kg P2O5- 70 K2O.

Đối với phân hữu cơ, năng suất có xu hướng tăng khi tăng liều lượng phân bón hữu cơ. Khi bổ sung 5 tấn/ha năng suất, năng suất tăng không có ý nghĩa so với không bón phân hữu cơ, nhưng năng suất tăng có ý nghĩa khi bón với liều lượng 10 tấn/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 155 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)