Nghiên cứu liều lượng NPK và giống ngô lai i) Thí nghiệm tại Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 145 - 151)

Đối với yếu tố chính (liều lượng NPK)

Số liệu ở bảng 3.45 cho thấy chiều cao cây biến động rất lớn giữa các mức phân bón và gia tăng khi tăng liều lượng bón NPK. Chiều cao cây ở các công thức 4, 5, 6 (223-235 cm) cao hơn có nghĩa so với các công thức 1, 2, 3 (173-194 cm). Tuy nhiên, chiều cao cây giữa các công thức trong mỗi nhóm này khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng, với liều lượng phân bón NPK ở các công thức 1, 2 và 3 không đủ cho sự sinh trưởng, phát triển của ngô để đạt năng suất cao.

Thời gian phun râu cũng khác nhau ở các mức bón. Ở mức bón thấp (công thức 1) thời gian kéo dài hơn (56 ngày) có ý nghĩa thống kê so với công thức 5 (50 ngày). Trong khi đó, thời gian phun râu ở các công thức còn lại khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sự gia tăng thời gian phun râu do cây thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm (N). Ảnh hưởng của việc thiếu đạm đối với ngô có ảnh hưởng tương tự với việc cây ngô bị hạn, điều này đã được kết luận từ những nghiên cứu trước đây của một số tác giả trên thế giới như Banziger và cộng sự, 1999; Boyer và Wetgate, 2004 [32], [44].

Trọng lượng 1.000 hạt giảm nhiều ở công thức 1 so với các công thức còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt khác biệt không có ý nghĩa ở các công thức 5, 6 và công thức đối chứng. Trọng lượng bắp gia tăng khi các mức bón NPK tăng, tuy nhiên, sự khác nhau về trọng lượng bắp ở các công thức 3, 4, 5 và 6 không có ý nghĩa thống kê. Trọng lượng bắp thấp nhất được ghi nhận ở công thức 1(181,83g), khác biệt có ý nghĩa so với các công thức 4, 5, 6. Đối với chỉ tiêu năng suất, kết quả cho thấy năng suất tăng khi tăng liều lượng bón NPK. Năng suất ngô ở các công thức bón với liều lượng thấp (công thức 1, 2, 3) thấp hơn có ý nghĩa so với công thức 5, 6. Ở các công thức bón NPK với liều lượng cao (công thức 5, 6) năng suất có chiều hướng gia tăng so với công thức đối chứng, nhưng chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa công thức 6 và công thức đối chứng.

Đối với yếu tố phụ (giống).

Các chỉ tiêu về nông học không khác nhau có ý nghĩa, mặc dù các chỉ tiêu này và năng suất của tổ hợp ngô lai VK1 x NK67-2 có xu thế cao hơn. Kết quả này khẳng định thêm về ưu thế của tổ hợp lai này về sinh trưởng, phát triển và năng suất đã được nghiên cứu ở nội dung trước.

Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón NPK ở Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy cây ngô đáp ứng khá tốt dinh dưỡng khoáng. Trong nghiên cứu này, với liều lượng phân bón NPK như hiện nay (công thức 4) là chưa đủ để đạt năng suất tối đa khi so sánh năng suất của công thức đối chứng với công thức 6. Tuy nhiên, việc tăng liều lượng bón cần phải tính đến hiệu quả kinh tế trong điều kiện giá phân bón tăng (hình 3.12)

Bảng 3.45 Đặc điểm nông học và năng suất ngô lai ở các liều lượng phân bón NPK trên hai giống vụ Thu Đông muộn 2011 tại Châu Đức- Bà Rịa Vũng Tàu

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Thời gian phun râu (ngày) Trọng lượng 1.000 hạt (g) Trọng lượng bắp (g) Năng suất (tấn/ha) Phân bón N-P2O5-K2O(kg/ha) 60 N-60 P2O5-30 K2O

(Công thức 1) 173c 89b 56a 256,7c 181,83c 5,49e 90 N-70 P2O5-40 K2O

(Công thức 2) 184bc 91b 53ab 270,0b 206,00bc 6,35d 120 N-80 P2O5-50 K2O

(Công thức 3) 194b 99b 52ab 272,0b 219,00ab 7,14c 150 N-90 P2O5-60 K2O

(Công thức 4-Đối chứng) 223a 117a 51ab 293,0a 231,00ab 7,80bc 180 N-100 P2O5-70 K2O

(Công thức 5) 233a 119a 50b 296,0a 235,00ab 8,42ab 210 N-110 P2O5-80 K2O

(Công thức 6) 235a 126a 51ab 301,0a 238,50a 8,55a

CV (%) 7,5 10,8 9,3 5,2 11,6 8,4

Giống

VK1 x NK67-2 205 107 51 292,4 222,67 7,52a

C. 919 208 106 53 290,4 214,44 7,06b

CV(%) 5,3 3,8 9,9 2,8 2,1 9,2

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột được theo sau cùng một chữ cái là không khác biệt thống kê ở mức P < 0,05

Hình 3.12: Năng suất hạt ở các liều lượng phân bón NPK và 2 giống ngô lai tại Bà Rịa Vũng Tàu

ii) Thí nghiệm tại Đắc Nông

Kết quả thí nghiệm ở Đắc Nông (bảng 3.46) có xu thế tương tự như kết quả ở Bà Rịa Vũng Tàu. Các đặc điểm nông học và năng suất gia tăng khi tăng liều lượng phân bón NPK. Tuy nhiên, khác biệt về khí hậu, thời tiết và tính chất đất của mỗi vùng nên một số chỉ tiêu trong kết quả của thí nghiệm này có thay đổi khác với thí nghiệm ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp gia tăng khi tăng liều lượng NPK và khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức bón NPK liều thượng thấp (công thức 1, 2, 3) và các công thức bón liều lượng cao (công thức 4, 5, 6). Khi tăng liều lượng bón so với công thức đối chứng, chiều cao có xu thế tăng nhưng không khác biệt có ý nghĩa. Thời gian phun râu của ngô ở các công thức biến động khoảng 57-61 ngày và sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê.

Trọng lượng 1.000 hạt đạt cao nhất ở công thức 6 (302,5g) nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với công thức 5 (298,0g) và công thức đối chứng (295,5g). Trọng lượng bắp tăng khi tăng lượng phân bón. Trọng lượng bắp ở công thức 5, 6 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức 1, 2, 3. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có khác biệt ý nghĩa ở hai công thức bón NPK liều lượng cao so với công thức đối chứng.

Năng suất hạt thay đổi đáng kể ở các công thức, năng suất thấp nhất ở công thức 1 khác biệt có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Năng suất tăng khi liều lượng bón tăng, tuy nhiên, khác biệt về năng suất có ý nghĩa so với công thức đối chứng được quan sát ở công thức bón với liều lượng cao nhất.

Đối với yếu tố phụ

Không thấy khác biệt có ý nghĩa đối với các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất giữa hai giống tham gia thí nghiệm. Năng suất tổng thể của tổ hợp lai VK1 x NK67-2 cao hơn có ý nghĩa so với giống C.919 (bảng 3.46).

Qua hai thí nghiệm về liều lượng phân bón NPK ở hai địa điểm khác nhau có thể nhận xét rằng, cây ngô đáp ứng rất tốt đối với dinh dưỡng khoáng NPK. Khi tăng liều lượng bón, các chỉ tiêu về nông học và năng suất tăng lên. Ở mức bón 180 N-100 P2O5-70 K2O, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng hơn so với công thức đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Ở mức bón 210 N- 110 P2O5-80 K2O các chỉ tiêu về nông học và năng suất đạt cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng, nhưng các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giữa hai công thức bón liều lượng cao 180 N-100 P2O5-70 K2O và 210 N-110 P2O5-80 K2O không khác biệt có ý nghĩa (hình 3.17)

Hình 3.17: Năng suất hạt ở các liều lượng phân bón NPK và 2 giống ngô lai tại Đắc Nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.46 Đặc điểm nông học và năng suất của giống ngô lai ở các liều lượng phân bón vụ Thu Đông muộn 2011 tại huyện Cư Jut, tỉnh Đắc Nông

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Thời gian phun râu (ngày) Trọng lượng 1000 hạt (g) Trọng lượng bắp (g) Năng suất (tấn/ha) Phân bón N-P2O5-K2O(kg/ha) 60 N-60 P2O5-30 K2O (Công thức 1) 176c 92c 61 264,5d 189,00c 5,97e 90 N-70 P2O5-40 K2O (Công thức 2) 185bc 97bc 60 271,0cd 212,50bc 6,55cd 120 N-80 P2O5-50 K2O (Công thức 3) 199b 106b 60 285,0bc 222,17ab 7,15c 150 N-90 P2O5-60 K2O (Công thức 4-Đối chứng)

224a 119a 59 295,5ab 234,50ab 7,95bc 180 N-100 P2O5-70 K2O

(Công thức 5) 236a 124a 57 298,0ab 239,83a 8,67ab 210 N-110 P2O5-80 K2O

(Công thức 6) 238a 126a 58 302,5a 240,50a 8,85a

CV (%) 7,4 9,1 8,7 5,2 9,5 10,2 LSD (0,05) 18,66 12,06 6,17 1,72 25,53 0,93 Giống VK1 x NK67-2 208 111 59 275,3 226,83 7,73 C. 919 211 110 60 273,5 217,67 7,31 CV(%) 4,4 4,4 9,5 6,5 10,1 10,3

Ghi chú: Các giá trị được theo sau cùng một chữ cái là không khác biệt thống kê ở mức P < 0,05 Hiệu quả kinh tế đối với việc sử dụng các liều lượng phân khoáng khác nhau theo từng vùng (bảng 3.47). Tại Bà Rịa Vũng Tàu, khi tăng liều lượng phân bón NPK thì năng suất tăng. Kết quả thảo luận trước đó cho thấy, với liều lượng phân bón NPK cao nhất (210 N-110 P2O5-80 K2O) thì năng suất tăng có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Tuy nhiên, khi phân tích hiệu quả kinh tế, tỷ suất lợi nhuận biên khi sử dụng liều lượng này chỉ đạt 1,7 lần. Đây là giá trị khá thấp để khuyến cáo áp dụng một kỹ thuật mới. Như vậy, với liều lượng 180 N-100 P2O5-70 K2O có lẽ là phù hợp cho việc khuyến cáo vì giá trị của tỷ suất lợi nhuận biên là 2,8.

Tại Đắc Nông, giá trị của tỷ suất lợi nhuận biên là có gia tăng ở công thức bón với liều lượng NPK cao, nhưng ngưỡng kinh tế nhất là khi sử dụng 180 N-100 P2O5- 70 K2O. Kết hợp với kết quả đã nhận xét trước đó trong nghiên cứu này, có thể thấy rằng tăng bón phân khoáng kéo theo việc gia tăng năng suất. Mức độ tối ưu để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nằm trong khoảng 150 N-90 P2O5-60 K2O đến 180 N-100 P2O5-70 K2O.

Bảng 3.47 Hiệu quả kinh tế đối với các liều lượng NPK. Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

Công thức Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (đồng) Chi phí phân bón (đồng) Tăng thu (đồng) Tăng chi (đồng) Tỷ suất lợi

nhuận biên ấn/ha) Bà Rịa Vũng Tàu 120 N-80 P2O5-50 K2O (Công thức 3) 7,14 42.840 6.761,9 -3.960 -1.313,1 - 150 N-90 P2O5-60 K2O (Công thức 4-Đối chứng) 7,80 46.800 8.075 - - - 180 N-100 P2O5-70 K2O (Công thức 5) 8,42 50.520 9.368,1 3.720 1.293,1 2,8 210 N-110 P2O5-80 K2O (Công thức 6) 8,55 51.300 10.653,9 4.500 2.578,9 1,7 Đắc Nông 120 N-80 P2O5-50 K2O (Công thức 3) 7,15 42.900 6.761,9 -4.800 -1.313,1 - 150 N-90 P2O5-60 K2O (Công thức 4-Đối chứng) 7,95 47.700 8.075 - - - 180 N-100 P2O5-70 K2O (Công thức 5) 8,67 52.020 9.368,1 4.320 1.293,1 3,3 210 N-110 P2O5-80 K2O (Công thức 6) 8,85 53.100 10.653,9 5.400 2.578,9 2,0 Ghi chú: Tăng thu = Tổng thu của công thức – tổng thu của công thức đối chứng

Tăng chi = Chi phí phân bón của công thức – chi phí phân bón của công thức đối chứng Tỷ số lợi nhuận biên = Tăng thu/tăng chi

Giá phân bón: Urea: 11.500 đồng/kg; DAP: 20.000 đồng/kg; KCl: 12.800 đồng/kg Giá bán ngô: 6.000 đồng/kg hạt khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 145 - 151)