KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 162 - 164)

i) Thí nghiệm tại Bà RịaVũng Tàu Đối với yếu chính ( liều lượng NPK)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1 Kết luận

 Nguồn vật liệu khởi đầu gồm 62 dòng ngô thuần rất đa dạng về đặc điểm sinh trưởng, năng suất cũng như khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con. Một số dòng thuần có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con và một số dòng hồi giao được chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử hình thành nên tổ hợp lai cũng có biểu hiện chịu hạn ở giai đoạn sau.

 Dựa vào chỉ thị phân tử, các dòng ngô thuần được phân thành 4 nhóm với khoảng cách tương đồng là 0,16. Một số tổ hợp lai được phát triển từ những dòng thuần khác nhóm có năng suất cao và ổn định qua hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ bình quân từ 47-51 ngày, thời gian sinh trưởng là 92-93 ngày, thuộc nhóm ngô chín sớm.

 Các tổ hợp lai VK1 x NK67-2, VE8 x BC3F3-26 thể hiện tính thích nghi và ổn định về năng suất ở các địa điểm khác nhau và có khả năng chịu hạn tốt hơn so với hai giống đối chứng V98-1 và C.919 là những giống lai đơn ngắn ngày, đặc biệt là giống C.919 được trồng phổ biến ở một số tỉnh phía Nam.  Khoảng cách giữa các hàng ngô 50 – 60 cm và khoảng cách giữa các cây 25-

30 cm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Về mật độ cây/ha, có thể gia tăng lên đến 80.000 cây/ha để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trong thực tiễn canh tác ở các tỉnh phía Nam, mật độ tăng trên 80.000 cây/ha năng suất sẽ giảm.

 Liều lượng NPK phù hợp cho việc canh tác ngô đạt năng suất cao là 150 – 180 kg N+ 90-100 kg P2O5 + 60-70 kg K2O/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Bổ sung 5-10 tấn phân chuồng làm tăng năng suất ngô rõ rệt đồng thời giảm lượng phân NPK vẫn duy trì năng suất tối ưu.

 Năng suất bình quân của tổ hợp lai VK1 x NK 67-2 (giống MN-1) trong tất cả các điểm khảo nghiệm ở hai vùng đạt 6,43 tấn/ha so với 6,04 tấn/ha của giống C.919 trong vụ Thu Đông 2011 và đạt năng suất bình quân 7,68

tấn/ha, so với 7,38 tấn/ha của giống đối chứng C.919 trong vụ Đông Xuân 2011-2012.

2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu thêm một số biện pháp canh tác cho các giống ngô mới - Ứng dụng khoảng cách hàng, mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK

trong nghiên cứu này để phát triển các giống mới lai tạo trên các vùng sinh thái khác nhau theo hướng thâm canh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 162 - 164)