Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của các tổ hợp ưu tú trong vụ Thu Đông và Thu Đông muộn năm 2011 làm dữ liệu để phân tích tương tác giữa gen và môi trường. Trong đó, mùa vụ khác nhau (Thu Đông và Thu Đông muộn) và địa điểm khác nhau (Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu) được xem là những môi trường khác nhau để phân tích. Như vậy, bảy môi trường để phân tích gồm có: Đồng Nai vụ Thu Đông (ký hiệu là DN1), Đồng Nai vụ Thu Đông muộn (ký hiệu là DN2), Bà Rịa-Vũng Tàu vụ Thu Đông (ký hiệu là BRVT1), Bà Rịa-Vũng tàu vụ Thu Đông muộn (ký hiệu là BRVT2), Đắc Lắc vụ Thu Đông (ký hiệu là Dlac1), Đắc Lắc vụ Thu Đông muộn (ký hiệu là Dlac2) và Đắc Nông vụ Thu Đông (ký hiệu là Dnong).
Kết quả phân tích ANOVA đánh giá năng suất ngô qua 7 trường (DN1, BRVT1, Dlac1, Dnong, Dlac2, DN2, BRVT2) được trình bày ở Bảng 3.38. Kết quả ghi nhận các diễn biến năng suất cho thấy rằng: phép thử F có ý nghĩa thống kê ở mức P< 0,01 về giả thuyết tuyến tính của môi trường, giống, giống tương tác với môi trường.
Bảng 3.38: Phân tích ANOVA trên 7 điểm thí nghiệm theo mô hình Additive Nguồn Độ tự do Tổng BP Trung bình BP F tính F bảng Giống 16 22,84 1,43 7,15** 2,92 Môi trường 6 189,80 31,63 158,15** 3,70 Sai số 96 19,70 0,20 Tổng 118 232,34 Ghi chú: BP: Bình phương
Xét về năng suất của từng tổ hợp lai qua từng địa diểm khảo nghiệm cho thấy tổ hợp lai VK1 x D11 biểu hiện năng suất cao nhất tại điểm DN2 và BRVT2 (8,63 và
8,46 tấn/ha), nhưng cho năng suất thấp nhất tại điểm Dlac2 (4,2 tấn/ha), trong khi các tổ hợp lai khác đều biểu hiện năng suất cao tại hai điểm này. Tuy nhiên, đối với một số tổ hợp lai VK1 x NK67-2, D12 x D1, VK1 x 30D-2, VE8 x BC3F3-1 và VE8 x BC3F3-26 cho năng suất khá cao tại 3 điểm BRVT1, Dlac1, Dnong. Giống đối chứng P.30Y87 cũng có chung xu hướng này.
So sánh năng suất của từng tổ hợp lai trên từng môi trường làm cơ sở cho việc sử dụng chỉ số môi trường (Ij) biểu trưng cho từng địa điểm. Trên giản đồ, tương tác giữa kiểu gen và môi trường với thứ tự môi trường từ kém thuận lợi đến thuận lợi như sau: Dlac2 < BRVT1 < DN1 < Dlac1 < BRVT2 < Dnong < DN2 nằm trên trục Ij với giá trị theo thứ tự: -2,8963 < -0,27807 < -0,05277 < 0,624874 < 0,703109 < 0,887227 < 1,011933 (Bảng 3.39).
Bảng 3.39: Chỉ số môi trường của 14 tổ hợp lai và 3 giống đối chứng
Giống NSTB
(T/ha)
DN1 BRVT1 Dlac1 Dnong Dlac2 DN2 BRVT2
VK1 x D11 6,73 7,13 7,73 7,97 4,20 8,63 8,46 7,26 b-e VK1xNK67-2 7,61 7,88 8,00 8,47 5,18 9,86 8,48 7,93 a V98-1 (Đ/C) 6,10 5,70 7,12 6,98 3,77 8,19 6,87 6,39 g D12 x D1 7,54 8.,10 8,12 8,41 5,14 8,18 8,19 7,67 a-d P.30Y87 (Đ/C) 7,68 7,68 8,29 8,55 5,27 9,78 8,04 7,90 a VK1 x 30D-2 6,96 6,90 8,18 8,24 3,87 8,26 7,88 7,18 c-f C919 (Đ/C) 6,23 6,72 7,29 7,91 3,42 7,78 7,71 6,72 e-g D12 x VE8 7,40 6,61 7,87 8,10 4,00 7,25 8,76 7,14 c-f D12 x L22-2 7,11 5,77 7,62 7,93 3,61 6,64 7,47 6,59 fg D1 x TB61 7,65 7,40 8,48 8,73 5,06 8,21 8,13 7,67 a-d D1 x BC3F3-6 6,55 6,66 7,50 7,82 4,60 8,24 8,11 7,07 def D1 x BC3F3-14 7,00 6,14 7,68 7,94 4,52 8,31 8,35 7,13 c-f D1 x BC3F3-28 7,10 6,40 7,85 8,10 4.61 7,97 8,20 7,18 c-f M65 x VK1 7,86 7,00 7,99 8,32 4,33 7,76 6,41 7,10 def VE8 x BC3F3-1 7,68 8,12 8,55 8,90 3,47 9,10 8,66 7,78 ab VE8xBC3F3-26 7,61 7,80 8,40 8,40 5,16 8,70 7,84 7,70 abc D12 x 30D-1 7,84 6,81 7,50 7,86 4,10 7,89 7,94 7,13 c-f NSTB (tấn/ha) 7,21 6,99 7,89 8,15 4,37 8,28 7,97 Ij -0,0527 -0,2780 0,6248 0,8872 -2,8963 1,0119 0,7031
Phân nhóm các tổ hợp lai theo môi trường khảo nghiệm (hình 3.9)
Kết quả phân nhóm môi trường cho thấy, ở mức 0,9 có thể chia thành 2 nhóm lớn A, B với các mức năng suất biểu hiện tương đương nhau cùng nằm trong nhóm. Nhóm A gồm 6 tổ hợp lai VK1 x NK67-2, D12 x D1, D1 x TB61, VE8 x BC3F3-1, VE8 x BC3F3-26 và giống đối chứng P.30Y87 với năng suất thể hiện cao nhất (năng suất thay đổi xung quanh khoảng 7,6 đến 7,9 tấn/ha).
Nhóm B: gồm các tổ hợp lai còn lại và hai giống đối chứng C.919, V98-1 với năng suất ở mức trung bình khá (Năng suất từ 6,5 tấn/ha đến 7,2 tấn/ha).
Hình 3.9: Phân nhóm các tổ hợp lai theo môi trường khảo nghiệm ngoài đồng Phân nhóm các môi trường khảo nghiệm
Ở mức 0,73 môi trường có thể được chia thành 3 nhóm khác nhau (hình 3.10) Nhóm I chỉ gồm duy nhất điểm Dlac2 nằm riêng rẽ trên trục với năng suất thấp nhất (4,37 tấn/ha).
Nhóm II gồm 4 điểm: Dlac1, BRVT2, Dnong, DN2. Tại các điểm này, năng suất của các tổ hợp lai biểu hiện trung bình cao và tương đối gần nhau tại các điểm nên các địa điểm này được xếp chung nhóm với năng suất trung bình biến động từ 7,89 tấn/ha đến 8,28 tấn/ha.
Nhóm III gồm hai môi trường BRVT1 và DN1, tại hai điểm này các giống cũng biểu hiện năng suất khá trung bình từ 6,99 tấn/ha đến 7,21 tấn/ha.
A
Hình 3.10: Phân nhóm các môi trường trong nghiên cứu tương tác G x E Phân tích mối tương tác giữa gen và môi trường qua giản đồ BIPLOT
Phân tích qua giản đồ BIPLOT nhận thấy, trên giản đồ qua cả 7 môi trường, các tổ hợp lai VK1 x 30D-2, D1 x BC3F3-14, D12 x D1, D1 x TB61, D1 x BC3F3- 28 và D12 x 30D-1 tập trung rất gần trục trung tâm của giản đồ. Do đó, các tổ hợp này có xu hướng thích nghi hơn với tất cả các môi trường khảo nghiệm, với năng suất từ 7,18 tấn/ha đến 7,78 tấn/ha. Các tổ hợp lai VK1 x NK67-2 và giống đối chứng V98-1 phân tán gần trục DN2 và năng suất biểu hiện rất cao tại vùng này là 9,86 tấn/ha và 8,19 tấn/ha theo thứ tự. Tổ hợp lai VE8 x BC3F3-26 thích hợp với vùng Dlac2. Ngoài ra giống đối chứng P.30Y87 thích nghi với cả 2 vùng BRVT1 và DN2, tổ hợp lai VK1 x D11 thích nghi với vùng BRVT1 và BRVT2. Hai tổ hợp lai D12 x VE8 và D12 x L22-2 phân tán khá xa so với trục và các điểm khảo nghiệm vì vậy, hai tổ hợp lai này không thích nghi với các môi trường đánh giá (hình 3.11).