Nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp tại Bà RịaVũng Tàu Đối với yếu tố mật độ trồng (yếu tố chính)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 136 - 139)

Đối với yếu tố mật độ trồng (yếu tố chính)

Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ở Bà Rịa-Vũng Tàu (bảng 3.42) cho thấy, đối với chỉ tiêu chiều cao cây biến động ở các công thức với xu thế chung là mật độ càng dày thì chiều cao cây càng cao. Xét về khía cạnh số cây/ha, các công thức trồng với mật độ từ 80.000 cây/ha đến 100.000 cây/ha có chiều cao cao nhất đạt 233 cm đến 243 cm, tuy nhiên, chỉ có công thức trồng 100.000 cây/ha là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai công thức đối chứng và các công thức khác. Xét về khía cạnh khoảng cách hàng và khoảng cách cây, không có sự khác biệt rõ ràng về chiều cao giữa các khoảng cách trồng 50 cm, 60 cm và 70 cm, tuy nhiên, ở mật độ trồng trung bình (thấp hơn 80.000 cây/ha) thì chiều cao cây có xu thế giảm khi tăng khoảng cách giữa các cây. Kết quả này cho thấy rằng, chiều cao cây bị ảnh hưởng bởi số cây/đơn vị diện tích hơn là khoảng cách trồng.

Chỉ tiêu về chiều cao đóng bắp cũng có xu thế tương tự và liên quan chặt chẽ với yếu tố chiều cao cây. Thời gian phun râu thay đổi rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa các công thức, ở mật độ cao 100.000 cây/ha, thời gian phun râu chậm hơn so với các công thức còn lại, kéo dài đến 56 ngày, trong khi hai công thức đối chứng và các công thức khác có thời gian phun râu từ 51-55 ngày. Khi trồng ở mật độ cao, sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng sẽ mạnh mẽ hơn giữa các cây trồng, tạo nên một áp lực lớn về môi trường bất lợi xung quanh các cây dẫn đến sự phun râu chậm hơn. Kết

quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Quý Kha, 2005 [9] về việc chọn lọc dòng chịu hạn bằng phương pháp trồng với mật độ cao.

Bảng 3.42 Đặc điểm nông học và năng suất của giống ngô lai ở các mật độ vụ Thu Đông muộn 2011 tại Châu Đức- Bà Rịa Vũng Tàu

Công thức Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Thời gian phun râu (ngày) Trọng lượng 1.000 hạt (g) Trọng lượng bắp (g) Năng suất (tấn/ha) Khoảng cách (Số cây/ha) 50 cm x 20 cm

(100.000 cây/ha) 243a 133a 56a 260,7e 184,33c 5,59d 50 cm x 25 cm

(80.000 cây/ha) 233ab 119b 54abc 288,0c 228,33b 8,15ab 50 cm x 30 cm

(66.666 cây/ha) 216 cd 105c 52bc 303,8ab 239,83a 8,44a 60 cm x 20 cm

(83.333 cây/ha) 235ab 126ab 55ab 296,3bc 230,33b 8,00ab 60 cm x 25 cm

(66.666 cây/ha) 204de 99cd 52bc 279,5d 234,50a 8,40a 60 cm x 30 cm

(55.555 cây/ha) 196e 91d 53abc 293,2bc 248,83a 7,70ab 70 cm x 20 cm

(71.428 cây/ha) 227bc 131a 52bc 296,2bc 229,50b 7,74ab 70 cm x 25 cm (Đ/C)

(57.142 cây/ha ) 213cd 106c 52bc 31,08a 254,17a 7,59b 70 cm x 30 cm

(47.619 cây/ha) 196e 89d 51c 302,3ab 238,67a 6,55c 75 cm x 20 cm (Đ/C) (66.666 cây/ha) 223bc 117b 51c 295,7bc 241,83a 7,41b CV (%) 6,0 8,2 5,4 3,7 8,3 8,6 Giống VK1 x NK67-2 218 111 52 295,0 236,03 7,78a C. 919 219 111 53 290,3 234,03 7,34b CV(%) 5,3 4,8 7,7 1,8 2,9 12,3

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột được theo sau cùng một chữ cái là không khác biệt thống kê ở mức P < 0,05

Hai yếu tố có liên quan nhiều đến năng suất hạt là trọng lượng 1.000 hạt và trọng lượng bắp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trọng lượng 1.000 hạt ở công thức trồng với mật độ 100.000 cây/ha thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các công thức khác. Trọng lượng 1.000 hạt cao nhất ở các công thức đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại, trừ công thức trồng ở mật độ 66.666 cây/ha với khoảng cách 50 cm x 30 cm. Chỉ tiêu trọng lượng bắp cũng có xu thế tương tự, nghĩa là với mật độ 100.000 cây/ha, bắp thu được rất nhỏ, chỉ đạt 184,33 g/bắp khác biệt có ý nghĩa so với các công thức khác. Nhìn chung, trọng lượng bắp giảm khi tăng mật độ trồng, đặc biệt là ở các mật độ trồng dày.

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá về giống cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động lên cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, có sự biến động đáng kể đối với chỉ tiêu năng suất ở các mật độ trồng khác nhau. Xét theo khía cạnh số cây/ha, năng suất thấp nhất ở công thức trồng 100.000 cây/ha (5,59 tấn/ha) kế đến là công thức trồng thưa nhất 47.619 cây/ha (6,55 tấn/ha) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Ở các mật độ trồng dày hơn hai công thức đối chứng là 71.428 cây/ha; 80.000 cây/ha và 83.333 cây/ha năng suất có xu hướng cao hơn so với hai công thức đối chứng, tuy nhiên không có sự sai biệt về thống kê. Xét theo khía cạnh khoảng cách hàng, cùng mật độ 66.666 cây/ha nhưng trồng với khoảng cách hàng hẹp hơn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng khoảng cách giữa các cây thì sẽ cho năng suất cao hơn. Ở khoảng cách hàng 50 cm x 30 cm (66.666 cây/ha) năng suất đạt 8,44 tấn/ha, ở khoảng cách hàng 60 cm x 25 cm (66.666 cây/ha), năng suất đạt 8,40 tấn/ha cao hơn có ý nghĩa thống kê so với khoảng cách hàng 75 cm x 20 cm (66.666 cây/ha) năng suất chỉ đạt 7,41 tấn/ha. Như vậy, với mật độ 66.666 cây/ha, nhưng trồng với khoảng cách hàng hẹp hơn và tăng khoảng cách giữa các cây lên 25-30 cm thì năng suất sẽ đạt cao hơn so với trồng theo khoảng cách thông thường. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng, xu thế chung là khi tăng mật độ, năng suất hạt cũng tăng dần. Tuy nhiên ở nghiên cứu này, ở mật độ 100.000 cây/ha năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giảm mạnh so với các công thức đối chứng. Kết quả này cũng phù hợp với kết

luận của Phan Xuân Hào, (2007)[8] khi nghiên cứu biện pháp tăng năng suất ngô bằng biện pháp thu hẹp khoảng cách hàng.

Đối với yếu tố giống (yếu tố phụ)

Các yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp lai VK1 x NK67-2 có xu hướng tăng cao so với giống đối chứng C.919, tuy nhiên không có sự khác biệt về thống kê. Năng suất của tổ hợp lai VK1 x NK67-2 đạt 7,78 tấn/ha cao hơn có ý nghĩa so với giống C.919 (7,34 tấn/ha). Kết quả này cho thấy rằng, tổ hợp lai VK1 x NK67-2 chống chịu tốt với áp lực khi trồng dày hơn vì tổ hợp lai này có khả năng chống chịu với điều kiện hạn tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 136 - 139)