Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 54)

- Nguồn vật liệu bố mẹ được thu thập từ ngân hàng gen của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và CIMMYT, bao gồm 62 dòng thuần dùng trong thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chịu hạn giai đoạn cây con và phân tích đa dạng di truyền. Trong số 62 dòng đó, hai dòng D12 và VE8 có khả năng kết hợp và các đặc tính nông học rất tốt nhưng khả năng chịu hạn kém và hai dòng DF2, CML 161 có khả năng chịu hạn khá tốt được dùng như là những dòng đối chứng. Phả hệ của 62 dòng thuần dùng trong nghiên cứu đặc điểm nông học, khả năng chịu hạn giai đoạn cây con và phân tích đa dạng di truyền dựa vào chỉ thị phân tử được trình bày ở phụ lục 1.

- Các dòng hồi giao (backcross) mang gene chịu hạn được chọn nhờ vào chỉ thị phân tử bao gồm: BC3F3-1, BC3F3-2, BC3F3-4, BC3F3-6, BC3F3-13, BC3F3-14, BC3F3-18, BC3F3-20, BC3F3-22, BC3F3-26, BC3F3-28 BC3F3-29. Các dòng hồi giao này là kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài “ chọn tạo giống ngô chịu hạn bằng chỉ thị phân tử kết hợp với phương pháp truyển thống” được sử dụng làm dòng bố để phát triển các tổ hợp lai có mang gene chịu hạn.

- Các tổ hợp ngô lai hình thành từ sự lai tạo giữa các dòng thuần dựa trên cơ sở đánh giá đa dạng di truyền, khả năng chịu hạn và trên cơ sở các dòng được chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử.

- Phân bón vô cơ Urea (46% N), DAP ( 18% N-46% P2O5) và KCl (60% K2O). - Phân bò hoai.

- Các công thức phân bón NPK và các mật độ trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 54)