Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất tập đoàn 62 dòng ngô thuần trong vụ Thu Đông năm 2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 57 - 58)

trong vụ Thu Đông năm 2009.

Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng, kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần lặp lại theo hướng dẫn của Gomez và Gomez, 1984[90]. Mỗi dòng được trồng được trồng 2 hàng trong ô có chiều dài 5m, khoảng cách giữa các hàng là 70 cm. Lượng phân bón được áp dụng cho thí nghiệm là 140 kg N, 90 kg P205 và 60 kg K20/ha

Các chỉ tiêu được thu thập theo phương pháp của CIMMYT, 1985 [60] và quy phạm khảo nghiệm giống ngô10 TCN 341-2006 [5] như sau:

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Ghi nhận số ngày từ khi gieo đến khi có trên 75% số cây trong ô có lá bi khô hoặc chân hạt có điểm đen.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến phân nhánh đầu tiên của bông cờ của 5 cây được chọn ngẫu nhiên vào giai đoạn chín sữa

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 bắp hữu hiệu phía dưới cây sau khi đã lột sạch vỏ bi.

- ASI (ngày): Thời gian tung phấn – thời gian trổ cờ. Ngày tung phấn được xác định khi có trên 50% số cây trên ô có hoa nở được 1/3 trục chính, ngày phun râu được xác định khi có trên 50% số cây trên ô có râu nhú dài từ 2-3 cm.

- Khối lượng 1.000 hạt (g). Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở ẩm độ 14% bằng cân điện tử sau đó quy khối lượng về 1.000 hạt. Đo ẩm độ hạt bằng máy Kett Grainer PM 400.

Trọng lượng bắp x tỷ lệ hạt/bắp x (100-A) Năng suất thực thu (tấn/ha) = ---

2.4.1.3 Đánh giá đặc điểm nông học, năng suất và khả năng chịu hạn của tập đoàn 62 dòng ngô thuần ở hai chế độ tưới đủ nước và tạo hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 57 - 58)