Các chỉ tiêu được thu thập theo hướng dẫn của CIMMYT, 1985 [60] và quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN 341-2006 [5]
i) Phân bón và kỹ thuật bón phân: áp dụng theo quy trình canh tác ngô của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Bón lót: toàn bộ DAP lúc gieo hạt, bón theo hàng, ở giữa hai hốc gieo.
Bón thúc 1: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 10-15 ngày sau gieo. Chú ý trộn đều hai loại phân Urea và KCl để bón. Rạch hàng dọc theo một bên của hàng ngô , bón phân sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc.
Bón thúc 2: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 25-30 ngày sau gieo. Rạch hàng dọc theo bên ngược lại so với lần bón thúc 1 của hàng ngô , bón phân sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc.
Bón thúc 3: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 40-45 ngày sau gieo. Trộn đều hai loại phân Urea và KCl và rãi vào giữa dọc theo hai ngô. Chú ý tưới đủ ẩm trước khi bón phân.
ii) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Thời gian sinh trưởng
- Thời gian phun râu (ngày): Ghi nhận số ngày từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô có râu nhú dài từ 2-3 cm.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Ghi nhận số ngày từ khi gieo đến khi có trên 75% số cây trong ô có lá bi khô hoặc chân hạt có điểm đen.
* Chỉ tiêu về hình thái
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ của 5 cây được chọn ngẫu nhiên vào giai đoạn sau phun râu 3 tuần.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu phía trên của 5 cây được chọn ngẫu nhiên vào giai đoạn sau phun râu 3 tuần.
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Trọng lượng bắp/ô (kg): Cân toàn bộ bắp trên ô đã lột sạch vỏ bi.
- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Cân 10 bắp sau đó tách hạt, cân phần hạt để tính tính tỷ lệ - Ẩm độ hạt (%): Đo bằng máy Kett PM400.
Trọng lượng bắp x tỷ lệ hạt/bắp x (100-A0) - Năng suất thực thu (tấn/ha) = --- 10 x diện tích ô x (100– 14)
Trong đó, A0
là ẩm độ thực tế của hạt khi thu hoạch được đo bằng máy Kett Grainer PM400.