Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 38 - 39)

Trong số các loại cây trồng nông nghiệp chủ lực, ngô có thể là một cây trồng thể hiện những gia tăng lớn nhất về năng suất trong năm mươi năm qua (Russell, 1991)[153]. Sự gia tăng về năng suất hạt trên ngô là do tập quán sản xuất được cải thiện, chẳng hạn như độ màu mỡ của đất cao hơn, kiểm soát cỏ dại tốt hơn, mật độ cây trồng tăng và khoảng cách hàng hẹp cùng với việc sử dụng các giống ưu thế lai (Tollenaar và cộng sự, 1994) [172]. Cải thiện năng suất hạt của các giống ngô lai kết hợp với việc tăng tính chống chịu đối với mật độ trồng cao là một biện pháp gia tăng tính chống chịu đối với điều kiện bất lợi của thời tiết (Tollenaar và cộng sự, 1997) [173]. Những cải thiện về năng suất ngô trong 75-80 năm qua là do những thành tựu về di truyền chọn giống và do áp dụng các kỹ thuật quản lý nông học tiên tiến trong sản xuất. Trong đó, di truyền chọn giống đóng góp 50-70% trong việc cải

thiện năng suất và 30-50% được quyết định bởi kỹ thuật quản lý nông học (Duvick, 2001) [72]. Những kỹ thuật quản lý này bao gồm việc kiểm soát dịch hại, kỹ thuật bón phân và biện pháp làm đất cộng với việc gieo trồng sớm ở mật độ cao (Duvick, 2001; Tollenaar và Lee, 2002; Kucharik, 2008)[72], [174], [106].

Nếu như trước đây tiến bộ đạt được trong việc cải thiện năng suất ngô là dựa trên xu thế tuyến tính đơn thì ngày nay, các tiến bộ trong sản xuất ngô phải dựa trên tất cả các khía cạnh cải thiện cây trồng bao gồm di truyền phân tử, sinh lý-sinh thái học và hệ thống cây trồng (Christopher và cộng sự, 2009)[58].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh phía nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)