- Nguồn: Kho bạc Nhà nướcBNN, HOSE, HN X SGDCK TP Hồ Chí
HUY ĐỘNG (tỷ đồng)
(tỷ đồng) KỲ HẠN (năm) LÃI SUẤT (%/năm) TỶ LỆ HOÀN THÀNH HT/KH (%) 1999 4.496 5 10,00 113 2003 2.580 5 8,00 129 2005 2.816,566 5 8,20 103 Cộng 9.892,566
chất, chi phí vận động, truyền thông không nhỏ,... đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả phát hành; (ii). Việc giải ngân nguồn vốn CTXDTQ còn chậm, cóòn tình trạng vốn chờ công trình, cùng với diễn biến lạm phát (giá nguyên vật liệu đầu vào của các công trình tăng cao) đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này; (iii) Quy trình phát hành, quản lý, thanh toán còn khá thủ công, chưa thực sự thuận lợi cho người dân khi công trái đến hạn thanh toán. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn CTXDTQ, tạo lập lòng tin cho các tầng lớp dân cư, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, cần tiếp tục duy trì kênh huy động này, đồng thời nghiên cứu, thời khắc phục những vướng mắc, tồn tại qua các đợt phát hành CTXDTQ trong trong thời gian qua.
2.1.1.7. Phát hành TPCP cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Trong những năm gần đây, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh việc đảm bảo ổn định, chống lại các nguy cơ rủi ro, thị trường bảo hiểm còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ngoài việc đảm bảo về vấn đề an sinh xã hội cho người lao động còn là một kênh cung ứng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 02/01/2003 về quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội, hầu hết nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ được phân bổ vào các hạng mục như: Cho Ngân sách Nhà nướcNhà nước vay để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; cho Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là NHPT Việt Nam - VDB), Ngân hàng Đầu tư phát triển vay theo chỉ định của Chính phủ; cho vay ngắn hạn và trung hạn đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh; tham gia vào đấu thầu trái phiếu Kho bạc; mua kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân hàng thương mại phát hành; mua công trái xây dựng Tổ quốc; số dư còn lại của Quỹ Bảo hiểm xã hội gửi tại hai tài khoản tiền gửi của KBNN, NHNNo&PTNT và được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Thống kê cho thấy, hơn 90% nguồn quỹ nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội được phân phối cho các tổ chức tài chính của Nhà nướcNhà nước.
Về nguyên lý thị trường, Bảo hiểm xã hội là nguồn cung ứng vốn đầu tư trung và dài hạn cho thị trường vốn, là cơ sở để thành lập các quỹ đầu tư trái phiếu. Thị trường Việt Nam mới chỉ có duy nhất Quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nướcNhà nước, hoạt động còn gắn nhiều với NSNN và ít tính thị trường. Các quỹ bảo hiểm xã hội khác của các thành phần kinh tế (như quỹ hưu trí) chưa được thành lập nên chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực này. Kể từ năm 2003, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) triển khai và thực hiện việc phát hành TPCP cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN), kết quả cụ thể như sau.
:
Bảng số: 2.8