Các tổ chức tài chính trung gian

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu của Luận án

1.2.2.2. Các tổ chức tài chính trung gian

Khác với các thị trường khácphổ thông, ; thị trường TPCP muốn hoạt động được ngoài việc tham gia của chủ thể phát hành và nhà đầu tư ra thì luôn tồn tại chủ thể thứ ba đó là các tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian là người đứng ra kết nối các hoạt động mua, bán, trao đổi giữa chủ thể phát hành và nhà đầu tư; giữa các nhà đầu tư với nhau. Các tổ chức trung gian trên thị trường TPCP bao gồm:

- Thứ nhất, tổ chức bảo lãnh, đại lý phát hành

Tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý đối với trường hợp phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành là các công ty Chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty tài chính; các tổ chức NHTMgân hàng. Để thực hiện được việc bảo lãnh phát hành tức là tổ chức này giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường chứng khoán; phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn chưa phân phối hết. Trong khi đó, Tổ chức đại lý phát hành được chính tổ chức phát hành trái phiếu ủy thác cho thực hiện việc bán trái phiếu cho các nhà đầu tư.

Bảo lãnh phát hành gồm hai khâu cơ bản: Tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí nhất định căn cứ trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành được quy định theo một tỷ lệ nhất định. Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó

tổ chức bảo lãnh cam kết ngoài việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường chứng khoán, phân phối lại trái phiếu cho các nhà đầu tư và nhận mua lại trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết.

Bảo lãnh theo phương thức cố gắng cao nhất: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: Là phương thức bảo

lãnh mà theo đó tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: Là phương thức bảo lãnh

trung gian giữa phương thức bảo lãnh cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

Hoạt động bảo lãnh phát hành về cơ bản gồm có các hoạt động sau: (i).Nghiên cứu và tư vấn cho các tổ chức phát hành chứng khoán cách thức phát hành, cơ cấu phát hành và định giá chứng khoán. (ii). Chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho đợt phát hành. (iii). Thoả thuận, hợp tác với các nhà bảo lãnh phát hành khác và các công ty chứng khoán, thực hiện công tác tiếp thị, phân phối chào bán chứng khoán. (iv). Quản lý, phân phối và thanh toán chứng khoán. (v). Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và các dịch vụ sau khi phát hành.

- Thứ hai, tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm

Là tổ chức chuyên về đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành và xếp hạng chúng theo năng lực thanh toán tiền lãi và vốn vay theo kỳ hạn đã cam kết của tổ chức phát hành trái phiếu. Tại nhiều nước đã hình thành

những tổ chức chuyên môn phân tích và đánh giá hệ số tín nhiệm đối với nhà phát hành. Hai công ty lâu đời và nổi tiếng trong lĩnh vực này là hai công ty của Mỹ: Công ty Moody và công ty Standard và Poors ( S & P), các công ty này đưa ra ký hiệu trong việc xếp hạng trái phiếu theo mức độ rủi ro và cách xếp hạng này được sử dụng phổ biến ở các nước. Mức độ tín nhiệm của các công ty thường được xếp theo các chữ cái A, B, a, b…dưới đây là cách xếp hạng của hai công ty nói trên: AAA thể hiện chất lượng cao nhất đó là việc chắc chắn hoàn trả được tiền lãi và tiền gốc cho các nhà đầu tư chứng khoán; với mức AA thì năng lực thanh toán tiền gốc và lãi có phần kém hơn so với AAA; tiếp theo là các hạng A, BBB, BB,B, CCC, CC,C… và thấp nhất là D (thể hiện có nguy cơ vỡ nợ). Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm các dấu ( +) và (-) để thể hiện mức độ đánh giá chính xác hơn.

Hệ số tín nhiệm sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình trạng của tổ chức phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào trái phiếu một cách thích hợp. Hệ số tín nhiệm góp phần làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn cho người phát hành, khi một tổ chức phát hành có định mức tín nhiệm cao thì việc phát hành trái phiếu sẽ thuận lợi, dễ dàng, giảm được chi phí huy động vốn và họ có thể phát hành trái phiếu ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất các loại hình tín dụng khác nhưng vẫn thu hút được các nhà đầu tư. Định mức tín nhiệm nâng cao trách nhiệm của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư vì việc đánh giá định mức tín nhiệm liên quan đến chữ “Tín” của tổ chức phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thực hiện tốt hơn cam kết đối với nhà đầu tư trong việc đảm bảo thanh toán tiền lãi và tiền vốn vay.

- Thứ ba, đại lý phân phối chứng khoán

Để phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư được thuận tiện, tổ chức phát hành thường thuê một hoặc một nhóm công ty đứng ra làm đại lý phân phối chứng khoán. Công ty này thường có mạng lưới, chi nhánh rộng, tạo điều kiện để người có nhu cầu đầu tư dễ dàng có được các thông tin cần thiết trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành sẽ thanh toán chi phí cho tổ chức đứng ra nhận làm đại lý phân phối trái phiếu dựa trên khối lượng và giá trị đợt phát hành.

- Thứ tư, tổ chức môi giới chứng khoán

Là tổ chức có chức năng tư vấn, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó. Tổ chức môi giới chứng khoán cũng có thể đưa ra các lời khuyên về hoạt động nghiệp vụ đối với các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính.

- Thứ năm, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, mục đích là bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự điều hành.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w