Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.53.3.1 Thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 123 - 142)

6. Kết cấu của Luận án

1.35.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.53.3.1 Thị trường sơ cấp

1.53.3.1. Thị trường sơ cấp

Trung Quốc bắt đầu phát hành TPCP từ năm 1981, trong thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế kế hoạch, do đó giai đoạn 1981-1987 phát hành TPCP theo hình thức phân phối (trừ vào lương của cán bộ công chức) với số thu 4- 6 tỷ NDT/năm và trong giai đoạn này TPCP được tự do giao dịch trao tay trong dân chúng.

- Năm 1991: Trung Quốc xây dựng thị trường giao dịch tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Hàng hoá giao dịch trên thị trường là trái phiếu và cổ phiếu.

- Năm 1991-1998: Hình thành các đối tượng giao dịch chuyên nghiệp trên thị trường, đây cũng là giai đoạn Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Phương thức phát hành TPCP giai đoạn này là bảo lãnh và đấu thầu.

- Từ năm 1998: Trung Quốc áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế mới nhằm thúc đẩy phát triển mạnh TPCP để huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. TPCP hàng năm đều có tăng trưởng, giai đoạn 1998 - 2005 lượng TPCP phát hành rất lớn.

- Số dư hiện nay về TPCP khoảng 3.000 tỷ NDT

- Kế hoạch 2005 là 700 tỷ NDT, trong đó 300 tỷ phát hành mới và 400 tỷ đáo hạn

- Hiện TPCP chiếm khoảng 3%GDP và khoảng 30% tổng thu ngân sách. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc (cũng như Trung Quốc học tập kinh nghiệm của các nước), để hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung thì TPCP không được vượt quá tỷ lệ tăng trưởng hàng năm.

- TPCP được phát hành dưới dạng ghi sổ (phi vật chất) chiếm 70% và TP chứng chỉ (vật chất, phát hành cho người dân để tiết kiệm và tích trữ, không lưu thông được) chiếm 30% tổng lượng phát hành.

- Về hình thức đấu thầu TPCP: Gồm 3 hình thức đấu thầu (đấu thầu theo giá đơn giá theo kiểu Hà Lan; đấu thầu theo đa giá theo kiểu Mỹ và đấu thầu hỗn hợp cả Hà Lan và Mỹ) với thời gian 10 phút sau khi phiên đấu thầu kết thúc sẽ có kết quả.

Thành viên tham gia: Hiện tại có khoảng 60 tổ chức tham gia thị trường đấu thầu TPCP, bao gồm các tổ chức tự doanh chuyên nghiệp, các tổ chức bảo lãnh phát hành (các công ty chứng khoán, các ngân hàng...) và chỉ có duy nhất 01 ngân hàng nước ngoài tham gia. Việc quy định, xem xét tiêu chuẩn thành viên về cơ bản giống Việt Nam.

Phương thức giao dịch: Giao dịch theo 03 phương thức, hàng hoá có sẵn, mua lại và giao dịch kỳ hạn. Do thiếu công cụ phái sinh bổ trợ đi kèm nên giao dịch trên thị trường chưa được hoàn thiện.

+ Lãi suất TP ghi sổ hình thành qua đấu thầu. Từ năm 2003 trở lại đây, lãi suất TP ghi sổ hoàn toàn do thị trường, không có sự can thiệp của Nhà nước (từ 2003 trở về trước thì Bộ Tài chính quy định khối lượng và lãi suất trần). Hiện nay chỉ còn một hạn chế duy nhất là mỗi nhà bảo lãnh phát hành không được vượt quá 35% tổng lượng phát hành của một kỳ.

- Đối với TPCP phát hành dưới hình thức chứng chỉ: (Áp dụng từ năm 1998 trở về trước)

Chi phí phát hành rất cao, tính lưu thông kém và không an toàn (mất, cháy, làm giả...). Vì vậy, từ năm 1999 Trung Quốc chấm dứt việc in trái phiếu chứng chỉ, thay vào đó là in giấy chứng nhận bằng máy vi tính để trao cho người dân. Mỗi đợt phát hành khoảng 30 ngày; mỗi năm phát hành từ 7 đến 10 đợt. Phạm vi phát hành trên toàn quốc và đến cấp huyện, mọi đối tượng đều được tham gia mua trái phiếu chứng chỉ.

Kỳ hạn thường là 3-5 năm; được thế chấp, bán lại cho các ngân hàng thương mại.

Lãi suất: không được vượt quá 1,4 lần lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn của ngân hàng, ngoài ra không bị tham chiếu bởi những yếu tố khác.

- Thu nhập từ lãi TPCP không bị đánh thuế thu nhập (còn lãi từ trái phiếu tài chính và trái phiếu doanh nghiệp thì được tính chung vào thu nhập của đơn vị, nếu có lãi thì phải đóng thuế thu nhập, nếu lỗ thì không phải đóng)

- Kỳ hạn TPCP: có các loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng và 1 năm): Trả lãi sau;

Trung hạn (2, 3, 5 và 7 năm): 1 lần/quý, trả lãi hàng năm Dài hạn (10, 15, 20 và 30 năm): 6 tháng trả lãi 1 lần

Trung Quốc phát hành TPCP huy động vốn trong dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng vẫn có phát hành loại trái phiếu ngắn hạn (3 tháng và 6 tháng) để hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và thị trường tài chính.

Việc phát hành TPCP hiện nay của Trung Quốc vẫn chưa đồng nhất với sự phát triển nền kinh tế, tỷ lệ chu chuyển TPCP hàng năm vẫn còn thấp (xấp xỉ 1%/năm khối lượng chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên TTCK), chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, thị trường sơ cấp hoạt động hiệu quả hơn thị trường thứ cấp, nhất là bảo lãnh phát hành (do cơ chế hoàn chỉnh và các tổ chức tham gia bảo lãnh đều có uy tín). Hiện nay Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy thị trường TPCP theo kịp sự phát triển kinh tế.

1.35.3.2. Thị trường thứ cấp

Từ khi mới thành lập đến năm 1997: Đại bộ phận các loại trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đều là trái phiếu DNNN.

- Từ 01/01/1999: Luật Chứng khoán đầu tiên có hiệu lực thi hành và Luật quy định các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần có để được phép giao dịch trên TTCK.

- Từ 1998- 2001: Trung Quốc áp dụng đồng thời 2 cơ chế: phân bổ chỉ tiêu (toàn bộ các DNNN) và đạt tiêu chuẩn của Luật (phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân)

- Hiện có khoảng 70% doanh nghiệp tham gia trên thị trường là có vốn của Nhà nước.

Trái phiếu bao gồm: Trái phiếu công ty, trái phiếu tài chính và TPCP (TPCP chiếm hơn 50% tổng lượng TP); trái phiếu tài chính chiếm khoảng hơn 30%; trái phiếu công ty chiếm khoảng 15%

- Có 04 cơ quan quản lý thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính: quản lý TPCP; Uỷ ban chứng khoán quản lý các TP công ty được niêm yết trên thị trường và các TP có thể chuyển đổi của các công ty niêm yết; Uỷ ban phát triển và cải cách quản lý TP liên doanh và TP hợp tác xã; Ngân hàng TW quản lý TP do các tổ chức tài chính phát hành

- Hình thức giao dịch: có 2 hình thức giao dịch là giao dịch trong sàn và giao dịch ngoài sàn

Giao dịch trong sàn: Thực hiện bởi 2 SGDCK là Thâm Quyến và Thượng Hải, đây là thị trường giao dịch tập trung, khớp lệnh tập trung, cho kết quả rất nhanh và kết quả giao dịch được thông báo rộng rãi cho mọi đối tượng, thị trường này do Uỷ ban chứng khoán quản lý.

Giao dịch ngoài sàn: Là thị trường giao dịch liên ngân hàng, được thành lập từ năm 1999, không xử lý và ghép lệnh tập trung, giao dịch tay đôi, cùng một thời điểm có thể giao dịch nhiều loại hàng hoá, lượng giao dịch rất lớn nên phù hợp với giao dịch trái phiếu. Thị trường này do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc quản lý.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì việc cho lưu thông giữa hai thị trường tập trung và phi tập trung này đạt hiệu quả rất lớn nên hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu để áp dụng, với mục đích là tự do hoá thị trường và hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính. Bởi vì hiện tại có sự không công bằng giữa hai thị trường: các công ty chứng khoán thì được giao dịch ở thị trường liên ngân hàng, nhưng các ngân hàng thì không được đầu tư trực tiếp ở các Sở giao dịch chứng khoán.

- Toàn bộ giao dịch TPCP niêm yết tại TTGDCK được thực điện tử hoá (giao dịch qua mạng máy tính); tại SGDCK Thâm Quyến một ngày bình quaân thực hiện trên 36 triệu giao dịch, các giao dịch thực hiện qua đường truyền phổ thông và hệ thống thông tin vệ tinh, mỗi SGDCK đều có hệ thống BackUp dự phòng đảm bảo cho các giao dịch trái phiếu không bị gián đoạn.

1.53.4. Kinh nghiệm của Đài Loan1.53.4.1. Thị trường sơ cấp 1.53.4.1. Thị trường sơ cấp

1.5.4.1.1. Những đặc điểm cơ bản

Cơ quan phát hành TPCP là Bộ Tài chính. Mục đích phát hành là bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ quan chịu trách nhiệm đại lý phát hành TPCP cho Bộ Tài chính là Ngân hàng Trung ương, mọi hoạt động phát hành chịu sự giám sát của Uỷ Ban giám quản tài chính

Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ: Có một Hội đồng gồm các thành viên từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Uỷ ban chứng khoán, bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát hành TPCP. Vào tháng 12 hàng năm Hội đồng sẽ họp để đưa ra kế hoạch phát hành cho năm sau, thông báo cho các thành viên thị trường. Định kỳ hàng tháng Hội đồng họp để đánh giá kết quả phát hành trái phiếu: Khối lượng, lãi suất và đưa ra những quyết sách điều chỉnh phù hợp.

- Phương thức phát hành trái phiếu: Toàn bộ TPCP được phát hành theo hình thức đấu thầu qua NHTW, từ năm 1997 chỉ phát hành dưới hình thức ghi sổ, không phát hành chứng chỉ vật chất.

- Hình thức đấu thầu: Đấu thầu lãi suất theo kiểu Hà Lan (lãi suất trúng thầu áp dụng chung cho các thành viên). Đài Loan đã xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử tập trung từ năm 2002.

- Đối tượng tham gia đấu thầu là các nhà đại lý cấp I (PDs) mới được tham gia đấu thầu TPCP. Các PDs sẽ do NHTW chọn lựa, kết nạp nhưng hoạt động của PDs do Gretai quản lý.

- Tại thị trường chứng khoán Đài Loan, có những loại trái phiếu sau đây đang được giao dịch: Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu tài chính; trái phiếu nước ngoài; trái phiếu công ty; trái phiếu thông thường; trái phiếu chuyển đổi. Tính tới tháng 12 năm 2006, khối lượng trái phiếu phát hành: Bởi Chính phủ là

(Outright Trading): Trái phiếu chính phủ chiếm 98%; Trái phiếu khác chiếm 2%.

1.53.4.1.2. Về hệ thống đại lý cấp I (PDs): Hiện nay ở Đài Loan có 19

PDs, tiêu chuẩn để được trở thành PDs là:

- Thứ nhất, Tham gia tất cả các cuộc đấu thầu

- Thứ hai, Phải thắng thầu ở mức tỷ lệ phần trăm (%) tối thiểu tính trên

tổng số đấu thầu đã được thực hiện trong vòng 01 năm trước.

- Thứ ba, Phải hoạt động như một nhà tạo lập thị trường, là tổ chức luôn

yết cả giá mua và giá bán cùng lúc khi khách hàng gọi đến và khi giá được khách hàng chọn thì phải thực hiện giao dịch ngay.

- Thứ tư, Một số quy định chung về đấu thầu: Đấu thầu qua hệ thống

điện tử; khối lượng đặt thầu tối thiểu là 1 triệu Đài tệ, tối đa bằng khối lượng gọi thầu; đấu thầu cạnh tranh kết hợp không cạnh tranh, khối lượng không cạnh tranh không quá 2%.

Quyền lợi của các PDs: Được tham gia vào các giao dịch trên thị trường mở của NHTW, được giảm phí khi giao dịch trên EBTS.

Nghĩa vụ của các PDs: Phải ủng hộ chính sách của NHTW; cung cấp thông tin giao dịch trên thị trường thứ cấp; tham giam vào mọi cuộc đấu giá TPCP; liên tục yết giá trên thị trường thứ cấp và thị phần giao dịch trên thị trường phải lớn hơn 1%.

1.53.4.2. Thị trường thứ cấp

1.5.4.2.1. Những đặc điểm cơ bản

- Trái phiếu được giao dịch tại: Sở giao dịch chứng khoán Đài loan (TSE); Sở giao dịch Gretai và trên thị trường OTC (trụ sở công ty chứng khoán, giao dịch qua điện thoại…). Theo quy định hiện thời, một TPCP được giao dịch đồng thời tại cả hai Sở nêu như cơ quan đại diện Chính phủ phát hành trái phiếu này có yêu cầu niêm yết đồng thời ở cả hai Sở. Tuy nhiên, trên thực tế, TPCP hầu hết đều giao dịch tại SGDCK Gretai

- Phương thức giao dịch thỏa thuận được áp dụng với mọi giao dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch trái phiếu điện tử và hình thức giao dịch OTC đồng thời được sử dụng áp dụng với giao dịch thông thường lẫn giao dịch Repo. Các tổ chức giao dịch trái phiếu có giấy phép kinh doanh trái phiếu: Các chủ thể này được giao dịch trực tiếp trên hệ thống giao dịch trái phiếu điện tử của các SGDCK nếu đáp ứng được các qui định của Sở và được Sở cho phép. Có 3

loại tổ chức có thể trở thành tổ chức giao dịch trái phiếu được cấp phép là: Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính đặc biệt (Financial Bills Companies). Các chủ thể và cá nhân đầu tư có nhu cầu giao dịch trái phiếu

- Về lưu ký: TPCP phủ được lưu ký tại NHTW trừ trái phiếu Stripped

trái phiếu khác được lưu ký tại TTLKCK Đài Loan

- Về bù trừ: Các giao dịch TPCP trên hệ thống giao dịch điện tử sẽ do hệ thống giao dịch thực hiện bù trừ. Các giao dịch trên thị trường OTC, tùy vào từng loại trái phiếu, sẽ không phải bù trừ, thanh toán trực tiếp được áp dụng.

- Về thanh toán: Các giao dịch TPCP được thanh toán thông qua hệ thống thanh toán của NHTW. Chỉ các ngân hàng bù trừ được cấp phép tham gia bởi NHTW mới được phép trực tiếp thực hiện thanh toán trên hệ thống thanh toán này. Các giao dịch TPCP stripped sẽ do TTLKCK Đài Loan phối hợp với NHTW thực hiện. Các giao dịch trái phiếu khác sẽ do TTLKCK Đài loan kết hợp với 2 NHTM đóng vai trò là ngân hàng chỉ định thanh toán thực hiện thanh toán.

- Về một số thông tin liên quan khác: Có 10 đường cong lợi suất chuẩn phổ biến tại thị trường trái phiếu Đài Loan; những trái phiếu được chọn xây dựng đường cong lợi suất có giao dịch sôi động nhất là các trái phiếu có kỳ hạn 2, 5, 10, 20 năm; chỉ số trái phiếu chuẩn là chỉ số tính cho trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Chỉ số này do Reuters và SGDCK Gretai (GTSM) cùng phát triển; mọi TPCP giao dịch trên OTC phải được báo cáo về cho GTSM.

1.53.4.2.2. Thành viên giao dịch

- Thành viên giao dịch trái phiếu của Gretai gồm: Công ty chứng khoán; NHTM; các tổ chức tài chính đặc biệt (Financial Bills Companies). Thành viên là công ty chứng khoán được thực hiện cả nghiệp vụ môi giới và tự doanh. Hai loại thành viên còn lại chỉ được thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Các thành viên giao dịch trái phiếu của Gretai có thể phân thành 2 loại: Thành viên thông thường và thành viên giao dịch chính (PDs). Các PDs sẽ do NHTW chọn lựa, kết nạp nhưng hoạt động của PDs do Gretai quản lý.

- Các thành viên tham gia thực hiện các giao dịch trái phiếu trực tiếp trên hệ thống giao dịch trái phiếu của Gretai (EBTS) phải đáp ứng các yêu cầu sau: Là tổ chức được ủy ban Giám sát tài chính Chứng khoán và Hợp đồng tương

đồng/thỏa thuận tham gia giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu điện tử; ký quỹ bảo đảm thực hiện các giao dịch trái phiếu với Sở (GTSM).

1.53.4.2.3. Phương thức giao dịch

- Trái phiếu chính phủ được giao dịch theo phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch trái phiếu EBTS của Gretai hoặc bên ngoài Gretai nhưng báo cáo kết quả thực hiện giao dịch vào hệ thống EBTS của Gretai để bù trừ và thanh toán.

- Với các giao dịch trên hệ thống EBTS: Module giao dịch có tên gọi là hệ thống giao dịch thỏa thuận điện tử (Computerized Negotiation System) được sử dụng để giao dịch. Đây là một hệ thống mà các công ty chứng khoán yết giá mua bán cho các giao dịch mua đứt bán đoạn cũng như cho các giao dịch Repo của họ nhằm mục đích thỏa thuận giá và thực hiện các giao dịch

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 123 - 142)