KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP DO KBNN PHÁT HÀNH QUA SỞ GDCK GIAI ĐOẠN 2000 2

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 159 - 162)

6. Kết cấu của Luận án

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP DO KBNN PHÁT HÀNH QUA SỞ GDCK GIAI ĐOẠN 2000 2

Nguồn: Kho bạc Nhà nướcBNN, -SGDCK TP. Hồ Chí MinhHOSE và TTGDCK Hà

NộiHNX SỐ TT NĂM SỐ PHIÊN ĐẤU THẦU (phiên) K. LƯỢNG TRÚNG THẦU (tỷ đồng) LÃI SUẤT TRÚNG THẦU (%/năm) 1 2000 05 600 6,50 - 6,60 2 2001 12 1.333 7,30 - 7,35 2 2002 13 231 7,40 - 8,60 4 2003 06 672 8,35 - 8,70 5 2004 19 1.420,7 8,35 - 8,70 6 2005 25 2.235 8,50-8,75 7 2006 26 7.885 8,20 - 8,75 8 2007 31(1) 16.207(2) 6,50 - 8,00 9 2008 19(3) 4.292(4) 8,75 - 11,25 10 2009 22 110 8,75- 10,8 10 Cộng 17856 34.89875,7

Ngoài ra, TPCP do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành qua Sở GDCK chiếm tỷ trọng đáng kể, từ năm 2002 - 2008 đã tổ chức được 68 đợt đấu thầu TPCP qua HOSE và HNX với tổng khối lượng gọi thầu là 12.700 tỷ đồng; nhưng kết quả chỉ cóú 26 phiêniờn thành cụông với khối lượng huy động được là 2.354 tỷ đồng, đạt 18,5% so với khối lượng gọi thầu.

Kết quả đấu thầu TPCPhuy động vốn kênh đấu thầu qua Sở GDCK còn thấp là vìdo số lượng thành viên tham gia đấu thầu còn ít, giai đoạn từ năm 2000 - 2005, bình quân mỗi phiên có từ 3 - 4 thành viên/phiên, khối lượng đặt thầu không đạt mức gọi thầu, lãi suất của các thành viên tham gia đấu thầu ra thường cao hơn khung lãi suất chỉ đạo của Bộ Tài chínhBộ Tài chính quy định. Từ năm 2006, trở lại đây số lượng thành viên tham gia trong các phiên đấu thầu từ 10 - 12 thành viên/phiên, lãi suất TPCP cũng phản ảnh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Phạm vi lãi suất trúng thầu năm 2000 là 6,5%/năm đến 6,6%/ năm; năm 2001 lãi suất 7,3 - 7,35%; năm 2002 lãi suất 7,4 - 8,6%/năm; năm 2003 là 8,7%/ năm; năm 2004 lãi suất là 8,7%/năm, năm 2005 là 8,50%/năm - 8,75%/năm; năm 2006 là 8,20%/năm - 8,75%/năm; năm 2007 là 6,50% - 8,00%, năm 2008 là 8,75% -... 14,25% và năm 2009 là 8,75%-14,65%/năm. Hầu hết TPCP phát hành qua Sở GDCK có thời hạn tối thiểu là 2 năm, 5 năm và tối đa lên tới 15 năm (trái phiếu Ngân hàng phát triển),. đĐể hoạt động đấu thầu TPCP phương thức phát hành TPCP qua Sở GDCK đạt kết quả cao cần có một thị trường thứ cấp cho hoạt động giao dịch trái phiếu; thực tế là, Sở GDCK vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng để tiến hành giao dịch trái phiếu do các quy định chặt chẽ về khối lượng giao dịch, giá đặt mua, đặt bán và khớp giá, ngay cả ở các nước có TTCK phát triển, đa số các trái phiếu đều được giao dịch trên thị trường OTC. Một thực trạng diễn ra trong thời gian dài vừa qua là là hầu hết các thành viên tham gia vào TTCK vẫn chưa có đủ thông tin về kế hoạch khối lượng, thời hạn TPCP phát hành qua kênh này hàng năm; nếu các thông tin này được công khai hoá và minh bạch thì nó rất có ích đối với những nhà bảo lãnh phát hành, các nhà đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡngkhi tham gia các cho đợt phát hành, tiến tới hạn chế được tình trạng chênh lệch quá lớn giữa khối lượng TPCP gọi thầu và khối lượng TPCP trúng thầu như hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới để nâng cao kết quả

của phương thức phát hành TPCP qua Sở GDCK cần công khai, minh bạch thông tin trong phạm vi cho phép của các phiên đấu thầu.

- Thứ ba, phát hành theo phương thức bảo lãnh

Bên cạnh áp dụng phương thức đấu thầu TPCP qua Sở GDCK, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã áp dụng phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành, TPCP được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ, chứng chỉ trái phiếu không ghi tên và in sẵn mệnh giá mục đích nhằm huy động nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Thông qua kênh phát hành này, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã đã tạo ra đượccung cấp cho thị trường một khối lượng hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK. Tính đến cuối năm 2009, đã có 49 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành TPCP bao gồm các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.

Từ năm 2000 - 2009, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức được 142 phiên bảo lãnh, đã huy động được 47.47662.546 tỷ đồng, TPCP có kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm và 10 năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tổ chức được 215 đợt bảo lãnh với tổng giá trị là 47.459 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành tính đến 2008 là trên 81.386 tỷ đồng, kết quả phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành giai đoạn 2000 - 2009 như sau:

Bảng số: 2.4

KẾT QUẢ TPCP DO KBNN PHÁT HÀNH THEO PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH GIAI ĐOẠN 2000 - 20098

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 159 - 162)