1.3.8.1.1. Xây dựng chiến lược huy động vốn, Tthống nhất và đơn giản các phương thức phát hành
Tăng cường sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Để phát triển thị trường TPCP cần thực hiện việc đơn giản hoá các kênh phát hành theo hướng:- Phải xây dựng được Chiến lược huy động vốn trong từng giai đoạn, xác định rõ nhu cầu, khả năng, giải pháp, đồng thời phải đảm bảo các cân đối tài chính vĩ mô và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường công tác quản lý NSNN, để từ đó có tính toán và dự báo nhu cầu vay nợ và thanh toán cho kế hoạch huy động của các năm tiếp theo, qua đó đa dạng hoá cơ cấu kỳ hạn của TPCP. Khối lượng TPCP huy động phải
khả năng của nền kinh tế, trong đó số dư nợ nước ngoài không được vượt quá 50% GDP và không cao hơn 150% kim ngạch xuất khẩu. Vay nợ phải được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng cho nhu cầu chi tiêu dùng.
- Thống nhất các kênh phát hành, việc phát hành trái phiếu cần tập trung và thống nhất về một đầu mối. Đa dạng hoá các loại kỳ hạn của TPCP, áp dụng các phương thức phát hành tiên tiến như đấu thầu trái phiếu theo lô lớn, đấu thầu theo phương thức của Hà Lan,
- Tăng cường công tác quản lý NSNN, để từ đó có tính toán và dự báo nhu cầu vay nợ và thanh toán cho kế hoạch huy động của các năm tiếp theo qua đó để phân biệt và đa dạng hoá cơ cấu kỳ hạn của TPCP. Cần thay đổi quan niệm và cách nghĩ mỗi dự án có cách phát hành trái phiếu tương ứng để huy động vốn và sử dụng cho dự án đó, thay vào đó là Chính phủ (Bộ Tài chính) sẽ thực hiện việc phân phối toàn bộ nguồn vốn TPCP đã huy động tới từng dự án và theo từng mục đích sử dụng.
giảm dần và tiến tới hạn chế phát hành trái phiếu theo kênh bán lẻ.
1.3.8.1.2. Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý cấp I
Lựa chọn các ngân hàng, các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp, có kết quả, thành tích, đóng góp và tham gia tích cực vào thị trường TPCP, có uy tín, tiềm năng, năng lực về vốn và có kết quả kinh doanh tốt làm thành viên đại lý cấp I trên thị trường TPCP để thực hiện chức năng: Tham gia thường xuyên vào các phiên đấu thầu TPCP với mức cam kết và đạt được khối lượng mua tối thiểu theo quy định để phân phối cho các nhà đầu tư, thực hiện yết giá hai chiều (mua, bán với biên độ xác định) và duy trì thực tế khối lượng giao dịch thường xuyên trên thị trường thứ cấp, cung cấp thông tin liên quan đến thị trường trái phiếu cho các nhà đầu tư.
1.3.8.1.3. Tăng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ
Tăng khối lượng TPCP phát hành hàng năm, ngoài mục đích huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, còn cung cấp một khối lượng hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường thứ cấp, đảm bảo sự phát triển hài hoà, đồng bộ giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Kế hoạch phát hành TPCP phải được xây dựng thống nhất, tránh chồng chéo và triệt tiêu lẫn nhau giữa các đợt phát hành hay giữa các phương thức phát hành. Để làm được việc
này, tổ chức phát hành TPCP cần đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư và kinh doanh trái phiếu trên thị trường để qua đó nắm bắt kịp thời nhu cầu và kiến nghị của các nhà đầu tư, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của thị trường. Khi đã thành lập được hệ thống đại lý cấp I (PDsPDs) thì tổ chức phát hành có thể đối thoại với thị trường thông qua các PDsPDs với vai trò là nhà tạo lập thị trường. Tạo lập cơ chế liên kết giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch; mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu TPCP qua Sở GDCK đặc biệt là các tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi lớn.
1.3.8.1.4. Về lãi suất và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tham chiếu
Từng bước thực hiện lộ trình tự do hoá lãi suất, hạn chế áp đặt lãi suất một cách chủ quan, khi điều kiện cho phép sẽ bỏ lãi suất chỉ đạo trong các phiên đấu thầu, để lãi suất TPCP được hình thành theo quan hệ cung và cầu vốn trên thị trường. Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn của TPCP nên áp dụng lãi suất điều chỉnh theo lạm phát, đảm bảo lãi suất thực của TPCP luôn dương (+), thu hút và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh trái phiếu. Áp dụng cơ chế linh hoạt trong thanh toán lãi TPCP như lãi trả trước, lãi nhập gốc…
Xây dựng kế hoạch phát hành TPCP với các kỳ hạn khác nhau từ tín phiếu kho bạcTín phiếu Kho bạc đến các loại TPCP có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm xen kẽ trong tháng. Chọn loại TPCP phù hợp để phát hành lô lớn góp phần chuẩn hoá TPCP và hình thành đường cong lãi suất chuẩn, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt việc phát hành TPCP bán lẻ.
1.3.8.1.5.Cải tiến kỹ thuật phát hành trái phiếu
Đa dạng hoá các hình thức phát hành và phương thức tính lãi suất như bán cao hơn, thấp hơn mệnh giá; lãi suất trả trước, lãi suất trả sau, trả định kỳ; lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, đấu thầu theo khối lượng,…
Thực hiện việc phát hành trái phiếu hợp nhất để tạo nên các lô lớn làm chuẩn mực và tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường thứ cấp. Việc phát hành trái phiếu hợp nhất được thực hiện theo nguyên tắc: Trái phiếu được phát hành ở các thời điểm khác nhau nhưng có cùng ngày đáo hạn; được ấn định trước về lãi suất và thực hiện các kỹ thuật về điều chỉnh kỳ hạn và giá bán theo thị trường để tạo mặt bằng chung hình thành các lô trái phiếu lớn.
1.3.8.1.6. Việc phát hành, thanh toán, quản lý trái phiếu Chính phủ cần thống nhất về một mối
Để phát triển một thị trường TPCP chuyên nghiệp, việc phát hành, thanh toán, quản lý TPCP cần thống nhất về một mối, tránh tình trạng chồng chéo, không thống nhất trong điều hành lãi suất, đôi khi các hình thức phát hành không những không hỗ trợ lẫn nhau mà còn triệt tiêu nhau. Thống nhất tổ chức điều hành và điều phối hoạt động quản lý nợ quốc gia bao gồm vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn chu chuyển trong nội bộ nền kinh tế và giữa trong nước với ngoài nước trên cơ sở tổ chức bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc theo dõi, giám sát hoạt động này một cách hiệu quả. Phát huy vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ quốc gia (DMO) cụ thể: Thống nhất quản lý toàn bộ nợ quốc gia, ban hành cơ chế chính sách về quản lý nợ quốc gia, tổ chức phát hành các công cụ vay nợ của Chính phủ trong và ngoài nước, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của các tổ chức sử dụng nguồn vốn huy động, thống nhất quản lý rủi ro để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
1.3.8.1.7. Thực hiện việc công khai và cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường trái phiếu Chính phủ
Để hướng tới phát triển một thị trường TPCP mang tính chuyên nghiệp, công tác thông tin trên thị trường có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với tổ chức phát hành mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư trên thị trường. Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư thông qua thị trường, công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời và công khai các thông tin về thị trường tới các nhà đầu tư sẽ góp phần nâng cao lòng tin của nhà đầu tư với Chính phủ. Cung cấp thông tin về thị trường thông qua Website, cung cấp thông tin chính thống từ tổ chức phát hành đến các tổ chức và cá nhân quan tâm, thông qua kênh thông tin này các nhà đầu tư sẽ nắm bắt kịp thời thông tin về: Kế hoạch phát hành, lịch biểu phát hành, kỳ hạn trái phiếu, phương thức phát hành, khối lượng,… để từ đó chủ động trong việc xây dựng danh mục đầu tư và sử dụng nguồn vốn khả dụng của mình để tham gia đầu tư vào TPCP.
1.3.8.1.8. Thống nhất phương pháp lưu ký bất kể TPCP được phát hành qua kênh nào,
Pphải phát triển hệ thống lưu ký tập trung, từ đó thống nhất kênh phát hành và lưu ký. Khi thị trường phát triển cũng cần cân nhắc việc NHTW sẽ đảm nhiệm
các thủ tục liên quan đến việc phát hành, thanh toán TPCP hay không (mô hình này hiện đang được áp dụng tại Nhật Bản).
1.3.8.2. Thị trường thứ cấp
1.5.8.2.1. Thị trường thoả thuận mua lại (Repo)
Việc thiếu vắng thị trường Repo cũng là một trở ngại đối với quá trình phát triển của thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung. Việc thành lập và quản lý thị trường Repo là một nhân tố quan trọng nó không chỉ nâng cao tính thanh khoản của TPCP, luân chuyển các luồngnguồn vốn trên thị trường mà còn là nhân tố quan trọng đối với việc phát triển thị trường TPCP. Khi thị trường này đi vào hoạt động, các nhà đầu tư, kinh doanh TPCP sử dụng TPCP làm tài sản thế chấp, đây là một loại hình giao dịch để tự doanh hoặc huy động vốn bằng cách bán hoặc mua TPCP với điều kiện phải mua hoặc bán lại TPCP sau khoảng thời gian cố định, đây là một phương pháp giao dịch quan trọng. Các nhà đầu tư nắm giữ TPCP dễ dàng, thuận lợi trong việc huy động vốn bằng TPCP do mình nắm giữ; tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán bán khống (vay trước chứng khoán); tránh được rủi ro thất bại khi phát hành trái phiếu; tạo điều kiện cho NHTW trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Đây chính là những chức năng quan trọng đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng khi thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu, thị trường Repo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của thị trường TPCP.
Để hình thành và phát triển thị trường Repo, qua đó góp phần vào quá trình phát triển thị trường TPCP, cần quan tâm các vấn đề sau:
- Chấp thuận các giao dịch Repo như một hình thức giao dịch chứng khoán và cho phép các bên tham gia thị trường (bao gồm: Công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty bảo hiểm,…) được thực hiện các giao dịch đó.
- Xây dựng thoả thuận Repo chuẩn dựa trên Thoả thuận Mua lại Chuẩn mực Toàn cầu (GMRA) của TBMA/ISMA 2000, đây chính là thoả thuận chuẩn mực toàn cầu, khi NHNN thiết lập quy chế thị trường Repo, quy định đó chỉ nên đưa ra khuôn khổ thị trường và chi tiết thông lệ thị trường và chi tiết thông lệ thị trường cần phải để các bên tham gia thị trường quyết định như các thị trường khác.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về giá trái phiếu hiện tại để sử dụng cho các giao dịch Repo là một trong những vấn đề quan trọng đối với việc quản lý các giao dịch đó.
1.3.8.2.2. Thông tin về giá trái phiếu Chính phủ, Nnghiên cứu phát triển
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán (giống như mô hình của Nhật Bản), hoặc Câu lạc bộ các nhà kinh doanh trái phiếu, (Thái Lan)… các tổ chức này sẽ đứng ra đại diện, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư và kinh doanh trái phiếu trên thị trường. Thu thập các thông tin liên quan đến thị trường (giá trái phiếu, khối lượng giao dịch, dự báo, cảnh báo,…) từ các Sở giao dịch, hoặc các tổ chức khác và thông tin trên thị trường OTC hoặc các công ty chứng khoán bắt buộc phải cung cấp những thông tin, báo cáo tình hình giao dịch trái phiếu hàng ngày của mình cho các tổ chức trên, công bố các thông tin đó trên thị trường thông qua các trang Website.
ỞĐối với thị trường tổ chức giao dịch theo hình thức tập trung, hệ thống thông tin thường gắn liền với hệ thống giao dịch. Thông tin tổng hợp từ hệ thống giao dịch sẽ được cung cấp qua các cổng thông tin của tổ chức vận hành hệ thống giao dịch, qua các cơ quan quản lý thị trường. Ở thị trường tổ chức giao dịch theo hình thức phi tập trung, thông tin thị trường thường được cập nhập và báo cáo về cho Hiệp hội - tổ chức nghề nghiệp và hệ thống thông tin của hiệp hội sẽ cập nhật, tổng hợp và cung cấp ra thị trường (trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc).
1.3.8.2.3. Xây dựng hệ thống tạo lập thị trường
Trong thực tế, có hai loại hình trung gian trong giao dịch trái phiếu, bao gồm: Nhà môi giới, đóng vai trò là người chuyển lệnh của một khách hàng tới một Sở giao dịch hoặc một bên thứ ba và đứng ra làm trung gian cho giao dịch đó. Loại hình thứ hai, chính là các nhà tạo lập thị trường người đảm nhiệm việc đáp ứng các lệnh mua, lệnh bán từ các bên và tự gánh chịu rủi ro đó. Các nhà tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường thứ cấp. Các nhà tạo lập thị trường có thể cung cấp giá bán và giá mua và sẵn sàng mua, bán ở mức giá đó khi các tổ chức đầu tư và bên tham gia thị trường hỏi về giá giao dịch của một loại trái phiếu. Khi khách hàng muốn mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường có ba khảng năng lựa chọn xẩy ra, cụ thể: Thứ nhất, là tìm kiếm một khách hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó; thứ hai là mua hoặc bán trái phiếu nhưng để tránh rủi ro bằng cách mua, bán giao dịch với một nhà
tạo lập thị trường khác; thứ ba là, tiến hành giao dịch đó, sau đó giữ số trái phiếu đó làm tài sản của mình và tiến hành nghiệp vụ nắm giữ trái phiếu, gánh chịu rủi ro thông qua các phương pháp giao dịch khác nhau như một giao dịch Repo.
Theo quy định, các giao dịch mua, bán đối với các loại chứng khoán được niêm yết phải được thực hiện tại TTGDCK hoặc Sở GDCK, còn giao dịch phi tập trung chỉ được giới hạn đối với các trái phiếu không được niêm yết. Một công ty chứng khoán chỉ có thể là trung gian cho TTGDCK. Do vậy, các giao dịch tại TTGDCK rất bị hạn chế, do vậy, nếu không có hệ thống nhà tạo lập thị trường thị trường thứ cấp phát triển, giao dịch trái phiếu rất khó khăn. Bởi vậy, cần phải tạo lập thị trường OTC, thị trường Repo và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
Xây dựng lựa chọn các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả, có uy tín trên thị trường đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, các công ty chứng khoán nên chia và quản lý theo lĩnh vực kinh doanh căn cứ vào tiềm lực tài chính của từng tổ chức, xây dựng hệ thống cảnh báo, quản lý rủi ro.
Đảm bảo quyền lợi và có những ưu đãi, khuyến khích nhất định đối với nhà tạo lập thị trường trong hoạt động đấu thầu TPCP. Qua đó khuyến khích, thúc đẩy họ phát huy tốt các chức năng của nhà tạo lập thị trường.
1.3.8.2.4. Nâng cao vai trò của hệ thống cảnh báo và quản lý rủi ro trên thị trường
Khi thị trường tài chính phát triển, lãi suất TPCP dần được thả nổi theo lộ trình tự do hoá lãi suất, lãi suất trung hạn và dài hạn hình thành theo cung và cầu vốn trên thị trường, công tác cảnh báo và quản lý rủi ro của các nhà đầu tư cần được quan tâm. Việc phân tích tình hình kinh tế trong nước, và quốc tế, và các xu hướng trên thị trường tài chính và thị trường hối đoái, dự báo lãi suất và tỷ giá trong tương lai,…do vậy, cần có những công ty chuyên nghiên cứu để phục vụ cho từng mục đích. Các rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng rất quan