Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ của các nước

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 149 - 152)

6. Kết cấu của Luận án

1.5.9.Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ của các nước

các nước

Qua tìm hiểu thị trường TPCP của một số quốc gia tiêu biểu trong khu

vực và trên thế giới, cho phép rút ra một số kinh nghiệm quý báu trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP, như sau:

- Thứ nhất, các quốc gia có tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế khác nhau đều sử dụng thị trường TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thông qua thị trường TPCP họ thực hiện các chính sách tài chính quốc gia. TPCP được phát hành với nhiều loại, gồm nhiều kỳ hạn khác nhau, mỗi một loại lại có vai trò nhất định đối với nền kinh tế. Tín phiếu kho bạc vừa có vai trò huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN, vừa là công cụ của thị trường tiền tệ. Trái phiếu kho bạc là công cụ huy động vốn vừa để bù đắp thiếu hụt NSNN và đầu tư phát triển kinh tế. Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu do các cơ quan Chính phủ phát hành ngoài mục đích huy động vốn cho đầu tư phát triển nó còn làm phong phú và tạo thêm hàng hoá cho thị trường vốn.

- Thứ hai, hoạt động phát hành trái phiếu được tiến hành công khai, có lịch phát hành và phương pháp phát hành cụ thể; hình thức phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh và bảo lãnh phát hành. Ở các nước phát triển, quy trình phát hành đã được chuẩn hoá

thống phân phối trái phiếu sơ cấp còn chưa hoàn thiện bởi những hạn chế về hệ thống tài chính nói chung và các định chế về trung gian tài chính nói riêng. - Thứ ba, việc cho phép chính quyền địa phương cấp nào được phép phát hành trái phiếu và cơ quan Chính phủ nào được phát hành trái phiếu còn tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia và khả năng phát triển của thị trường tài chính.

- Thứ tư, để thúc đẩy thị trường TPCP phát triển, Chính phủ vừa đóng vai trò là người hoạch định chính sách, vừa là người quản lý, đồng thời là nhà phát hành lớn; để phát triển thị trường TPCP phải duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng; xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể phát hành, đồng thời xây dựng được hệ thống phân phối trái phiếu trên thị trường sơ cấp và hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức làm chức năng của nhà tạo lập thị trường.

- Thứ năm, hầu hết các nước phát triển (các nước có định mức tín nhiệm

cao) đều phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; việc phát hành trái phiếu quốc tế không những huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, mà còn là giải pháp bù đắp cán cân thanh toán quốc tế, ổn định và phát triển thị trường tài chính trong nước. Khi tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế cũng đồng nghĩa rằng thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ đã mở đường cho các doanh nhân và các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn quốc tế; thông qua hoạt động này nó tạo ra chuẩn mực về định mức tín nhiệm, giá cả cho trái phiếu của các doanh nghiệp. Thực tế các nước có định mức tín nhiệm cao thì việc vay vốn trên thị trường quốc tế sẽ thuận lợi hơn và chi phí vay nợ giảm; còn các quốc gia có định mức tín nhiệm thấp thì ngược lại.

- Thứ sáu, quá trình phát triển thị trường TPCP phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển kinh tế và thị trường tài chính. Mỗi loại trái phiếu và mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng; việc lựa chọn thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hành trái phiếu. Việc xây dựng kế hoạch và lịch biểu phát hành trái phiếu Chính phủ là khâu quan trọng đối với các quốc gia muốn huy động vốn với khối lượng lớn, nếu làm tốt khâu này nó không những mang lại thành công cho đợt phát hành mà còn có tác dụng làm cho thị trường TPCP thực sự trở thành công cụ của Chính phủ trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

- Thứ bẩy, phát triển các nhà tạo lập thị trường để từ đó có những hàng hoá chất lượng cao cung cấp cho thị trường thứ cấp, góp phần làm sôi động hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPCP nói riêng.

Qua tham khảo kinh nghiệm sử dụng TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển ở một số quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển đã cho thấy rõ vai trò của thị trường TPCP trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nó không đơn thuần là công cụ để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội mà nó còn là công cụ để điều chỉnh kinh tế. Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia phát triển và các nước đang phát triển đều quan tâm đến việc phát triển thị trường TPCP. Thiết nghĩ, đây cũng là một kinh nghiệm quý trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ được khảo sát ở một số nước chọn lọc, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đề tài đã tiếp cận nội dung này theo cách nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển: Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, thị trường Repo, đại lý cấp I (PD), hệ thống giao dịch, thanh toán,… để từ đó rút ra những bài học cụ thể. Mặt khác, đề tài cũng rút ra được những bài học chung có liên quan đến quá trình phát triển thị trường. Các bài học quan trọng đã được rút ra từ kinh nghiệm của các nước sẽ có ích cho việc vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Đó là các bài học về chính sách lãi suất, xây dựng đại lý cấp I, hệ thống thông tin… Tuy nhiên, việc khảo sát các bài học kinh nghiệm này chỉ có ý nghĩa tham khảo vì dù có nhiều điểm tương đồng song mỗi nước vẫn có nhiều điểm riêng biệt, đặc thù; thêm vào đó điều kiện lịch sử của các chính sách đã khảo sát cũng cần được tính đến để có sự vận dụng thích hợp vào thực tiễn Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 149 - 152)