Về đấu thầu trái phiếu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 96 - 100)

6. Kết cấu của Luận án

1.2.3.1.2. Về đấu thầu trái phiếu

Đấu thầu TPCP là việc bán TPCP cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của Chính phủ và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất. Đấu thầu TPCP thường do Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức đấu thầu hoặc uỷ quyền cho NHNN tổ chức đấu thầu. TPCP đấu thầu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất và kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất, nghĩa là người đặt thầu không đưa ra mức lãi suất mà lãi suất trái phiếu hình thành thông qua đấu thầu cạnh tranh đồng thời là lãi suất trúng thầu chung cho cả đấu thầu không cạnh tranh, ở đây người đặt thầu không cạnh tranh sẽ được ưu tiên trúng thầu.

Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng trái phiếu cần huy động và lãi suất chỉ đạo (nếu có). Khối lượng trúng thầu được chọn từ mức lãi suất đặt

thầu thấp nhất đến mức lãi suất chỉ đạo (nếu có). Tại mức lãi suất đặt thầu mà khối lượng đặt thầu vượt quá khối lượng vốn cần huy động thì khối lượng trúng thầu được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận giữa khối lượng vốn cần huy động còn lại và khối lượng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.

Nếu đấu thầu theo kiểu của Hà Lan, thì lãi suất trúng thầu cao nhất sẽ là lãi suất trúng thầu áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu. Phương pháp này có ưu điểm là giá trúng thầu ngang bằng với giá thị trường, song có hạn chế là giá trúng thầu có thể thấp vì người trúng thầu chỉ trả tiền ở mức trúng thầu thấp nhất chứ không phải giá thầu mà họ đã đưa ra.

Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ các thành viên trúng thầu sẽ mua trái phiếu có lãi suất đúng bằng lãi suất họ đã đặt thầu; như vậy, theo phương thức này thì một đợt phát hành có nhiều mức giá khác nhau, dẫn đến có các mức lợi tức hoàn vốn khác nhau. Phương pháp này cho phép xác định được mức giá trung bình cao hơn kiểu đấu thầu theo phương pháp Hà Lan, song nó có hạn chế là dễ dẫn đến sự phân chia thị trường.

1.2.3.1.3.Về đại lý phát hành trái phiếu

Đại lý phát hành trái phiếu là việc Chính phủ (tổ chức phát hành) ủy thác cho một hoặc một số tổ chức bán trái phiếu. Trường hợp, nếu không bán hết số lượng trái phiếu mà Chính phủ dự định phát hành thì tổ chức làm đại lý trả lại cho tổ chức phát hành, không có trách nhiệm phải mua hết số trái phiếu còn lại. Các nhà đại lý phát hành là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, Kho bạc Nhà nước được coi như một đại lý đặc biệt của Chính phủ trong việc phát hành trái phiếu. Trái phiếu có thể bán với hình thức ngang mệnh giá hoặc không ngang mệnh giá; nếu thời điểm phát hành và thanh toán của mỗi đợt là đồng nhất thì được phép niêm yết, giao dịch tại thị trường chứng khoán. Tổ chức đại lý được nhà phát hành trả cho một khoản phí trên số trái phiếu đã bán. Điểm khác biệt chủ yếu giữa phương thức đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành chính là ở khả năng phân phối trái phiếu ra công chúng. Trên thị trường sơ cấp cần có những nhà kinh doanh trái

phiếu (NHTM, công ty chứng khoán có uy tín) họ đảm nhiệm việc bao tiêu khối lượng trái phiếu phát hành và bán trái phiếu lại cho các nhà đầu tư, đồng thời họ cũng đóng vai trò là những nhà tạo lập thị trường.

1.2.43.2. Thị trường thứ cấp

Đây là nơi giao dịch các loại TPCP đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Hoạt động của thị trường thứ cấp tạo ra khả năng dễ dàng, thuận tiện chuyển đổi trái phiếu thành tiền. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán TPCP giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc bán trái phiếu không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán trái phiếu bánnhường lại quyền sở hữu trái phiếu cho các nhà đầu tư khác. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ tương tác gắn bó chặt chẽ với nhau; nếu không có thị trường sơ cấp thì không có hàng hóa để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Nhưng nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp cũng khó có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù sự hoạt động của thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế song sự tồn tại và hoạt động nhịp nhàng của thị trường thứ cấp làm cho thị trường sơ cấp hoạt động có hiệu quả và phát triển. Thị trường thứ cấp bao gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

1.2.43.2.1. Thị trường chứng khoán tập trung

Thị trường chứng khoán tập trung hay thị trường chứng khoán có tổ chức là một trung tâm mua bán chứng khoán được tổ chức một cách chặt chẽ và được gọi là Sở giao dịch chứng khoán. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó có các lệnh mua, lệnh bán được khớp với nhau trên cơ sở đó hình thành giá cả của từng chứng khoán; để có đủ điều kiện được giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung thì trái phiếu phải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Trái phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật là các trái phiếu của một đợt phát hành phải có cùng ngày đáo hạn, việc mua bán trái phiếu được thực hiện tập trung tại Sở GDCK theo hình thức đấu giá. Trái phiếu Chính phủ có thể được giao dịch trên thị truờng tập trung, thị trường phi tập trung (OTC); việc

niêm yết và giao dịch qua Sở GDCK chỉ có ý nghĩa cung cấp thông tin về giá cả cho công chúng đầu tư và làm cơ sở cho mọi giao dịch kỳ hạn.

1.2.43.2.2. Thị trường chứng khoán phi tập trung hay thị trường trao tay(Over The Counter market - OTC) (Over The Counter market - OTC)

Là thị trường không có trung tâm giao dịch, việc giao dịch chứng khoán

được các công ty chứng khoán thực hiện qua mạng lưới điện thoại, điện tín. Việc mua, bán trên thị trường OTC được thực hiện thông qua thương lượng, mặc cả giữa bên mua và bên bán; đặc điểm của thị trường này là không có sàn giao dịch, do vậy các nhà mua, bán chứng khoán bị ngăn cách nhau về không gian và trong nhiều trường hợp họ không liên lạc kịp thời với nhau. Ở đây có hai cách thức định giá chứng khoán: Đối với những thị trường OTC mà kỹ thuật tự động còn chưa được ứng dụng thì các chứng khoán được bán buôn với các mức giá khác nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau, mức giá này trên thực tế là mức giá thỏa thuận, thương lượng chứ không phải được hình thành trên cơ sở đấu giá. Trong khi đó, ở thị trường OTC, nơi mà hệ thống yết giá tự động được sử dụng thịnh hành (Anh; Mỹ) thì các nhà mua, bán chứng khoán được liên kết với nhau trong toàn quốc bằng màn hình điện tử, thông tin giá cả được thực hiện liên tục tại trụ sở; chính vì vậy, khách hàng luôn có được thông tin về giá thị trường một cách đầy đủ nhất. Trên thị trường OTC có những công ty chuyên kinh doanh những loại chứng khoán nhất định gọi là nhà tạo lập thị trường (Market Maker), họ sẵn sàng mua, bán một loại chứng khoán nào đó theo giá mà công ty niêm yết; thị trường OTC có một điểm linh hoạt hơn thị trường tập trung là nó cho phép giao dịch các trái phiếu niêm yết và không niêm yết. Việc giao dịch được thực hiện bởi các công ty chứng khoán. Những chứng khoán giao dịch tại thị trường phải thỏa mãn một số điều kiện do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quy định. Sự khác biệt giữa thị trường Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC chính là điều kiện tham gia thị trường. Để tham gia đầy đủ vào Sở giao dịch chứng khoán đòi hỏi phải có những điều kiện ngặt nghèo liên quan đến năng lực, vốn ... trong khi đó để tiếp cận thị trường OTC dễ dàng hơn nhiều nhờ các điều kiện tham gia thị trường lỏng hơn. Thị trường OTC hỗ trợ cho Sở giao dịch chứng khoán, nó mở

rộng sự hoạt động của thị trường thứ cấp và cùng Sở giao dịch hạn chế đến mức tối thiểu sự biến động giá cả bằng cách thường xuyên kiểm tra việc hình thành giá chứng khoán lẫn cho nhau. Việc thực hiện giao dịch tại thị trường OTC như sau: Khi khách hàng muốn mua, bán một số lượng nhất định một loại chứng khoán, khách hàng sẽ đưa ra lệnh tới công ty chứng khoán đang giữ tài khoản cho mình yêu cầu thực hiện, cụ thể:

+ Nếu công ty chứng khoán này là người tạo thị trường cho loại chứng khoán khách hàng đặt mua thì khách hàng giao dịch trực tiếp với bộ phận buôn bán của công ty.

+ Nếu công ty chứng khoán không phải là người tạo thị trường thì bộ phận buôn bán của công ty chứng khoán liên hệ với các nhà tạo thị trường và thực hiện hoàn tất giao dịch với nhà tạo thị trường có giá chào bán thấp nhất (hoặc giá đặt mua cao nhất). Bộ phận buôn bán ghi giá lên lệnh cùng với tên của người bán rồi chuyển tới phòng thực hiện lệnh, bộ phận này báo cáo việc thực hiện cho người đại diện nhận lệnh, rồi người này thông báo cho khách hàng.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch trên thị trường OTC yêu cầu phải có quy chế chặt chẽ và sự quản lý giám sát hoạt động của thị trường từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Hoạt động của thị trường OTC làm cho hoạt động của thị trường TPCP sôi động hơn, TPCP được luân chuyển, giao dịch thuận lợi và nâng cao tính thanh khoản của TPCP.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w