- Nguồn: Kho bạc Nhà nướcBNN, HOSE, HN X SGDCK TP Hồ Chí
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CÓ MỆNH GIÁ BẰNG NGOẠI TỆ GIAI ĐOẠN 2003
Nguồn: Kho bạc Nhà nướcBNN- và Sở Giao dịch NHNN
Tiếp theo đó, ngày 13/02/2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc phát hành TPCP bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước, đồng tiền phát hành và thanh toán là USD, trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên; trái phiếu được phát hành theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh, bán lẻ qua hệ thống KBNN; được niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK. Nguồn vốn ngoại tệ thu được từ phát hành TPCP bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước sẽ được sử dụng, đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia có nhu cầu sử dụng ngoại tệ. Ngày 20/3/2009, KBNN đã phối hợp với HNX và các đơn vị liên quan, tổ chức thành công đấu thầu trái phiếu ngoại tệ đợt I/2009
qua HNX, khối lượng trái phiếu trúng thầu 100 triệu USD, trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3%/năm; tính đến cuối năm 2009, đã huy động được 543,11 triệu USD, đáp ứng kịp thời một phần nguồn ngoại tệ cho NSNN và cho đầu tư phát triển.
Phát hành TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ, là một bước đi mới trong phát hành TPCP, tạo ra cơ hội đầu tư mới, giúp các người dânnhà đầu tư làm quen với hình thức đầu tư trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ; góp phần làm
NĂM KỲ HẠN (năm) LÃI SUẤT (%/ năm) SỐ TIỀN HUY ĐỘNG (USD) 2003 32.794.000 Bán lẻ 5 3,5 23.794.000 Đấu thầu qua NHNN 5 3,4 9.000.000 2004 44.358.000 Bán lẻ 5 3,5 38.858.000 Đấu thầu qua NHNN 5 3,5 5.500.000 Cộng 777.152.000
lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về vốn (ngoại tệ) của Nhà nướcNhà nước để đầu tư cho các công trình, mục tiêu trọng điểm. Bên cạnh những kết quả ghi nhận trên vẫn còn một số vướng mắckhó khăn nhất định, cụ thể:
- Thứ nhất, khối lượng huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ
đạt kết quả chưa cao chủ yếu là do lãi suất trái phiếu bằng ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu bằng VND (năm 2003 lãi suất là 8,5%/năm; năm 2004 mức lãi suất là 8,5%/ năm) trong cùng thời điểm phát hành; về nguyên tắc, trái phiếu ngoại tệ không được thanh toán trước hạn (trừ trường hợp đặc biệt), đây cũng là điểm chưa thực sự hấp dẫn và thu hút được các nhà đầu tư.
- Thứ hai, vấn đề về tỷ giá cũng là một trọng điểm được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, bởi vì dễ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động đầu tư vào TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệvề ngoại tệ, điều này là hoàn toàn mâu thuẫn với đặc điểm của TPCP phát hành bằng đồng VND là có độ an toàn cao; bên cạnh đó việc đầu tư vào trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ có thểcũng là một trong những nguyên nhân đưadẫn đến tình trạng đô la hoá.
Việc phát hành TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ đã bộc lộ ra những mặt tích cực và những vướng mắc; điều này cho thấy, để thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề lãi suất huy động giữa đồng VND và USD, tỷ giá, thanh toán lãi, chuyển nhượng, chỉ có kết hợp tốt các yếu tố này mới tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu qua đó có nguồn ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.5. Trái phiếu đặc biệt
Theo Quyết định số 453/QĐ-TTg ngày 6/6/2002 của Thủ tướng Chính
phủ giao cho Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) phát hành TPCP để cấp vốn bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL), khối lượng TPCP phát hành là 10.390 tỷ đồng, phát hành 4 đợt; đợt thứ nhất (tháng 8/2002) Bộ Tài chínhBộ Tài chính đã phát hành loại trái phiếu này, khối lượng phát hành là 7.840 tỷ đồng và đợt thứ tư (ngày 21/01/2005) khối lượng phát hành là 520 tỷ); kỳ hạn của trái phiếu là 20 năm, lãi suất cố định là 3,3 % /năm, tiền lãi được thanh toán hàng năm. Theo quy
định thì sau 5 năm kể từ ngày phát hành loại trái phiếu này mới được chuyển nhượng. Loại TPCP phát hành trong đợt này không được bán ra công chúng, mà do các NHTMNN nắm giữ đây chính là giải pháp giúp NHTMNN tăng thêm vốn điều lệ; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng..
2.1.1.6. Công trái xây dựng tổ quốc
Giai đoạn từ năm 1990-2005, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã tổ
chức thành công 3 đợt phát hành công trái XDTQ vào năm 1999, 2003 và 2005; mục đích là huy động vốn để đầu tư cho các mục tiêu chương trình quốc gia. Ngày 27/4/1999, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/1999/NĐ- CP ngày 12/5/1999 quy định về việc phát hành công trái XDTQ, mục đích của đợt phát hành công trái XDTQ đợt này là huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã nghèo đặc biệt khó khăn; đối tượng vận động là các tổ chức, cá nhân làm việc và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam. Công trái xây dựng tổ quốc có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm (được điều chỉnh theo mức trượt giá), được thanh toán 1 lần cùng tiền gốc khi đến hạn. Trường hợp lạm phát 5 năm vượt quá 42,5% thì chủ sở hữu công trái vẫn được đảm bảo hưởng lãi suất thực là 1,5%/năm. Trường hợp lạm phát 5 năm nhỏ hơn hoặc bằng 42,5% người sở hữu công trái được hưởng lãi suất 50% tính cho 5 năm.
Năm 2003, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công đợt phát hành công trái XDTQ (công trái giáo dục đợt I), huy động vốn trong xã hội để thực hiện mục tiêu “xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá” ở các tỉnh miền núi, tây nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn. Công trái giáo dục có kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 40%/5 năm và được thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn.
Trong năm 2005, Bộ Tài chínhBộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức phát hành công trái giáo dục đợt II, công trái có kỳ hạn 5 năm, khối lượng huy động khoảng trên 2.816,566 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh còn khó khăn tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá và kiên cố hoá trường lớp học. Kết quả phát hành công trái XDTQ giai
Bảng số: 2.7