Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 59 - 63)

1.3.5.1. Thị trường sơ cấp

- Năm 1989, Hhệ thống các nhà tự doanh chủ chốt trên thị trường được thiết lập, với vai trò chủ đạo là nhằm tạo lập thị trường.

- Năm 1990, Ttriển khai thực hiện SPEEDS, các gia dịch được thanh toán hoàn toàn tự động bằng tiền mặt và bằng chứng khoán. Bộ Đạo đức nghề nghiệp và các thông lệ trên thị trường dành cho việc giao dịch trên thị trường chứng khoán Malaysia được đưa ra. Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm đầu tiên, tên là RAM.

- Năm 1995, Tthành lập tổ chức định mức tín nhiệm thứ hai tên là Tập đoàn định mức tín nhiệm Malaysia - MARC.

- Năm 1996, Tthành lập hHọc viện cCác nNhà kinh ddoanh cChứng khoán Malaysia, đại diện cho các thành viên tham gia trên thị trường trái phiếu. Triển khai thực hiện FAST, hệ thống đấu thầu chứng khoán tự động tại thời điểm phát hành lần đầu.

- Năm 1997, Pphát hành trái phiếu chuẩn Khazanah để tạo nên một đuờng cong lợi tức chuẩn cho thị trường trái phiếu Ringgit. Thành lập BIDS, hệ thống công bố thông tin trái phiếu, để tăng cường nhận thức về thị trường trái phiếu nhằm hỗ trợ cho các giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.

- Năm 1999, Tthành lập uUỷ ban quốc gia về quản lý thị trường trái phiếu - NBMC, đây là tổ chức xây dựng các chính sách và định hướng quản lý cho thị trường trái phiếu. Xây dựng Kế hoạch hành động thị trường vốn, có định hướng cho 10 năm tới.

- Năm 2000, Chính phủ ban hành Kế hoạch đấu giá chứng khoán nhằm tăng cường tính minh bạch trên thị trường. Uỷ ban cChứng khoán được thành lập là cơ quan duy nhất thực hiện hoạt động quản lý thị trường chứng khoán cũng như thị trường trái phiếu của Malaysia.

Hiện tại, thị trường trái phiếu Malaysia là thị trường trái phiếu lớn thứ 2 trong số thị trường trái phiếu của các nước cChâu áÁ đang phát triển, đứng sau

phát triển). Ban đầu TPCP của Malaysia được gọi là chứng khoán Chính phủ Malaysia (Malaysian Government Securities) được phát hành để giải quyết nhu cầu đầu tư của Quỹ Tiết kiệm, nhưng sau đó vài năm được mở rộng để bù đắp cho những thâm hụt ngân sách. Việc phát hành chứng khoán Chính phủ Malaysia của Chính phủ chịu sự quản lý của Sắc lệnh về vốn trong nước (năm 1959). Trong những năm 1950, thị trường TPCP của Malaysia phát triển với tốc độ khá chậm. Đến năm 1970, tốc độ phát triển thị trường trái phiếu của Malaysia được đẩy nhanh để phù hợp với kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế của Chính phủ. Sau đó việc phát hành TPCP được tuyên bố là vì nhu cầu phát triển của khu vực tài chính. Đến đầu những năm 1980, thị trường TPCP được phát triển mở rộng hơn nữa do tình trạng suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu. Từ năm 1988 đến năm 1997, TPCP của Malaysia đã được phát hành có chiều hướng giảm từ 45.,9 tỷ RM xuống còn 39.,7 tỷ RM do sự thành công của chương trình tư nhân hóa của Chính phủ Malaysia. Từ năm 1990-1997, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, việc phát hành TPCP có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, gần đây, để đáp ứng nhu cầu dđầu tư của Quỹ Tiết kiệm dành cho người lao động cuũng như vì mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách đã dẫn đến việc nợ Chính phủ ngày càng tăng, số lượng TPCP đang được lưu hành tăng từ 67.,01 tỷ RM trong năm 1998 lên 78.,33 tỷ RM trong năm 1999. Một thị trường trái phiếu phát triển đem lại cho các công ty một cơ hội để huy động vốn, tạo tính linh hoạt cho các dự án dài hạn do các quỹ dài hạn tài trợ vốn. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Malaysia có thể kiểm soát cơ cấu vốn của họ một cách tối ưu. Theo quan điểm của các nhà đầu tư thì việc phát hành trái phiếu cũng là một dạng đầu tư, giúp đa dạng hóa các cơ hội và giúp huy động các khoản tiết kiệm để phục vụ cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả. Một thị trường trái phiếu phát triển cũng sẽ tạo sự phát triển cho một thị trường thứ cấp, cho phép các nhà đầu tư có thể giao dịch và thực hiện các công cụ trái phiếu có tính thị trường hơn và thanh khoản hơn, gần giống với thị trường cổ phiếu hơn.

Thị trường trái phiếu của Malaysia được coi là thị trường bị kiểm soát., Như trên đã trình bày, thị trường trái phiếu của Malaysia có đặt ra những yêu cầu mang tính bắt buộc và pháp lý đối với hầu hết các tổ chức tài chính hoạt động trên thị trường. Như đối với quỹ EPF, Chính phủ yêu cầu quỹ này phải bỏ ra ít nhất 50% trong tổng số vốn hoạt động của mình để đầu tư vào trái

phiếu; còn đối với các công ty bảo hiểm, Chính phủ yêu cầu phải trích ra 20% trong khoản tài sản có mức rủi ro thấp để đầu tư vào TPCP (MGS); đối với các ngân hàng Chính phủ yêu cầu dành 15% tổng số vốn hoạt động của mình để đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản, trong đó có bao gồm cả TPCP.

Trên thị trường trái phiếu Malaysia là thiếu các nhà tạo lập thị trường do: (i) Chi phí để giữ trái phiếu khá cao và thiếu chính sách bảo hiểm đối với trái phiếu; (ii) Do tâm lý lo sợ rằng nếu nắm giữ trái phiếu sẽ bị rơi vào tính trạng ngắn hạn không ổn định; (iii) Không có cơ chế để giải quyết tình trạng trên, ví dụ như chương trình cho vay và đi vay bằng chứng khoán.

- Malaysia hiện đang triển khai và áp dụng hệ thống đấu thầu tự động: Một hệ thống đấu thầu tự động hoàn chỉnh đã được đưa ra để thay thế cho hệ thống đấu thầu thủ công TPCP trước đây.

1.3.5.2. Thị trường thứ cấp

Thị trường trái phiếu thứ cấp của Malaysia không phát triển mạnh như trên thị trường sơ cấp. Không có nhiều loại trái phiếu được giao dịch trên thị trường này và các thông tin về khối lượng trái phiếu được giao dịch hàng ngày cũng như thông tin về giá cả không sẵn có trên thị trường, đặc biệt là khi so sánh với thị trường cổ phiếu.

Việc thiếu thông tin đã dẫn đến một thực tế là các giao dịch trái phiếu thứ cấp được thực hiện tại thị trường OTC và không được thực hiện trên một Sở giao dịch có quản lý, mặc dù cũng có một số trái phiếu công ty hiện đang được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE).

Nguyên nhân của tình trạng trì trệ trên thị trường thứ cấp là do nguồn cung thiếu và không chính quy. Điều này có thể được giải quyết do có gần đây số lượng TPCP được phát hành tăng cao hơn so với số lượng trái phiếu công ty, điều này có thể hiểu được do sự đây là nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích, thúc đẩy phục hồi kinh tế và do khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các nghĩa vụ trả nợ sau khi khủng hoảng tài chính Châu Á.

Nguồn cung TPCP tăng dẫn đến đường cong lợi tức hiệu quả hơn và điều quan trọng là TPCP vai trò là một công cụ chuẩn. Một loại chứng khoán được coi là chuẩn khi lịch phát hành của nó có tính thường xuyên và có thể nhìn thấy trước và có nhiều khoảng thời gian đáo hạn, giao dịch linh hoạt, tính

GiớiCác nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Malaysia chủ yếu tập trung vào là các ngân hàng, các quỹ quản lý tài sản và quỹ hưu trí do có một yêu cầu đối với các nhà đầu tư có tổ chức là họ phải đầu tư một phần trong tổng vốn của họ vào TPCP (được coi là một loại tài sản có tính thanh khoản). Ví dụ như các quỹ hưu trí được yêu cầu phải đầu tư tối thiểu 50% tổng vốn của họ vào TPCP. Quỹ được coi là lớn nhất trong các quỹ này là EPF (Employees’ Provident Fund). Yêu cầu này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế. Nó cho phép có thể huy động vốn với mức lãi suất thấp nhất để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước và cho phép Chính phủ có thể cơ cấu linh hoạt thời gian đáo hạn của các khoản nợ của mình để phù hợp với nhu cầu huy động vốn của Chính phủ. Đồng thời cũng tạo cho NHTW Malaysia một công cụ quản lý hiệu quả cấp độ thanh khoản của thị trường, từ đó thiết lập các tỷ lệ lãi suất hợp lý. Ngoài ra, yêu cầu này tạo cho những người mua trái phiếu một sự đảm bảo cho đồng vốn họ bỏ ra, làmxây dựng và tạo lập tăng lòng tin của dân chúng vào giớicác ngân hàng và tạo nên một tỷ lệ lợi tức đầu tư hợp lý so với tỉ lệ lạm phát trung bình. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến một vấn đề trên thị trường trái phiếu là tạo nên cầu giả tạo dẫn đến sự bóp méo lợi tức.

Các tổ chức tài chính hàng đầu và các quỹ hưu trí lớn của Malaysia đã bỏ qua nhu cầu về vốn của các nhà đầu tư riêng lẻ trong quá trình huy động vốn dài hạn để đầu tư, thậm chí loại TPCP của Malaysia với mệnh giá tối thiểu là 1.000 RM.

- Biện pháp để tạo tính thanh khoản trên thị trường: Chính phủ thực hiện chính sách bảo hiểm cho các TPCP. Khi thực hiện chính sách này, vấn đề đầu tiên phải lưu ý chính là cách tính giá của TPCP: nNgười ta đã thực hiện cách tính giá chuyển từ việc cố định giá trên từng coupon của trái phiếu sang việc quyết định giá dựa trên hệ thống đấu giá do thị trường quyết định. Vấn đề thứ hai khi thực hiện bảo hiểm cho TPCP Chính phủ đã xây dựng một hệ thống giao dịch dành cho các nhà tự doanh chủ chốt để thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển mạnh mẽ và năng động hơn.

Chính phủ thực hiện tự do hoá lãi suất: Năm 1991, các tổ chức ngân hàng được cho phép tự quyết định tỷ lệ lãi suất cho vay gốc của mình. Chính điều này đã giúp là giảm bớt tình trạng bóp méo cơ cấu lãi suất và đường cong lợi tức, tạo thuận lợi cho thị trường thứ cấp giao dịch TPCP được linh hoạt hơn.

Chính phủ đưa ra một khung thanh khoản mới (New Liquidity Framework): đĐiều này giúp làm giảm tình trạng ômnắm giữ trái phiếu và đưa ra được mức tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản.

Xây dựng Bộ đạo đức nghề nghiệp dành cho các nhà kinh doanh chủ chốt trên thị trường và các nhà môi giới trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Việc xây dựng Bộ Đạo đức nghề nghiệp này giúp duy trì được tính chuyên nghiệp cao trên thị trường đồng thời giúp bảo vệ sự chắc chắn cho các hợp đồng giao kết bằng lời nói.

Chính phủ công bố công khai kế hoạch thực hiện đấu giá TPCP, điều này giúp tăng cường tính minh bạch trên thị trường.

- Triển khai hệ thống thanh toán bù trừ: Triển khai thực hiện hệ thống thanh toán tổng theo thời gian thực (RTGS- Real Time Gross Settlement) được gọi là RENTAS. RENTAS là hệ thống thanh toán điện tử theo thời gian thực và là hệ thống thanh toán ngay khi giao hàng, hệ thống này giúp tăng tính hiệu quả của việc thanh toán đồng thời giúp loại bỏ các rủi ro khi thanh toán.

- Triển khai hệ thống công bố thông tin trái phiếu: Hệ thống này được đưa ra nhằm cung cấp thông tin thị trường đầy đủ cho thị trường trái phiếu trong nước.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w