Kinh nghiệm của Hàn Quốc 1 Thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 40 - 47)

1.3.2.1. Thị trường sơ cấp

Sự phát triển của thị trường TPCP Hàn Quốc sau cuộc khủng khoảng tài chính của nước này là một ví dụ điển hình cho các nước Châu Á á nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường TPCP của mình. Trước cuộc khủng khoảng năm 1997, Hàn Quốc chưa có thị trường TPCP do thiếu nguồn cung trái phiếu vì Chính phủ Hàn Quốc vẫn duy trì chính sách tài chính bảo thủ. Sau năm 1997, thị trường này đã có những bước phát triển vượt bậc, cụ thể:

1.3.2.1.1. Về loại TPCP: Hiện nay, trên thị trường TPCP của Hàn Quốc

gồm có TPCP thông thường và trái phiếu đặc biệt. TPCP bao gồm trái phiếu bình ổn tỷ giá hối đoái (FXSBs-Foreign Exchange Stabilization Fund Bond), trái phiếu kho bạc (KTBs - Korea Treasury Bond) và trái phiếu an ninh lương thực (FESBs) và nhà ở quốc gia (NHBs -National Housing Bond) đây là loại trái phiếu bán cho những người mua nhà trả góp ở Hàn Quốc; lớn nhất là KTBs, huy động để hỗ trợ các hoạt động tài chính của Chính phủ và là loại trái

phiếu được giao dịch nhiều nhất. Trái phiếu đặc biệt, giống như trái phiếu tài chính, do cơ quan Nhà nướcNhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: Trái phiếu tài chính công nghiệp, trái phiếu do công ty Bảo hiểm Tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) và công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (KAMCO) phát hành để tài trợ việc tái vốn hoá của các ngân hàng được tái thiết do Chính phủ sở hữu. Ngoài ra, ngân hàng Hàn Quốc còn phát hành trái phiếu bình ổn tiền tệ (MSB) để quản lý tính thanh khoản, song những trái phiếu này không được tính là một phần nợ của quốc gia

- KTBs được phát hành theo 4 loại kỳ hạn khác nhau: 3 năm, 5năm, 10 năm và 20 năm. Cho tới nay, lợi suất của KTBs thời hạn 3 năm đã được xem như là lợi suất chuẩn của thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc phát hành mới KTBs 20 năm vào năm nay và trong thời gian tới có thể KTBs 5 năm sẽ trở thành loại trái phiếu chuẩn thay thế loại 3 năm. Thiết lập KTBs làm trái phiếu chuẩn, việc cải cách hạ tầng theo hướng: Áp dụng hệ thống đấu giá Hà Lan thay cho bảo lãnh bắt buộc trên thị trường sơ cấp; một hệ thống giao dịch sơ cấp; một hệ thống thanh toán và bù trừ DVP (Delivery Vesus Payment- Giao hàng khi chi trả). Cải cách đã làm tăng tính thanh khoản của TPCP và quy mô thị trường, khối lượng KTBs đã tăng 11 lần từ năm 1998-2003 và gấp 13 lần so với khối lượng trái phiếu công ty. Thị trường TPCP Hàn Quốc trở thành thị trường giao dịch tích cực nhất Châu Á.

Phát hành KTBs: KTBs là các chứng khoán nợ của chính phủ Hàn Quốc

trả lãi cố định 2 lần một năm. Đối với việc phát hành TPCP, Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) đóng vai trò đại lý của Bộ Tài chính (BTC). KTBs được đấu thầu thông qua phương thức đấu giá kiểu Hà Lan một giá với sự tham giaá của các PDsPDs. KTBs được phát hành theo lịch đấu thầu được thông báo từ trước, do đó năâng cao tính minh bạch và khả năng dự đoán trong việc phát hành KTBs. Tính minh bạch và khả năng dự đoán được các chi phí mà Chính phủ phải chịu đối với tính bất định của thị trường. Khả năng dự đoán cũng cho phép các nhà đầu tư lập kế hoạch và đầu tư có hiệu quả hơn, khi họ đã biết về ngày phát hành, ngày đấu thầu, cũng như là loại trái phiếu và thời gian đáo hạn của các trái phiếu được đấu thầu.

Ngày phát hành: KTBs được phát hành xen kẽ theo tần suất 6 tháng một

hạn 3 năm: Ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm; (ii) Loại kỳ hạn 5 năm: Ngày 10 tháng 3 và ngày 10 tháng 9 hàng năm; (iii) Loại kỳ hạn 10 năm: Ngày 10 tháng 9 hàng năm; (iv) Loại kỳ hạn 20 năm: Ngày 10 tháng 3 hàng năm.

- FESBs được phát hành theo Luật TPCP để kiểm soát lượng cung ngoại tệ. Từ tháng 11 năm 2003, việc phát hành FESBs được nhập vào KTBs.

- Không giống như các loại TPCP phát hành qua đấu thầu, NHBs được phát hành trên cơ sở bắt buộc, khi đăng ký bất động sản hoặc xin giấy phép Chính phủ, công chúng buộc phải mua loại trái phiếu này dựa vào giá trị của tài sản đã đăng ký.

- MSBs do BOK (Bank of Korea) phát hành với mục đích kiểm soát cung tiền và thu hút thanh khoản thặng dư của các tổ chức tài chính. Mặc dù được liệt vào loại trái phiếu đặc biệt nhưng MSBs được coi như là trái phiếu Quasi-Government (là loại trái phiếu có những đặc điểm giống TPCP nhưng không phải do Chính phủ phát hành), chiếm vị trí thứ 2 về khối lượng phát hành và giao dịch. MSBs được phát hành theo 11 thời gian đáo hạn: 14 ngày, 28 ngày, 63 ngày, 91 ngày, 140 ngày, 182 ngày, 364 ngày, 371 ngày, 392 ngày, 546 ngày, và 2 năm.

- Về thông báo lịch đấu thầu: Lịch đấđầu thầu hàng năm được thông báo

vào cuối năm và các chi tiết về đợt đấu thầu hàng tháng được công bố vào cuối tháng. BTC xác định giá trị phát hành và ngày đấu thầu khi thông báo các chỉi tiếuêu đấu thầu hàng tháng. Điều kiện mỗi đợt phát hành được thông báo cùng với thư mời thầu trên báo chí và trên Website của Bộ Tài chính BTC. Các chi tiết khác như: là thời gian và ngày đấu thầu, giá trị phát hành, phương thức thanh toán cũng nằm trong thông báo đấu thầu được đưa ra 03 ngày trước ngày đấu thầu.

- Về thông báo đấu thầu: Mặc dù không có hạn chế nào áp dụng đối với

người mua tiềm năng, nhưng chỉ PDsPDs được Bộ Tài chínhBTC chỉ định mới có thể tham gia trực tiếp vào các cuộc đấu thầu. Các cá nhân và các đối tượng khác ngoài PDsPDs có thể tham gia đấu thầu không cạnh tranh thông qua các PDsPDs trung gian. Phiếu dự thầu được gửi qua BOK-Wire từ 10h40 tới 11h vào ngày đấu thầu. Giá trị dự thầu tối thiểu là 1 tỷ won (theo mệnh giá) và theo đó là số nhân của 1 tỷ won. Đấu thầu cạnh tranh dựa trên lợi suất làm tròn tới hai chữ số thập phân.

1.3.2.1.2. Hệ thống đại lý cấp I (PDsPDs)

- Tháng 7/1999, BTC triển khai hệ thống PDPDs. Các tổ chức tài chính như ngân hàng và công ty chứng khoán, được FSC (Financial Supervisory Commission - Uỷ ban Giám quản Tài chính) cấp phép giao dịch TPCP, đều được phép nộp đơn xin trở thành PDPDs.

- Các PDPDs được hưởng một số đặc quyền, bao gồm: Quyền tham gia đặc biệt vào các đợt đấu thầu TPCP tuy nhiên họ phải có nghĩa vụ như đặt giá 2 chiều mua/bán tại KTS (Hệ thống giao dịch điện tử của KRX- Korea Exchange dành cho TPCP) trên cơ sở liên tục. Các PDPDs này phải nộp báo cáo về hoạt động thị trường của mình cho Bộ Tài chính BTC định kỳ. Tính đến tháng 4/2006, Hàn Quốc có 20 PDPDs (10 ngân hàng và 10 công ty chứng khoán).

i. Điều kiện và yêu cầu trở thành PDsPDs

Bộ Tài chính chỉ định PDPDs từ các tổ chức đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn và đã tham gia vào thị trường trái phiếu với tư cách là PDPDs dự bị ít nhất 1 năm, cụ thể:(i) Về tài chính: Các công ty chứng khoán phải có tỷ suất tài sản hoạt động ròng là 150%; đối với ngân hàng thương mại phải có tỷ suất BIS (BIS ratio - chỉ số cho biết thực lực tài chính của một ngân hàng, chỉ số này do ngân hàng thanh toán quốc tế đề xuất và đang được nhiều quốc gia áp dụng) là 8%; (ii) Về nắm giữ TPCP: Bảo lãnh phát hành ít nhất 2% tổng giá trị phát hành TPCP mỗi năm; (iii) Về giao dịch TPCP: Giao dịch ít nhất 2% tổng giá trị giao dịch TPCP mỗi năm; (iv) Một số điều kiện khác: Đáp ứng đủ các yêu cầu về nhân lực và điều kiện vật chất cho hoạt động kinh doanh, phải sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ công bố thông tin.

ii. Nghĩa vụ của các PDsPDs: (i) Phải đáp ứng 5% yêu cầu bảo lãnh phát

hành tối thiếu 6 tháng một lần (phải mua ít nhất 5%); (ii) Bắt buộc phải giao dịch các trái phiếu chuẩn tại KTS (hệ thống giao dịch điện tử áp dụng đối với TPCP); (iii) Phải giao dịch tối thiểu 50% giao dịch TPCP trên KTS; (iv) Phải đáp ứng yêu cầu giao dịch tối thiểu đối với TPCP 5% tổng khối lượng giao dịch thị trường trong 6 tháng; (vi) Phải thực hiện yết giá 2 chiều trên cơ sở liên ltục; (vii) Báo cáo cho BTC về việc nắm giữ và thông tin giao dịch của KTBs;

iii. Đặc quyền đối với các PDsPDs: (i) Tham gia đặc biệt vào các đợt

đấu thầu TPCP; (ii) Hỗ trợ thanh khoản với lãi suất ưu đãi thông qua nghiệp vụ Repo; (iii) Đối tác tư vấn thường xuyên đối với Kho bạc của Bộ tài chính.

1.3.2.2. Thị trường thứ cấp

Cho tới cuối thập niên 90, thị trường trái phiếu Hàn Quốc tương đối nhỏ và kém phát triển. Thị trường TPCP thiếu tính thanh khoản do chính sách tài khoá bảo thủ của Chính phủ. Ngược lại, thị trường trái phiếu công ty tương đối lớn, nhưng giao dịch chủ yếu tập trung ở các loại trái phiếu công ty có đảm bảo ngắn hạn. Bởi vì các nhà đầu tư quen với chiến lược đầu tư “mua và nắm giữ”, thị trường thứ cấp đối với trái phiếu công ty cũng gặp phải vấn đề tính thanh khoản yếu. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các cuộc cải cách cơ cấu để thiết lập một thị trường TPCP hiệu quả. Trọng tâm của các biện pháp chính sách này là áp dụng tư cách PDPDs và thiết lập một hệ thống giao dịch điện tử phục vụ cho giao dịch TPCP giữa các nhà kinh doanh trái phiếu với nhau vào năm 1999, hệ thống này gọi là KTS. Vào tháng 10 năm 2002, trong một nỗ lực để phát triển đường cong lợi suất chuẩn, Chính phủ đã bắt buộc các PDPDs phải giao dịch các trái phiếu chuẩn (trái phiếu giao dịch tích cực) của KTBs chỉ trên KTS; ưu điểm của KTS là thiết lập KTB thành các trái phiếu chuẩn; tăng tính hiệu quả và minh bạch của thị trường; không thông qua môi giới; không thu phí đối với giao dịch Outright (giao dịch mua, bán trái phiếu đứt đoạn); theo dõi kịp thời giao dịch bất thường; tăng tính thanh khoản; giảm chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán. Các chính sách này đã đóng góp rất lớn vào việc tăng tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động giao dịch TPCP tại Hàn Quốc.

Thị trường trái phiếu thứ cấp của Hàn Quốc được chia thành thị trường (Korea Exchange - SGDCK Hàn Quốc) KRX và thị trường OTC, phần lớn các giao dịch trái phiếu được thực hiện trên thị trường OTC (chiếm 97% lượng

giao dịch) và do Hội kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (KSDA) vận hành. Thị trường OTC có cả trái phiếu niêm yết và không niêm yết được giao dịch giữa các nhà đầu tư cá nhân và các hãng chứng khoán hoặc giữa các tổ chức tài chính. Giao dịch qua OTC không cố định đơn vị yết giá và giao dịch; giao dịch thông qua môi giới: Chức năng của các nhà kinh doanh trái phiếu tương đối mờ nhạt; thoả thuận qua điện thoại và tin nhắn qua Internet.

KRX (Korea Exchange - SGDCK Hàn Quốc) niêm yết 8.400 loại TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty, giá trị giao dịch trái phiếu hàng năm vào khoảng 365 nghìn tỷ Won. Mặc dù, hiện tại thị trường trái phiếu KRX chiếm khoảng 20% khối lượng giao dịch tại Hàn Quốc, nhưng xu hướng gần đây cho thấy rằng giao dịch trái phiếu tại thị trường KRX đang tăng lên. KRX cung cấp 4 nền giao dịch khác nhau cho trái phiếu, phụ thuộc vào loại trái phiếu, KRX cũng vận hành thị trường Repo. Như vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng toàn bộ các dịch vụ của thị trường trái phiếu KRX, cho phép họ thực hiện phòng ngừa rủi ro thuận tiện thông qua các thị trường trái phiếu của KRX.

1.3.2.2.1. Giao dịch trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch chứng khoán: - KTS (Hệ thống giao dịch điện tử đối với trái phiếu Chính phủ): Thị

trường bán buôn KTBs trên hệ thống điện tử; chỉ có các nhà kinh doanh TPCP mới được giao dịch trực tiếp; các nhà đầu tư có tổ chức có thể tham gia vào thị trường thông qua các công ty chứng khoán.

- Thị trường Repo: Thị trường nơi các hợp đồng mua lại trái phiếu được

giao dịch giữa các nhà kinh doanh trái phiếu.

- Thị trường Trái phiếu Thông thường (OBM): Trái phiếu chính phủ, trái

phiếu công cộng, trái phiếu công ty và các trái phiếu Equity-Linked (là loại chứng khoán có cả đặc điểm của trái phiếu và cổ phiếu - trái phiếu chuyển đổi) được giao dịch tại đây.

- Thị trường TPCP và đô thị lô nhỏ: SGM là thị trường giao dịch khối

lượng nhỏ các TPCP và đô thị mà công chúng bắt buộc phải mua khi đăng ký bất động sản hoặc xe ôtô.

- Thị trường công cụ phái sinh: Hiện thời các hợp đồng tương lai KTB (3

và 5 năm) và hợp đồng quyền chọn đối với hợp đồng tương lai KTB (3 năm) được niêm yết trên KRX. Hiện nay, cũng đang cân nhắc niêm yết các hợp

đồng tương lai KTB 10 năm đồng thời cũng tính tới vận hành thị trường STRIPS và thị trường khi phát hành.

1.3.2.2.2. Thị trường phi tập trung (OTC)

Trên thị trường OTC, cả trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết được giao dịch thông qua công ty chứng khoán hoặc các nhà môi giới liên định chế. Hiện thời có 2 nhà môi giới dạng này đang hoạt động. Các bên tham gia thị trường OTC sử dụng phần mềm nhắn tin qua Internet để đặt giá và giao dịch. Các đặc điểm chính của giao dịch OTC tại Hàn Quốc, cụ thể: (i) Không cố định đơn vị yết giá và giao dịch; (ii) Giao dịch thông qua môi giới, chức năng của các nhà kinh doanh trái phiếu tương đối mờ nhạt; (iii) Các nhà môi giới sử dụng điện thoại và tin nhắn qua Internet; (iv) Phí môi giới cố định (thường là 1 bp tính theo giá trị giao dịch); (v) Thời hạn thanh toán có thể thương lượng trong vòng 30 ngày làm việc, thông thường là T + 1; (vi) Phương thức thanh toán chuyển giao chứng khoán thông qua hệ thống SAFE của KSD (Korea Securities Depository - TTLKCK Hàn Quốc) và chuyển tiền qua hệ thống BOK-Wire (hệ thống thanh toán liên ngân hàng tại Hàn quốc); (vii) Chi tiết giao dịch phải báo cáo cho KSDA trong vòng 15 phút.

1.3.2.2.3. KTS - Hệ thống giao dịch TPCP của KRX Khi được BTC chỉ

định làm nơi giao dịch KTB vào năm 1999, KRX đã triển khai, thực hiện hoàn toàn bằng giao dịch điện tử, được gọi là “KTS” vào năm 1999. KTS là một hệ thống nhanh, đáng tin cậy, minh bạch và hoàn toàn tự động dựa trên cơ sở Website. KTS tập trung vào giao dịch các TPCP, đặc biệt là KTBs. Mặc dù KTS về cơ bản được thiết kế cho các nhà kinh doanh trái phiếu, nhưng các đối tượng khác như là các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường thông qua các nhà kinh doanh trái phiếu. Các PDPDs bắt buộc phải giao dịch các trái phiếu KTBs tích cực trên KTS

- Đặc điểm chính của KTS: Thị trường bán buôn KTB; hệ thống đa nhà

kinh doanh trái phiếu với chức năng khớp lệnh chéo; đối tượng tham gia là các công ty thành viên và ngân hàng; công bố thông tin trực tuyến; tính toán dữ liệu về hoạt động của PDPDs; giao dịch nhanh hơn (2 giây từ khi đặt lệnh tới khi xác nhận); chi phí thấp: 0.,045 bp (KTS) so với 0.,1 bp (OTC).

- Về yết giá: Yết theo giá, chỉ có lệnh giới hạn (trên cơ sở giá Dirty trước

thuế); yết giá tạo lập thị trường (yết giá 2 chiều của PDPDs) và yết giá nhận thị trường (yết giá một chiều của nhà kinh doanh trái phiếu).

- Về giao dịch: Sản phẩm giao dịch là KTBs, MSBs, DIFBs; thực hiện

giao dịch liên tục; thời gian giao dịch từ 9h - 15h; đơn vị giao dịch: 10 tỷ Won (sẽ giảm xuống còn 1 tỷ Won trong thời gian tới)

- Về thanh toán bù trừ: Bù trừ đối chiếu giao dịch, bù trừ đa phương do

KRX thực hiện; thời hạn thanh toán là T + 1; giao chứng khoán thông qua KSD; thanh toán tiền thông qua hệ thống BOK-Wire.

1.3.2.2.4. Thị trường Repo

KRX triển khai giao dịch Repos vào tháng 2/2002. Thị trường Repo

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w