6. Kết cấu của Luận án
1.53. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.53.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
1.53.1.1. Thị trường sơ cấp
1.53.1.1.1. Một số mốc quan trọng về quá trình phát triển thị trường trái phiếu Nhật Bản:
- Năm 1870, Nhật Bản đã phát hành TPCP lần đầu tiên trong lịch sử bằng đồng Bảng Anh trên thị trường LonDon nhằm huy động vốn để xây dựng hệ thống đường sắt.
- Cuối năm 1965 đầu năm 1966, lần đầu tiên phát hành TPCP dưới hình thức bảo lãnh tập đoàn, kỳ hạn là 7 năm. Đến năm 1971, Chính phủ Nhật nâng thời gian đáo hạn của trái phiếu từ 7 năm lên 10 năm.
- Năm 1978, phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn 3 năm.
- Năm 1983, áp dụng hình thức phát hành TPCP công khai qua hệ thống ngân hàng. Cuối năm 1984 và đầu năm 1985 lần đầu tiên cho phép các ngân hàng giao dịch TPCP và hình thành lên thị trường kỳ hạn.
- Năm 1998, áp dụng thông báo công khai trước lịch đấu thầu và khối lượng TPCP dự kiến phát hành, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có đủ các thông tin về thị trường TPCP, nâng cao sức hấp dẫn của TPCP.
- Năm 1999, áp dụng hình thức miễn thuế thu nhập cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với lãi thu được từ TPCP.
- Năm 2000, áp dụng hình thức lệnh “mở lại” (Re-open) cho phép kết hợp với nhiều loại TPCP.
- Năm 2002, áp dụng lệnh “tách TPCP ” (Strip GB) cho phép tách phần gốc và lãi của TPCP thành hai phần riêng biệt và đều có thể được mua bán, hiện nay sau khi đã tách vẫn có thể thực hiện việc nhập lại gốc và lãi; bên cạnh đó triển khai hình thức “Đấu thầu mua lại” và phát hành TPCP lãi suất thả nổi đặc biệt giành cho các nhà đầu tư riêng lẻ.
- Năm 2006, bỏ hình thức bảo lãnh phát hành và chuyển hết sang hình thức đấu thầu.
- 10/01/2006, nghiệp vụ lưu ký ở Nhật có những thay đổi quan trọng về quy chế lưu ký, mã chứng khoán, điện tử hoá công tác lưu ký và thanh toán, mỗi loại chứng khoán có những quy định khác nhau.
- 7/3/2007, ban hành Luật ghi chép trái phiếu, sau 5 năm kể từ 8/3/2008 các trái phiếu phát hành được thực hiện dưới hình thức ghi sổ, sau thời hạn chuyển đổi sẽ không phát hành trái phiếu vật chất, (chỉ phát hành trái phiếu vật chất trong trường hợp đặc biệt).
1.53.1.1.2. Về phát hành trái phiếu Chính phủ
Bộ Tài chính Nhật Bản chịu trách nhiệm phát hành TPCP nhưng uỷ nhiệm cho ngân hàng Nhật Bản thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến phát hành, việc tập trung các công việc hành chính đã đơn giản hoá quy trình thủ tục. Ngân hàng Nhật Bản cũng là cơ quan lưu ký và thanh toán cuối cùng đối với TPCP, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua và bán trái phiếu tại SGDCK hoặc thông qua các giao dịch phi tập trung với các công ty chứng khoán và việc thanh toán có thể thực hiện tại ngân hàng Nhật Bản cho cả hai trường hợp.
Trái phiếu Chính phủ dài hạn được phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách (TPCP bù đắp thâm hụt) hoặc để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng (TPCP xây dựng). Tuy nhiên, không có sự khác biệt trong các đợt phát hành cho dù phục vụ mục đích tài trợ thâm hụt hay tài trợ cho cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư có thể tự xét đoán dựa trên kỳ hạn và danh mục đầu tư của mình. Hệ thống “phát hành lại” bắt đầu áp dụng từ năm 2000, nó cho phép
một đợt phát hành có thể được bán trong nhiều lần khác nhau, để có thể tăng khối lượng phát hành và tính thanh khoản của TPCP.
Để việc phát hành được thuận lợi Chính phủ Nhật Bản đã phát hành các loại TPCP nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân như TPCP cho các nhà đầu tư đơn lẻ, tín phiếu với lãi suất thả nổi, trái phiếu theo chỉ số lạm phát. TPCP có nhiều loại kỳ hạn khác nhau, nhưng kỳ hạn dài nhất là 30 năm, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đường cong lãi suất cho thị trường.
1.35.1.1.3. Về kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ
Về kỳ hạn của TPCP Nhật Bản phát hành chủ yếu tập trung vào các loại trái phiếu dài hạn và siêu dài hạn (15 năm , 20 năm và 30 năm) và giảm loại trái phiếu ngắn hạn. TPCP được phát hành bằng đồng Yên của Nhật Bản và bằng USD (Đô la Mỹ). Tỷ lệ vay nợ của Chính phủ Nhật so với GDP là rất cao, năm 1993 là 69,3%/GDP, năm 1998 là 109,8%/GDP, năm 2003 là 140,1%/GDP và năm 2007 dự kiến là 148,1%/GDP. Hơn 95% khối lượng TPCP Nhật đã phát hành do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ do đó, thị trường TPCP Nhật phát triển rất ổn định và hoạt động có hiệu quả nhất trên thế giới. Lãi suất TPCP khá ổn định và thấp hơn so với lãi suất cùng kỳ hạn của các loại hình tín dụng khác trên thị trường, ví dụ đối với loại TPCP kỳ hạn 10 năm, từ năm 1997 đến nay mức lãi suất chỉ dưới 2%/năm. Các loại TPCP dài hạn phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt NSNN hoặc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không có sự khác biệt trong các đợt phát hành cho dù huy động để bù đắp thiếu hụt hay để chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Ở Nhật bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc, còn có các loại kỳ phiếu kho bạc có coupon, kỳ phiếu kho bạc chiết khấu và trái phiếu dài hạn.
1.53.1.1.4. Về phương thức phát hành
Tại Nhật TPCP được phát hành theo hai phương thức cơ bản đó là: Đấu thầu và bảo lãnh phát hành. Đấu thầu TPCP được ủy thác cho ngân hàng Nhật Bản. Tổ hợp bảo lãnh trái phiếu bao gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và tiết kiệm, các công ty tài chính và các định chế tài chính nước ngoài.
Bộ Tài chính phối hợp với NHTW và các tổ chức bảo lãnh phát hành trong việc quy định lãi suất; dự toán NSNN hàng năm được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đưa ra kế hoạch phát hành TPCP cụ thể cho từng thời điểm trong năm, kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở trao đổi, thống nhất với
NHTW và các tổ chức bảo lãnh phát hành; TPCP Nhật được niêm yết tại SGDCK.
Ngoài trái phiếu do Chính phủ phát hành, tại Nhật còn có các loại trái phiếu do chính quyền địa phương và các cơ quan chính phủ phát hành. Đối với trái phiếu chính quyền địa phương muốn phát hành ra công chúng thì phải được sự đồng ý của Bộ Nội vụ; các cơ quan của Chính phủ được phép phát hành trái phiếu như các ngân hàng, tổ chức tín dụng... các tổ chức này thuộc sở hữu Nhà nước, được phép huy động vốn tài trợ cho các mục tiêu phát triển. Ngoài các tổ chức trên còn có tổ chức Tiết kiệm Bưu điện cũng tham gia huy động vốn của các tầng lớp dân cư và sử dụng số tiền huy động được để mua TPCP hoặc cho các cơ quan Chính phủ vay lại.
Đối với các đợt phát hành trái phiếu coupon, Bộ Tài chính Nhật sẽ quy định mức lãi suất coupon trên cơ sở phối hợp với Tổ hợp bảo lãnh phát hành TPCP trước khi tổ chức đấu thầu; thông lệ thì mức lãi suất coupon xác định căn cứ vào mức giá đấu thầu bình quân thấp hơn mệnh giá, lãi suất của các đợt phát hành TPCP được căn cứ vào các điều kiện trên và thực trạng của thị trường. Thị trường trái phiếu ở Nhật Bản gồm có: Thị trường TPCP và thị trường trái phiếu của các tổ chức Chính phủ, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, thị trường trái phiếu ngân hàng và trái phiếu công ty; trong đó thị trường TPCP là thị trường trái phiếu có quy mô và khối lượng giao dịch lớn nhất ở Nhật.
- Trái phiếu ở Nhật Bản được phát hành dưới hình thức ghi sổ (phi vật chất) chiếm tỷ trọng lớn và trái phiếu chứng chỉ (vật chất) phát hành cho người dân để tiết kiệm và tích trữ chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với tổng lượng phát hành, chủ yếu là loại chứng chỉ trái phiếu đã phát hành trước đây; hiện nay, khi người dân muốn đầu tư vào TPCP có thể mua qua hệ thống các ngân hàng hoặc tiết kiệm bưu điện.
- Trước đây, ở Nhật thực hiện việc đấu giá thông qua bảo lãnh phát hành, hiện nay đang áp dụng hình thức đấu giá cạnh tranh. Phương pháp xác định giá được hình thành qua khớp lệnh đặt hoặc thoả thuận, việc khớp lệnh được thực hiện liên tục. Từ năm 2006, bỏ hình thức bảo lãnh phát hành và chuyển hết sang hình thức đấu thầu. Trước năm 2006, khối lượng trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh chiếm khoảng 20%/ tổng khối lượng trái
- Ở nhật hiện có 06 Sở Giao dịch chứng khoán (trong đó, Tokyo và Osaka là hai sàn giao dịch quốc tế). Theo quy định, một công ty có thể niêm yết tại nhiều sở giao dịch khác nhau, khoảng 93% các giao dịch được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, về chỉ số giao dịch Nickey sàn Tokyo thấp hơn so với sàn Osaka. Các sở giao dịch chứng khoán hoạt động động lập nhau, cạnh tranh nhau và là biểu tượng cho sự phát triển của vùng có Sở giao dịch chứng khoán.
1.53.1.1.5. Về hệ thống đại lý cấp I
Hiện tại, Nhật bản đã thiết lập hệ thống đại lý phân phối sơ cấp gồm 25 PDs (đại lý cấp I) đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, trong đó hơn một nửa PD là các tổ chức nước ngoài bao gồm một số ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán uy tín có nhiệm vụ tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Nhờ có hệ thống PDs mà Chính phủ tiết kiệm được các chi phi phí và cung cấp các loại trái phiếu phù hợp cho các nhà đầu tư. Để có đủ điều kiện và trở thành một PDs (đại lý cấp I) phải được sự chấp thuận của Bộ tài chính và dựa trên thành tích của các công ty chứng khoán, một trong những điều kiện để trở thành PDs là phải mua ít nhất 1/3 khối lượng phát hành của một lô trái phiếu; liên tục trong 02 tháng Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào kết quả của các đại lý để công nhận mới các PDs hoặc đình chỉ quyền làm đại lý cấp I.
Chính phủ Nhật bản thực hiện việc công khai hoá lịch phát hành, đối thoại với thị trường thông qua hệ thống các nhà kinh doanh sơ cấp (đại lý cấp I). Nhà kinh doanh sơ cấp là các công ty chứng khoán, tham gia vào việc đấu thầu TPCP và chịu trách nhiệm duy trì tính thanh khoản trên thị trường. Nhật Bản đang trong giai đoạn áp dụng hệ thống được gọi là “Các đối tượng tham gia đặc biệt của thị trường TPCP Nhật Bản” và có kế hoạch trở thành hệ thống nhà kinh doanh sơ cấp. Chính phủ tăng cường đối thoại với thị trường và thu thập các thông tin cần thiết từ các đối tượng tham gia chủ chốt trên thị trường, các thông tin về thị trường TPCP được công khai trên trang Website của Bộ Tài chính Nhật Bản http://www.mof.go v .jp/english/bonds/pub.htm việc đối thoại với thị trường giúp tạo lập và nâng cao lòng tin của nhà đầu tư đối với Chính phủ.
1.53.1.2. Thị trường thứ cấp
Tại Nhật Bản, Ngân hàng Nhật Bản tiến hành cả thanh toán trái phiếu và thanh toán vốn liên quan đến TPCP và hệ thống thanh toán Delivery Versus
Payment - Giao hàng khi chi trả (DVP) không áp dụng trên giấy tờ đã được áp dụng. Hiện tại, ở Nhật 70% - 80% các giao dịch trái phiếu được thực hiện qua giao dịch điện tử, 10% giao dịch trái phiếu thực hiện qua điện thoại (có hỗ trợ của nhân viên) và còn lại là giao dịch trực tiếp qua điện thoại nhưng không có sự hỗ trợ của nhân viên, các giao dịch chủ yếu là bán buôn. Các giao dịch trái phiếu chủ yếu do các Dealer nhập lệnh trực tiếp chiếm từ 70%-75%/ tổng khối lượng giao dịch. Hiện nay, có khoảng 250 loại TPCP được giao dịch trên các sàn GDCK ở Nhật; sàn Tokyo chỉ thực hiện các giao dịch tương lai với mục đích nâng cao tính thanh khoản của TPCP.
1.53.1.2.1. Thị trường OTC: Hầu hết các giao dịch được tiến hành thông
qua thị trường OTC và chỉ có một số các giao dịch quy mô nhỏ của cá nhân là được tiến hành tại SGDCK, xuất phát từ các lý do hầu hết các nhà đầu tư TPCP là các nhà đầu tư lớn, các giao dịch của họ thường với khối lượng là hàng trăm tỷ yên. Để có thể tiến hành các giao dịch với khối lượng lớn như vậy, các công ty chứng khoán có chức năng như tổ chức tài chính trung gian phải hỗ trợ các đối tác như vai trò của nhà tạo lập thị trường, trong khi đó các giao dịch tại SGDCK chủ yếu là có quy mô nhỏ và không thể thự hiện các giao dịch có quy mô lớn. Mặt khác, đối với các giao dịch có quy mô lớn nếu thực hiện giao dịch tại SGDCK sẽ bị cả thị trường biết đến và có tác động tiêu cực đến thị trường, đây cũng chính là lý do các nhà đầu tư lựa cho các giao dịch trên OTC thay vì thực hiện tại SGDCK đối với giao dịch trái phiếu.
Các giao dịch chủ yếu được thực hiện qua OTC, bởi lẽ một công ty có thể phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau và việc mua, bán được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính, ngân hàng. Trong giao dịch nói chung, vai trò của các PD (đại lý cấp I) là rất quan trọng, nó giúp các đại lý giao dịch trực tiếp với nhà đầu tư.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ở Nhật hiện có 21 thành viên chính thức và 300 nhân viên. Hiệp hội có 02 chức năng chính là bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu và thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động trên thị trường trái phiếu. Hàng ngày, các thành viên phải báo cáo trước 3 giờ chiều và đến 5 giờ 30 phút chiều cùng ngày Hiệp hội sẽ công bố công khai các thông tin liên quan đến thị trường (giá trái phiếu, khối lượng giao dịch,…) đến các nhà kinh doanh trái phiếu và nhà
- Từ năm 2001, trở lại đây Chính phủ đã giảm việc phát hành trái phiếu rồi sau đó cho vay lại, khối lượng giao dịch TPCP chiếm tỷ trọng cao trên thị trường trái phiếu, chủ yếu là giao dịch qua OTC.
- Ở Nhật các ngân hàng tuyệt đối không cho các nhà đầu tư vay tiền để đầu tư vào chứng khoán vì rủi ro trong lĩnh vực này rất cao và có khả năng xẩy ra những phản ứng dây chuyền gây tác động bất lợi đến nền kinh tế, muốn vay tiền để đầu tư vào chứng khoán các nhà đầu tư có thể vay từ các công ty chứng khoán. Các ngân hàng ở nhật thường mua TPCP và họ thường nắm giữ chứng khoán sau đó bán lại cho Chính phủ.
- Một điểm đáng chú ý là Nhật Bản loại bỏ thuế giao dịch chứng khoán đối với giao dịch TPCP. Áp dụng hệ thống thuế đối với các nhà đầu tư không phải là đối tượng cư trú, các khoản đầu tư của họ được miễn thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn khi sử dụng hệ thống lưu ký tập trung, chính vì vậy dư nợ và giao dịch TPCP đã tăng lên tạo điều kiện và kích thích thị trường TPCP phát triển.
1.53.1.2.2. Thị trường Repo
Giao dịch Repo “thoả thuận mua lại” có sử dụng trái phiếu làm tài sản thế chấp; là một giao dịch để kinh doanh hoặc huy động vốn bằng cách bán hoặc mua trái phiếu với điều kiện sẽ phải mua hoặc bán lại trái phiếu sau một thời gian cố định. Đi vay và cho vay chứng khoán được thực hiện rộng rãi bởi