Bài “Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 120 - 122)

- Trọng lực Trọng lượng

3. Lực và phản lực

3.4.2.1.4. Bài “Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc”

+ Thi gian lên lp

Bài này dạy trong thời gian 1 tiết học nhưng chúng tôi thực hiện trễ hơn dự

kiến 5 phút, ở câu 6,7 PHT3 HS còn lúng túng, bên cạnh đó do HS tự làm thí nghiệm để tìm độ cứng của một lò xo và xử lý luôn số liệu trên lớp nên chúng tôi đã dạy luôn qua phần chuyển tiết của HS.

+ Tiến trình tìm hiu ni dung

Ở phần đầu của bài học diễn ra khá sôi nổi, HS tự chuẩn bị các dụng cụ như

là lò xo và dây cao su và các câu hỏi của PHT1 nên HS tìm hiểu các đặc điểm của lực đàn hồi một cách dễ dàng, hầu hết HS đều trả lời được các câu hỏi PHT1. Ở

phần định luật Húc chúng tôi cho HS làm thí nghiệm đo ngay trên lớp mà không cần đến phòng thực hành, kết quả ngoài dự kiến là HS làm rất tốt các thí nghiệm

đến những GV trong tổđi dự giờ tiết học đó đều ngạc nhiên ( có GV cho rằng : “HS sẽ không làm được, hoặc có làm được thì cũng không xác định được giá trị của độ

cứng, không ngờ rất nhiều nhóm HS đã xử lý rất tốt đồng thời còn tự trình bày kết quả trên bảng trong thời gian rất ngắn” đó là ý kiến của thầy Nguyễn Văn Hiếu một GV trong tổ vật lý của trường). Ở câu 5 PHT3 (Một người cần xác định trọng lượng của một vật nhưng họ chỉ có một giá ba chân, một lò xo, một cái thước và chỉ một quả cân. Vậy họ phải làm như thế nào?) GV cũng gợi ý: dùng biểu thức định luật húc F=k.x đến đây ta được:

Ta có khi vật 1 thì P1=k.x1 và vật 2 thì P2=k.x2 nên ta có 2 2 1 1 .x P P x

Các giá trị x đo bằng thước , còn P1 đã có rồi theo giả thuyết

+ Nhn xét sau gi hc

Từđầu giờ đến cuối giờ học không khí lớp học luôn sôi nổi, HS rất thích khi tự làm thí nghiệm, ở cuối giờ cũng lại là một bất ngờ cho cả GV giảng dạy và các GV đến dự là khi nói vềứng dụng của lực đàn hồi GV chỉ cho HS tìm hiểu vềứng dụng của các cây cầu không những vậy mà HS còn giới thiệu về một số cây cầu đẹp nhất của thế giới bên cạnh những cây cầu đơn giản ở vùng sông nước của Long An,

điều này cũng chứng tỏ nhiều em còn tự tìm hiểu thêm trên mạng internet rồi giới thiệu cho các bạn trong lớp và GV.

3.4.2.1.5. Bài “ Lực ma sát”

+ Thi gian lên lp

Thời gian tìm hiểu các phần nội dung bài này trong thời gian 1 tiết học nhưng chúng tôi thực hiện trễ hơn dự kiến 5 phút.

+ Tiến trình tìm hiu ni dung

Buổi học của cả 4 lớp TN đều diễn ra khá hào hứng, sôi nổi do có sự tranh luận giữa các thành viên trong nhóm với nhau, HS tỏ ra rất quan tâm đến nội dung của bài học vì những kiến thức trong bài liên quan rất nhiều đến thực tế và tương

đối dễ hiểu, các câu hỏi ở PHT1 không có gì khó đối nên HS đều trả lời được hết, ở đầu bài HS được tự làm TN với những dụng cụ đơn giản mà mỗi nhóm chuẩn bị, tuy nhiên ở phần lực ma sát phụ thuộc vào những yếu tố nào GV cho các nhóm HS trả lời, có nhiều ý kiến trùng lặp nên GV chốt lại cho HS, ở câu 1 PHT3: Vì sao đế

dép, lốp ôtô, xe đạp, phải khía (rãnh) ở mặt cao su? Nó có giúp gì trong việc người lái điều khiển xe? Thì GV hướng dẫn HS trả lời: Khi trời khô, những bánh xe bằng phẳng hơn sẽ tạo ra nhiều lực ma sát hơn. Những bánh xe có rãnh sâu thích hợp với trời mưa. Nhờ những rãnh sâu trên bánh xe, nước sẽ xúc đi chỗ khác, tạo điều kiện cho bánh xe chạm mặt đường. + Nhn xét sau gi hc

Buổi học của các lớp TN đều đạt được chất lượng cao, nội dung bài học thu hút sự chú ý của HS những thông tin mở rộng ngoài SGK đã góp phần nêu bật được ý nghĩa bài học, giúp HS nắm vững kiến thức hơn, hiểu sâu sắc hơn, không khí lớp học thật thoải mái, HS rất hứng thú trong quá trình học.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)