Vật lý, một môn khoa học tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi người đồng thời góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, những kiến thức vật lý luôn được áp dụng trong những hoạt động của con người, ở đâu đâu bất cứ lúc nào cũng có mặt, có sự hiện diện của vật lý, dựa trên những nguyên lý, những định luật con người có thể phát minh, tìm tòi, khám phá và cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, cũng như những sản phẩm có chất lượng và công nghệ cao như hiện nay. Ngay từ còn ở bậc THPT vấn đề giảng dạy để làm sao gắn với thực tiễn và đưa những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, để HS thấy rõ sự liên hệ của kiến thức với thực tiễn từ đó HS hiểu được ý nghĩa của bài học, các định luật định lý, cũng như vận dụng chúng một cách dễ dàng …. nhưng thực tế trong quá trình giảng dạy, đa số GV chỉ cung cấp và giảng dạy theo kiến thức của SGK để đảm bảo đủ, đúng nội dung, và đúng thời gian quy định…, cũng chính vì thế mà làm cho HS đôi lúc không biết học nó để làm gì, cứ nghĩ rằng học là phải học. Theo một cuộc điều tra vào tháng 1 năm 2008 của 200 HS lớp 10 trường THPT Cần Đước, trên 80% HS trả lời phải học vật lý chỉ vì trong chương trình có nên bắt buộc phải học. Cũng trong cuộc điều tra này hầu hết HS cho rằng khi học môn vật lý rất nặng nề, khó hiểu, không biết vận dụng chúng vào đâu với một mới kiến thức khô khan, những kiến thức vật lý đã học để làm gì, chúng gắn kết với đời sống và sinh hoạt như thế nào, mặt khác có quá nhiều công thức hầu như HS không biết vận dụng chúng ra sao. Tuy HS cũng cho biết rằng đâu đâu cũng xuất hiện sự có mặt của những kiến thức đã học, nhưng họ cũng chẳng biết nó thể hiện như thế nào, chính vì vậy càng ngày môn vật lý trở nên rất nặng nề với những kiến thức hàn lâm mà GV truyền đạt lại, những kiến thức đó sẽ quên ngay sau khi
HS học xong, và cũng chẳng biết trong thực tế nó như thế nào, cảm thấy các kiến thức càng ngày càng xa rời với thực tế, từđó rất khó tiếp thu môn học.
Học để ứng dụng như thế nào? Bên cạnh sự phát triển của xã hội, những kiến thức cơ bản hầu như HS có thể tìm được ở rất nhiều sách báo, cũng xin đề cập đến vấn đề: tại sao HS rất thích xem phim khoa học, họ có thể dành rất nhiều thời gian để xem phim nhưng họ rất ngại đọc sách, và ngại tìm tòi học hỏi, tra cứu, chán học đồng thời cảm thấy mệt mỏi. Chính vì trong phim là những ứng dụng khoa học vào trong đời sống của họ, hay những hiện tượng vật lý gắn liền với cuộc sống từ đó kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Những kiến thức đã học, HS cảm thấy khô khan, thay vì với tình huống có vấn đề mang tính chất là những ứng dụng hay những câu hỏi thực tế sẽ kích thích óc tìm tòi của HS, để giải quyết những câu hỏi thực tếấy không những HS cảm thấy mình phải tìm tòi để trả lời những câu hỏi, mà từđó những kiến thức đã học họ cảm thấy có ích cho bản thân, cho đời sống của họ nhiều hơn. Một khi HS nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môn học, thì việc học tập trở nên dễ dàng hơn, họ tìm kiếm những kiến thức để giải quyết các vấn đề của cuộc sống xung quanh và biết được các kiến thức ảnh hưởng đến cuộc sống của mình vì thế nhu cầu tìm hiểu cũng tăng lên.
Dạy học gắn thực tiễn cũng là một yêu cầu cần phải đặt ra đối với cả GV, quá trình dạy học không còn là dạy các bài học cụ thểđể xây dựng kiến thức mới cho HS nữa. Cũng chính vì lối “giảng dạy thiên về xây dựng tiến trình xây dựng kiến thức với quá nhiều tham vọng, quá nhiều mục tiêu cần phải đạt tới bằng gần như duy nhất một loại họat động học tập là xây dựng kiến thức mới vốn luôn khiêm cưỡng, mang nặng tính hàn lâm, lý thuyết khô khan, đơn điệu, xa rời thực tiễn và nhu cầu người học, là do họat động học tập đuợc tổ chức phỏng theo hoạt động nhận thức khoa học” [32] , đứng trước kiến thức vừa xây dựng HS cũng không giải quyết và áp dụng nó như thế nào, dẫn đến tình trạng HS càng học càng cảm thấy chán học, nên việc dạy học không thểđáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. Ngày nay, quá trình dạy học phải hướng tới quá trình lĩnh hội kiến thức mới, và cũng chính là quá trình sử dụng kiến thức mới vào giải quyết vấn đề thực tiễn đích thực đang có
trong cuộc sống. Có như vậy thì kiến thức HS học được không những có ích cho bản thân các em mà còn có thể tăng lên rất nhiều, nó còn là cơ sở quan trọng hơn việc thực hiện những thí nghiệm kiểm chứng, HS sẽ có niềm tin vào kiến thức đã học, cũng như tin tưởng vào khoa học nói chung. Một khi kiến thức của HS được áp dụng không những để giải quyết nhiệm vụ học tập mà còn hình thành ở HS nhiều vấn đề khác, qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập, tìm hiểu những ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống trong khoa học, sự hiểu biết của HS sẽ vượt qua khỏi một phạm vi hạn hẹp mà trước đây họ đã từng có, kiến thức học vượt qua khuôn khổ của chương trình, nội dung của môn học, đồng thời thấy được sự gắn kết của các môn học cũng như những các môn khoa học khác. Dạy học gắn với thực tiễn không những GV làm cho HS thấy được những ứng dụng của kiến thức mình đã học, những ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào đời sống mà nó còn hình thành ở HS một niềm say mê khoa học, một sự hứng thú để tìm tòi, giải thích những sự thay đổi xung quanh mình, hình thành nên một động cơ học tập đúng đắn.
Về mặt tâm lý học, cần khơi gợi động cơ học tập, bằng các tình huống học tập, các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng và tùy mức độ hiểu biết của HS, có nhận thức đúng đắn trong quá trình học tập … tạo cho HS một môi trường học tập để HS có thể tin tưởng vào khả năng làm việc của mình với những kiến thức đã đang và sẽ có.
Mặt khác, kiến thức vật lý PT thường là những kiến thức tương đối đơn giản mà HS có thể tìm đọc được ở bất kỳ những tài liệu SGK, hoặc sách tham khảo, nhưng việc vận dụng nó trong thực tiễn và việc ứng dụng nó chưa được GV đào sâu một cách thỏa đáng, đa phần chỉ cung cấp những kiến thức đã có trong SGK, và để làm bài tập. Với lối dạy học như thế, khi học xong thì làm được bài tập mà thôi chứ chưa rèn cho HS một thái độ học tập, tinh thần làm việc hợp tác (đó là tinh thần làm việc tập thể), quan niệm dạy học cho rằng HS rất trống rỗng khi bắt đầu học, đến khi học họ mới có thể tiếp thu và biết được là sai lầm: “học trò không thể như con chim non nằm trong tổ há miệng chờ chim mẹ tha mồi về mớm cho ăn. HS phổ
thông nhất là THPT, đã có mức độ trưởng thành nhất định. GV phải dạy cho các con chim này bắt đầu bay đi tìm mồi. Trong nhà trường phải bắt đầu huấn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập để sau này các em có năng lực bươn trãi trong cuộc sống. Câu nói “kiến thức này thầy không dạy trên lớp, nên em không học” không thể chấp nhận được. Do đó, trọng tâm của việc đánh giá một tiết dạy phải đặt vào những hoạt động của HS trong tiết ấy”[4]. Hiện nay khoa học công nghệ, truyền thông phát triển một cách mạnh mẽ, những kiến thức khoa học bắt đầu được đưa hẳn vào các chương trình truyền hình, những chương trình em yêu khoa học, mục đích của những chương trình đó cho các em thấy được những kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Nên trong việc dạy học chúng ta cũng phải mạnh dạn đưa những ứng dụng khoa học vào trong dạy học, từ đó HS tự tìm hiểu các kiến thức. Với mức độ của các em và dưới sự hướng dẫn của GV, hệ thống câu hỏi trong PHT với những câu hỏi gần gũi với cuộc sống sẽ giúp các em trả lời một cách dễ dàng không phải mất nhiều thời gian. Chúng ta cũng cần nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp GV không dám mạnh dạn giao cho HS làm vì ngại là họ không thể làm được. Điều đó cũng có phần đúng, HS sẽ không bao giờ giải quyết được nếu như chỉ giao cho HS những nhiệm vụ, rồi đến giờ báo cáo, đến tiết học thì cho HS trả lời thì chắc chắn rằng họ không thể làm được, còn một khi có sự hướng dẫn, theo dõi nhắn nhở và những câu hỏi gợi ý cho một vấn đề nào đó thì họ sẽ làm được, khi đó việc học của họ trở nên nhẹ nhàng hơn, mà môi trường học, lớp học cũng trở nên thân thiện hơn, dễ gần hơn, HS sẽ cảm nhận được những kiến thức xung quanh thật hay và có ý nghĩa cho cuộc sống. Với cách làm này không những HS thích học môn học mà mình đảm nhận mà còn tìm tòi khám phá những tiết học khác. Thực tế, nếu tìm cách cho HS tự lực học tập nhưng HS chỉ tự lực học tập trong khuôn khổ kiến thức đã biết và tự trả lời các câu hỏi để nhằm đáp ứng yêu cầu là tìm hiểu kiến thức và đi xây dựng các kiến thức trong SGK chứ chưa vượt khỏi ra khỏi khuôn khổ của lớp học.
Dạy học gắn với thực tiễn sẽ góp phần làm phát triển nhân cách của HS thông qua việc khuyến khích các cách tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh
hội kiến thức, hình thành ở HS rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết cho việc học tập của các em cũng như trong đời sống sau này của các em, để HS học tập thoải mái hơn, tinh thần và thái độ học tập tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy GV không những kích thích hứng thú học tập cho HS mà các hình thức và cách tổ chức học tập gắn với thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS. “Qua những thảo luận, tranh luận, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được khẳng định hay bác bỏ, qua đó những hiểu biết của họ sẽ được hình thành hoặc được chính xác hóa. Mặt khác, trong việc học tập theo nhóm, tất cả mọi HS, từ người kém đến người khá, đều có thể trình bày ý kiến của mình, tức là có điều kiện tự thể hiện mình. Điều đó có tác dụng kích thích rất mạnh hứng thú học tập của HS, chẳng khác gì việc đi hát karaôkê” [4], từ đó rèn luyện cho HS rất nhiều những kỹ năng sống và làm việc ( giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác, tổ chức, quản lý, ra quyết định), và kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin từ những nguồn thông tin khác nhau ( thực tiễn, tài liệu, sách báo, internet ….) đó là những kỹ năng cần thiết cho một công dân trong thời kỳ hội nhập.
Trong kiểu dạy học gắn với thực tiễn HS có thể tiếp cận với các vấn đề có nội dung rất thực tế “mang hơi thở của thời đại” [4]. Ví dụ: Trong một tai nạn giao thông, một ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu tác dụng lớn hơn? Ôtô nào nhận gia tốc lớn hơn” Hãy giải thích?.
Mặt khác “HS chỉ thực sự tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập cần giải quyết có mối liên hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà họ đang sống và chỉ có những vấn đề như thế mới thực sự làm cho họ hứng thú tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hết khả năng của mình để giải quyết. Chính vì vậy, với ngay cả những kiến thức cổ điểm cũng cần phải đặt chúng vào các vấn đề của thực tiễn đích thực hôm nay”. [32]
Và cũng cần phải dạy vật lý gắn với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính đặc thù của môn học, từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng hiểu biết của HS về thế giới xung quanh.
1.4.3. Các biện pháp để dạy học vật lý gắn với thực tiễn 1.4.3.1. Dùng dụng cụ trực quan mang tính thực tiễn