Nhận xét quá trình học tập của H Sở các lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 115 - 116)

- Trọng lực Trọng lượng

3.4.1.Nhận xét quá trình học tập của H Sở các lớp thực nghiệm

3. Lực và phản lực

3.4.1.Nhận xét quá trình học tập của H Sở các lớp thực nghiệm

Với PHT1 và hệ thống bài tập mang tính thực tiễn cũng như những ứng dụng khoa học ở PHT2 và PHT3 và các tài liệu học tập đã được giao cho HS từ đầu chương, HS có cơ sở và cái nhìn bao quát về kiến thức của chương, HS tự lực tìm hiểu PHT1 nên khi vào học HS học tập tích cực hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến, xây dựng kiến thức cũng như trình bày các ý kiến riêng của mình bên cạnh đó những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình chuẩn bị được HS trao đổi với các bạn cùng nhóm cũng như GV trong quá trình học tập. Không những thế rất nhiều HS cũng như nhóm HS sau khi thắc mắc chưa tìm ra được câu trả lời đã liên lạc với GV khi chưa đến tiết học.

Với cách học theo nhóm được xem là khó thực hiện ở trong chương trình THPT nhưng đối với các lớp thực nghiệm do có sự theo dõi (thông qua phiếu theo dõi phát cho nhóm trưởng) HS có điều kiện trao đổi, học tập và giúp đỡ nhau, bước

đầu cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Với hệ thống bài tập định tính mang tính thực tiễn và các vấn đề thực tiễn HS vận dụng kiến thức để giải thích những hiện tượng xung quanh mình. Khi giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS được rèn luyện kỹ năng tìm kiếm, thu thập, cũng như xử lý thông tin, phân công sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm và thấy được tinh thần làm việc theo nhóm và sự cố gắng của mỗi cá nhân. Trong quá trình học tập HS ở những lớp cơ bản từ thụđộng chán học lại cảm thấy có hứng thú với việc học. Việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn đã phần nào giúp cho HS các lớp cơ

bản cũng như những HS chán nản môn vật lý tìm lại hứng thú trong quá trình học tập, HS có thể mở rộng được tầm hiểu biết của mình một cách sâu rộng hơn, mà nếu dạy bình thường không thể có được. HS học tập thoải mái, không bị căng thẳng, áp lực khi buộc phải tiếp thu kiến thức do GV thông báo trong cách dạy học cũ. (Đối với các nhóm ĐC GV giảng dạy bình thường theo tiến trình SGK nên HS học tập trong khuôn khổ chương trình, lớp chưa sôi nổi, đồng thời các lớp 10 được sắp xếp vào buổi học chiều nên HS cảm thấy mệt mỏi).

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 115 - 116)