học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy học
Hiện nay ở trường phổ thông đa số GV chỉ giảng dạy những kiến thức đã có theo trình tự trong SGK, hầu như ít chú ý đến nguồn gốc phát sinh hay nhu cầu thực tế thúc ép thế nào để có được kiến thức hoặc những ứng dụng của các kiến thức đã học, tầm quan trọng của các kiến thức đó đối với cuộc sống... Như thế phần lớn HS dễ có khuynh hướng chán nản, không thích học tập vật lý, cho rằng kiến thức quá khó đối với bản thân, học mà không được ứng dụng thực tế, dẫn đến việc không thích học môn vật lý nói riêng và các môn tự nhiên khác nói chung. Chúng ta cũng biết rằng: “Học sinh tiếp thu được nhiều nhất khi giáo viên yêu cầu họ áp dụng những khái quát và nguyên tắc vào thực tiễn một khi họđã hiểu nó” [27]
Một khi họ có yêu thích môn học thì họ mới có thể học tập tốt được, HS cho rằng: “chúng em rất muốn được học vật lý liên quan đến các hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình, cũng như những ứng dụng của kiến thức mà chúng em đã học”. Trước hơn hết, việc dạy học của GV phải hướng đến việc dạy học như thế nào để HS có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cũng như bước đầu HS có thể sử dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lý diễn ra xung quanh mình, từ đó thấy được ích lợi của việc học tập, HS hiểu được vấn đề, cũng như những kiến thức mà chúng học được “Làm bất cứ việc gì, muốn đam mê thì phải hiểu được ngọn ngành rõ ràng công việc. Hiểu được công việc là hiểu được quy luật biểu diễn của công việc từđó có phương pháp làm việc phù hợp”[23]
Chính vì vậy hơn bao giờ hết việc dạy học cần đưa vào các vấn đề thực tiễn, giải quyết thực tiễn cuộc sống để cho HS cảm thấy yêu thích và có động cơ đúng đắn trong quá trình học tập.
Dạy học gắn với thực tiễn được hiểu là kiểu dạy học trong đó người học thực hiện một số nhiệm vụ phức hợp có sử dụng phối hợp kiến thức kỹ năng thuộc một số lãnh vực khoa học khác nhau, có kết hợp thực tiễn, thực hành. Trong quá trình học tập người học được trang bị kỹ năng, kỹ xảo để xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra dựa trên vốn kiến thức mới cùng với kinh nghiệm đã có để rèn luyện phương pháp học tập, cũng như giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Trong kiểu dạy học này có một sốđặc điểm như sau: - Các bài học được học xuất phát từ các tình huống thực tiễn của đời sống cũng và đồng thời vận dụng kiến thức đã học để giải thích lại các vấn đề thực tiễn đã đang diễn ra hiện nay. - Có sự kết hợp kiến thức, kỹ năng của một số môn học khác. - Có sự kết hợp giữa các thành viên trong quá trình học tập .
Với kiểu dạy học này HS thấy được những ứng dụng của môn học cũng như sự cần thiết của môn vật lý cũng như các môn học khác mà HS được học ở trường PT, đồng thời hình thành nên các em những mục đích cũng nhưđộng cơ trong quá trình học tập do đó dễ dàng đạt được mục tiêu của việc dạy học đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức,…. nhưng mang lại một kết quả ngoài mong đợi.