Bài “Tổng hợp và phân tích lực Điều kiện cân bằng của chất điểm”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 116 - 117)

- Trọng lực Trọng lượng

3. Lực và phản lực

3.4.2.1.1. Bài “Tổng hợp và phân tích lực Điều kiện cân bằng của chất điểm”

+ Thi gian lên lp

Bài này được giảng dạy trong một tiết, ở phần đầu thì HS học tập tốt vì kiến thức không mới so với các em, nhưng phần tổng hợp lực đối với trường hợp sử

dụng định lý hàm số cosin thì còn nhiều HS lúng túng.

+ Tiến trình tìm hiu ni dung

- Do dụng cụ tương đối đơn giản được HS chuẩn bị trước khi vào học, khi chuẩn bị

HS cũng đã nghĩ đến các hiện tượng liên quan, vào tiết học các nhóm HS rất hào hứng đem dụng cụ ra bàn học (tuy có một số nhóm lần đầu chuẩn bị nên cũng chưa

đẹp lắm), lại được tự tay làm thí nghiệm nên rất thích thú.

- Các câu hỏi không quá khó đối với các em, đa số các em đều chuẩn bị khá tốt, do có chuẩn bị trong quá trình học HS trả lời được các câu hỏi ở PHT1, nên cảm thấy tự tin, phấn khởi hẳn lên ngay tiết học đầu của chương.

- Tuy nhiên, ở câu 3 (PHT1) có một số em nhận xét sai và cho rằng quyển sách

đứng yên vì không có lực nào tác dụng lên, nhưng được chấn chỉnh kịp thời bởi những HS khác cũng như sự nhận xét của GV.

- Ở câu 7 (PHT1) HS cũng chưa làm được, GV gợi ý để cho HS tìm ra kết quả. - Sau phần điều kiện cân bằng của chất điểm HS được làm một bài tập mang tính gắn với thực tiễn, do đã được phân tích ở trên nên HS làm rất nhanh chóng, và tỏ ra rất thích thú.

- Ở câu 5 (PHT3): Em hãy đứng vào chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được thì HS có trả lời được mỗi lần đẩy bàn ra xa thì dùng nhiều sức hơn nhưng vẫn không giải thích được tại sao. GV gợi ý : Một lần đẩy bàn ra xa thì ta phải dùng nhiều sức hơn để lực chống của hai tay lớn hơn mới nâng người lên được. Ta giải

thích hiện tượng đó như sau: Mỗi lần đẩy bàn ra xa, góc giữa lực chống của tay tăng dần. Nếu ta vẫn giữ được lực chống như cũ thì hợp lực của hai lực sẽ nhỏ đi, nên không thể nhất người lên được.

- Tuy nhiên trong quá trình dạy ở phần cân bằng lực GV có nêu thêm lực cân bằng có hợp lực bằng 0, đáng lý ra nêu ở phần điều kiện cân bằng của chất điểm nhưng GV cho HS nêu để tiện giải thích.

+ Nhn xét sau gi hc

HS hứng khởi, say mê khi làm thí nghiệm dù đơn giản, làm không khí lớp học thay đổi hẳn lên những kiến thức thay vì khô khan được cụ thể hóa bằng những hiện tượng đơn giản dễ hiểu, rất gần với cuộc sống của HS vùng nông thôn biến những kiến thức thành có ích cho cuộc sống nên các em rất thích. Bên cạnh đó việc tìm hiểu để giải thích những hiện tượng ở PHT3 cũng làm tăng sự sôi động cũng như thích thú của HS, HS tiếp nhận một cách tích cực, (điều này không có ở lớp ĐC vì chủ yếu GV chỉ giảng dạy theo trình tự SGK nên tiết học không được sinh động).

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)