M ặt khác, việc tổ chức dạy học HS cảm thấy thoải mái, trong việc tranh luận, cũng như trao đổi, tham khảo ý kiến của các bạn cũng như GV, từđ ó HS có cái nhìn
Chương 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 BAN CƠ BẢ N
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH MANG TÍNH THỰC TIỄN VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA KIẾN THỨC TRONG ĐỜI SỐNG (PHT3)
CỦA KIẾN THỨC TRONG ĐỜI SỐNG (PHT3)
Bài 9- Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
1. Quan sát hai đội kéo co, thấy sợi dây đứng yên. Hãy giải thích tại sao sợi dây lại đứng yên?
2. Một sợi dây được căng ngang, treo một vật vào chính giữa của sợi dây, thấy sợi dây bị chùng xuống, nhưng tại sao vật đứng yên. Tương tự giải thích trường hợp dùng mốc phơi quần áo trên một sợi dây ?
3. Dùng một trái banh ném vào bức tường, ta thấy bức tường vẫn đứng yên. Như
vậy có gì mâu thuẩn với việc ta đã học không? Vì sao?
4. Tại sao một quyển sách có thể nằm yên trên mặt phẳng nghiêng? Phân tích các lực tác dụng lên quyển sách?
5. Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
Bài 10-Ba định luật Niu-tơn
Định luật I Niu-tơn
1. Trong các pha đuổi bắt tội phạm, ta luôn thấy những người phạm tội thường xuyên rẽ đột ngột sang các hướng khác. Mục đích để làm gì? Giải thích hiện
tượng trên?
2. Khi nhảy cao và nhảy xa chân của chúng ta phải như thế nào khi chạm đất? Tại sao phải như vậy?
3. Đang chạy bỗng dưng bị vấp vào một cục đá thì cơ thể chúng ta sẽ chuyển
động như thế nào? Tại sao như vậy?
4. Nhận xét chuyển động của các cánh quạt đang quay khi đột ngột mất điện. Giải thích?
5. Khi xe đi qua các khúc ngoặc đột ngột, hoặc thắng gấp,….người ngồi trên xe có xu hướng như thế nào?
6. Khi rửa rau xong ta hay rảy rảy rổ rau. Ta làm việc đó nhằm mục đích gì? 7. Nước ta là nước nông nghiệp, ta thấy khi người dân nhỏ cỏ, họ thường nhổ từ
từ, tại sao như vậy?
8. Tại sao người ngồi trong ôtô, máy bay (hay những động cơ có vận tốc lớn) thì phải thắt dây an toàn?
9. Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng ống cặp sốt (nhiệt kế), người ta thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc ống cặp sốt làm cho thủy ngân trong ống tuột xuống. Bác sĩ làm như vậy để làm gì? Tương tự hiện tượng này, khi HS sử dụng viết mực, cây viết mực viết không ra ta hay làm gì?
10. Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích cao về môn nhảy xa thì lại phải luyện tập chạy nhanh ?
11.Cho một chồng sách khoảng 10-15 quyển xếp thẳng đứng, ngay ngắn, một quyển sách phía dưới hơi chìa ra. Hãy nêu phương án lấy quyển sách đó ra, sao cho chồng sách không lật đổ hoặc dịch chuyển ít nhất.
Định luật II Niu-tơn
1. Rất khó đóng đinh vào một bức vách làm bằng ván mỏng vì lúc đó tấm ván mỏng bị uốn đi. Ta nên làm thế nào đểđóng đinh vào một cách dễ dàng?
2. Một hành khách đi trên xe bus cho biết, lúc xe qua chỗ đường xấu, xe bị
“dồng” (xóc) làm nhiều người ngồi trên xe rất khó chịu. Nhưng khi xe đông khách, lại thấy êm hơn, kể cả khi qua chổ đường xấu. Cảm giác đó có đúng
không, hãy giải thích?
Tương tự: Khi đi xe máy trên các đoạn đường đá gồ ghề nếu có chở thêm người thì chạy êm hơn khi đi một mình. Tại sao?
3. Một chiếc ôtô tải và một chiếc ôtô con m đang chạy cùng tốc độ, nếu cả hai xe được phanh lại bằng một lực hãm như nhau, dự đoán xem xe nào dừng lại trước, nguyên nhân tại sao?
4. Một chiếc cân đĩa, khi không có vật nào trên đĩa, nó hơi bị lệch một chút về
bên trái. Hỏi nếu dùng cân này, người mua sẽ lợi hay thiệt nếu chỉ cần đặt vật lên đĩa bên trái còn đĩa bên phải để quả cân?
5. Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được?
Định luật III Niu-tơn
1. Một bác nông dân dùng dao chẻ củi ta thấy dao chặt đứt từng khúc củi, nhưng vô tình có một cục đá, dao bị chặt vào đá con dao sẽ bị như thế nào? Giải thích tại sao?
2. Tại sao chúng ta đi bộđược một cách dễ dàng?
3. Khi đi bộ xa hoặc leo núi, nếu ta chống gậy thì đỡ mỏi chân. Tại sao ? 4. Khi chèo thuyền, muốn cho thuyền tiến hoặc lùi, phải chèo như thế nào ? 5. Toàn và An đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây. Hỏi hai người sẽ
chuyển động như thế nào nếu:
- Hai người cùng kéo dây về phía mình ?
- Toàn giữ nguyên một đầu dây, chỉ có An kéo ?
Bài 11- Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Tại sao Mặt Trăng luôn quay xung quanh Trái Đất? Và các hành tinh (trong
đó có cả Trái Đất) quay quanh Mặt Trời theo những quỹđạo xác định? 2. Tại sao có hiện tượng thủy triều trong các đại dương?
3. Hai chiếc tàu thủy có khối lượng rất lớn hút nhau bằng một lực rất nhỏ (đến mức ta không nhận biết được sự tồn tại của nó thông qua hiện tượng chúng xích
lại gần nhau). Thế nhưng một cái đinh sắt đặt gần một nam châm, chúng lại hút nhau bằng một lực khá lớn (dính lại với nhau) mặc dù khối lượng của chúng rất nhỏ. Điều này có mâu thuẩn đến sự tỉ lệ về lực hấp dẫn với tích khối lượng của các vật nhưđã nêu trong định luật vạn vật hấp dẫn không? Tại sao?
4. Ngày 12 tháng 9 năm 1959, một tên lửa vũ trụ của Liên Xô (cũ) đã đặt quốc huy của nước mình lên bề mặt Mặt Trăng. Lực hút quốc huy trên Mặt Trăng nhỏ
hơn trên Trái Đất bao nhiêu lần? (Biết rằng bán kính Mặt Trăng nhỏ hơn bán kính Trái Đất 3,8 lần và khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần)
5. Một người mua hàng từ một món hàng có trọng lượng 30N ở một thành phố
A, khi đem đến thành phố B thì món hàng đó có thì khối lượng của món hàng đó có trọng lượng bao nhiêu?
Bài 12- Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
1. Hãy tìm: một số môn thể thao nào dựa vào nguyên tắc tính đàn hồi? Các dụng cụ thể thao nào tương ứng với các môn đó?
2.Tại sao lưới của vợt cầu lông, vợt tennis người ta thường đan căng?
3. Dưới chân của các cái bàn, ghế, người ta thường lót một miếng cao su hoặc miếng nhựa. Mục đích để làm gì?
4. Nếu bất thình lình cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì chỗ nối các toa xe có thể bị đứt. Vì sao vậy? Phần chỗ nối nào của đoàn xe lửa hay bịđứt?
5. Một người cần xác định trọng lượng của một vật nhưng họ chỉ có một giá ba chân, một lò xo, một cái thước và chỉ một quả cân. Vậy họ phải làm như thế
nào?
Bài 13- Lực ma sát
1. Vì sao đế dép, lốp ôtô, xe đạp, phải khía (rãnh) ở mặt cao su? Nó có giúp gì trong việc người lái điều khiển xe?
2. Quan sát những bộ quần áo đã ủi (là), với những bộ quần áo không ủi. Khi mặc bộ quần áo nào dể bị bẩn hơn? Tại sao?
4. Tại sao khi bắt lươn và chạch người ta lại dùng ba ngón tay cạnh nhau, kẹp chúng vào giữa, một phía ngón giữa, một phía hai ngón tay bên để bắt?
5. Trong những khúc đường trơn người ta thường rải lên đó một loại đá nhuyễn, hay trong nhà người ta thường sử dụng những tấm thảm để lót dưới sàn nhà? Mục đích để làm gì?
6. Tại sao khi đi xe một thời gian thì phải vào nhớt ở những ổ trục và xích? 7. Có hai bạn An và Hùng đang kéo co, có một số bạn cho rằng chắc chắn là bạn Hùng sẽ thắng vì bạn Hùng trông khỏe hơn bạn An theo bạn thì sao?
8. Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao các cái bàn không bị trượt trên nền nhà mặc dù người ta không đặt nó sát tường, hoặc tại sao ta có thể cầm nắm các vật một cách dễ dàng”?
9. Bạn hãy thử hình dung một cảnh tượng sẽ như thế nào nếu không còn lực ma sát nữa?
2.2.1.6. Xác định các phương tiện, thiết bị và tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Tùy theo kiến thức của mỗi chương, GV cần xác định rõ các phương tiện, thiết bị thí nghiệm, tài liệu học tập cho HS. GV cần xác định:
Những phương tiện nào cần thiết cho việc dạy học ví dụ: phòng nghe nhìn, máy chiếu, …. tùy theo điều kiện của từng trường.
Thiết bị thí nghiệm cần thiết (có sẵn, tự chế,…). dụng cụ thí nghiệm trong chương này ngoài các dụng cụ trang thiết bị sẵn có ở đây chúng tôi muốn cho HS làm quen và thấy được kiến thức vật lý rất gần gũi với đời sống hàng ngày, nên các bài học được xây dựng với một loạt các thí nghiệm nhỏ và đơn giản, các nhóm HS tự chuẩn bị dụng cụ học tập cho nhóm mình, rồi từng nhóm sẽ thực hiện trong việc tìm hiểu các kiến thức mới.
- Các phương tiện và thiết bị khác.
- Các tài liệu: do giáo viên cung cấp, hướng dẫn HS tìm tài liệu trên mạng, internet, tài liệu ở thư viện, sách, báo.
2.2.2. Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể trên lớp Bài 9: TỔNG HỢP LỰC VÀ PHÂN TÍCH LỰC.