- Trọng lực Trọng lượng
3. Lực và phản lực
3.4.2.5. Kiểm nghiệm kết quả TNSP bằng giả thuyết thống kê [7], [11], [39]
Dùng phương pháp kiểm nghiệm sự khác nhau giữa hai trung bình cộng (kiểm nghiệm t – student) để kiểm nghiệm về sự khác nhau giữa điểm trung bình X1 của HS nhóm TN và điểm trung bình X2 của HS nhóm ĐC. Đại lượng kiểm nghiệm t cho bởi công thức:
1 2 1 2 p 1 2 n .n t s n n X X (3-5) với 2 n n s ) 1 n ( 1)s - (n s 2 1 2 2 2 2 1 1 p (3-6)
Trong đó: s1 và s2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, n1 và n2 là kích thước của các mẫu.
Giả thuyết Ho: “Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình về điểm số của nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa”.
Đối giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.
Thay các giá trị X1, X2, s1, s2, n1 và n2 vào các công thức (3-5) và (3-6), tính
được sp và t:
Kết quả phân tích cho thấy với α = 0.01 thì = 2.33 (kiểm nghiệm một phía) và t = 4.52 > = 2.33. Như vậy giả thuyết Ho bị bác bỏ, ta chấp nhận giả thuyết H1: t t X1 X2. Vậy điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC với mức ý nghĩa 0,01.
Khi dạy xong chương 2, so sánh kết quả của 8 lớp TN và ĐC chúng tôi những GV dạy lớp ĐC và TN và một số GV trong tổ Vật Lý của trường THPT Cần
Đước có ngồi lại và tìm ra một số nhận xét như sau:
+ Số tiết bài tập cho toàn bộ chương 2 thì quá ít ( chỉ duy nhất có một tiết) do
đó HS không có thời gian rèn luyện cũng như vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập, dù nó tương đối đơn giản nhưng với mức độ của HS các lớp cơ bản các em vẫn khó thể giải quyết được, tuy nhiên với cách dạy học truyền thống, GV hầu như cung cấp kiến thức cho HS, không có thời gian cho các em rèn luyện bài tập, với lượng kiến thức nhiều và số tiết học thì rất ít nên với cách dạy học truyền thống như hiện nay hầu như HS không thể giải quyết được các bài tập và cũng vì do không làm được bài tập cũng làm cho HS cảm thấy mất tự tin khi và không hứng thú với môn học. Với cách dạy học vật lý gắn với thực tiễn HS được sử dụng hệ
thống các bài tập với số liệu thực tế, bài tập cũng có thể sử dụng trong quá trình củng cố cũng như trong suốt quá trình học HS được rèn luyện kỹ năng giải bài tập do đó kết quả học tập của HS tốt hơn. Hệ thống bài tập mang tính thực tiễn được phát trước cho HS, HS chủđộng làm bài, những con số thực tế kích thích hứng thú các em giải bài tập, các lớp TN được rèn luyện kỹ năng giải bài tập nhiều hơn rất nhiều, không những hệ thống bài tập GV cung cấp, bài tập ở SGK, trong khi đó các lớp ĐC thì do chỉ có duy nhất một tiết để làm bài tập thì hầu như bài tập SGK còn không xử lý hết. Các bài tập định tính, cũng như các hiện tượng vật lý thông thường không có thời gian để tổ chức cho HS học tập trong quá trình học tập, HS ở
các lớp TN luôn giải quyết các vấn đềđồng thời tìm ra các phương án để trong quá trình học tập các em được rèn luyện để giải quyết các vấn đề, cũng như các hiện tượng thực tế, còn ở các lớp TN trong suốt chương các em luôn tìm hiểu và vận
dụng các kiến thức đã học để giải thích vấn đề nên các em giải quyết tốt hơn vì thế
các em học tập tốt hơn, tích cực hơn đồng thời lấy lại cảm hứng để học tập. Với cách tổ chức dạy học gắn với thực tiễn, HS được sử dụng các PHT, hệ thống bài tập định tính mang tính thực tiễn và các ứng dụng thực tế, cũng như hệ thống bài tập
định lượng mang tính thực tiễn, do đó đáp ứng được yêu cầu rèn luyện kỹ năng cho HS, với PHT HS sẽ dễ dàng tìm hiểu kiến thức, GV không mất nhiều thời gian hình thành kiến thức mới cho các em, GV cũng như HS có thời gian đào sâu các vấn đề
cũng như các hiện tượng vật lý, đồng thời với hệ thống bài tập với số liệu thực tế
phù hợp với trình độ của HS, sẽ làm cho HS dễ hiểu cũng như dễ vận dụng kiến thức đã học hơn. Cụ thể sau khi học xong chương một số em có cảm nhận rất có hứng thú với cách học tập như thế này. Xin được trích ý kiến của em Tô Thái Bạch - HS ở lớp 10C6 như sau: “Trước đây, giờ vật lý là những giờ chán nản, mệt mỏi, những kiến thức vật lý lại rắc rối khó tiếp thu và khó vận dụng, không khí lớp học rất căng thẳng. Nhưng từ lúc em được học những tiết học vật lý theo phương pháp mới được giải thích những hiện tượng vật lý xung quanh, những bài tập vật lý, cũng như tự tay làm những thí nghiệm vật lý, và sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên em cảm thấy hứng thú và thoải mái hẳn lên, không còn áp lực nữa, và hình như
không còn sợ môn Vật lý nữa, không khí trong lớp học sinh động, khả năng tiếp thu bài của em tốt hơn trước. Là HS của lớp học yếu có đôi lúc em muốn bỏ ngang môn này nhưng bây giờ em lại thấy khác đi, và em sẽ cố gắng hơn nữa để học thật tốt”.
+ Cũng trong quá trình trao đổi và tham khảo một số ý kiến của các GV thuộc khối tự nhiên, các GV dạy các môn toán, hóa học của trường THPT Cần
Đước họ cũng cho rằng với cách làm và kiểu dạy học này có thể vận dụng được vào các môn mà họđang phụ trách, khơi dậy ở HS các lớp cơ bản tinh thần học tập, tạo cho HS có hứng thú với môn học của mình (vì HS các lớp cơ bản hiện nay rất yếu, và rất sợ học các môn tự nhiên) và đồng thời các em rất thụ động, mặc dù từ
xưa đến nay GV luôn phiền hà do sức ép của thi cử nên phải dạy cho HS để đảm bảo kiến thức đểđối phó với bài kiểm tra, cũng như một số kỳ thi nên họ dạy rất bó
gọn trong chương trình cũng như SGK, với cách dạy học này có thể tiết kiệm được thời gian, HS không những được đáp ứng đầy đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu của việc thi cử, HS còn được rèn luyện rất nhiều kỹ năng trong quá trình học tập, cũng như việc cho các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời xóa đi căng thẳng của những tiết học vật lý xưa nay vốn là một môn học khó nuốt của HS ở trường THPT, với cách dạy học này, các tiết học vật lý cảm thấy thoải mái, HS cho rằng không còn áp lực nữa, và hiện tại một số GV trong trường đang áp dụng một số phần kiểu dạy học này vào giảng dạy ở một số lớp cơ bản của trường.
3.5. Kết luận chương 3
Dựa vào kết quả TNSP, cùng với việc trao đổi với GV và HS, chúng tôi rút ra một số nhận xét chung về chất lượng học tập chương “Động lực học chất điểm” của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là:
Điểm trung bình cộng của HS lớp TN (5.10) cao hơn HS lớp ĐC (4.29) cho thấy nếu GV vận dụng thực tiễn vào dạy học một cách hợp lí, phù hợp với khả
năng, phương tiện, đối tượng HS,… sẽ làm cho HS hứng thú học tập hơn từđó nâng cao được hiệu quả của việc học tập, HS không những hứng thú học tập mà còn tích cực, tự lực vì các em được trao đổi, tranh luận, tự tìm kiếm kiến thức. Qua đó càng giúp các em phát triển thêm kĩ năng tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, làm cho các em tự tin hơn trong học tập.
Hệ số biến thiên của nhóm TN (35.29%) nhỏ hơn của lớp ĐC (37.52%) cho thấy mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC.
Điều đó chứng tỏ HS có hứng thú trong lúc học tập trên lớp còn ở nhà thì tích cực chuẩn bị PHT để tự mình tìm kiếm kiến thức, HS hoạt động nhóm cùng giúp nhau tiến bộ.
Các đường lũy tích của lớp TN nằm ở bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn.
Các lớp thực nghiệm có thái độ học tập tốt, thấy thoải mái khi tiếp thu kiến thức nhưng các em lại nhớ chi tiết hơn, nắm bắt được vấn đề nhanh hơn.
Như vậy, qua phân tích sự khác biệt về điểm số cũng như phương pháp học tập của 2 nhóm HS lớp ĐC và lớp TN, bên cạnh sự động viên khích lệ của nhiều GV và HS điều đó một lần nữa khẳng định rằng việc vận dụng dạy học vật lý gắn với thực tiễn hoàn toàn có cơ sở có thể áp dụng cho bất kỳ nhóm HS nào.
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề
tài chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu luận văn đề ra:
1. Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. 2. Đưa ra được các biện pháp để dạy học vật lý gắn với thực tiễn. 3. Qua việc tìm hiểu thực trạng dạy học vật lý gắn với thực tiễn ở chương “Động lực học chất điểm” chúng tôi phát hiện những khó khăn của GV trong việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn.
4. Trên tinh thần của dạy học vật lý gắn với thực tiễn chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học vật lý gắn với thực tiễn đáp ứng yêu cầu về mặt khoa học, sư phạm, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở HKI năm học 2008-2009 tại trường THPT Cần Đước, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An, những kết quả bước đầu khẳng
định việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn sẽ giúp HS tạo hứng thú trong học tập. 6. Kết quả của thực nghiệm sư phạm đã khẳng định giả thuyết ban đầu có thể áp dụng tương tự cho các chương khác của bộ môn và ở các môn học khác. Nội dung của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Sư phạm vật lý, các GV vật lý ở các trường THPT.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi có một số kiến nghị và đề
xuất như sau:
1. Trong quá trình giảng dạy GV thường xuyên thu thập và phân loại tư liệu từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành,….để có tư liệu hay và hấp dẫn, GV mới ra trường nên học hỏi những GV dạy lâu năm, đồng thời mỗi GV nên có sổ tay nghiệp vụđể ghi lại những gì quan trọng, hoặc có thể dán các tư liệu quan trọng .
2. Nghiên cứu kỹ bài giảng, chắt lọc tư liệu để đưa vào bài giảng cho phù hợp.
3. Bên cạnh vững về chuyên môn, để dạy học gắn với thực tiễn thành công GV cũng cần phải sử dụng tốt các kỹ năng dạy học như: sử dụng bài tập, thiết kế lại các loại bài tập, phương tiện dạy học, thí nghiệm, …
4. Khuyến khích HS giải quyết các vấn đề thực tiễn, cũng như các hoạt động tập thểđể rèn luyện cũng như phát triển nhân cách của HS một cách toàn diện.