Bài “ Ba định luật Niutơn”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 117 - 119)

- Trọng lực Trọng lượng

3. Lực và phản lực

3.4.2.1.2. Bài “ Ba định luật Niutơn”

+ Thi gian lên lp

Bài này được giảng dạy trong thời gian hai tiết, tiết thứ nhất tìm hiểu định luật I Niu-tơn, và định luật II Niu-tơn thuộc phần 1, 2 các phần còn lại và định luật III Niu-tơn được tìm hiểu trong tiết thứ hai. Nhìn chung quá trình tìm hiểu nội dung bài như dự kiến thời gian thực hiện cũng không được rộng rãi cho lắm.

+ Tiến trình tìm hiu ni dung

Các câu hỏi ở PHT 1 ở của phần định luật I Niu-tơn được HS chuẩn bị tốt, tiết học diễn ra rất sinh động, HS rất phấn khởi, ở PHT 3 các câu hỏi được HS vận dụng kiến thức của định luật và tính chất quán tính trả lời được hết các câu hỏi mà không mất thời gian vì nó tương đối gần với cuộc sống hàng ngày làm cho các em rất thích, không khí học tập nhẹ nhàng, thời gian trôi qua rất nhanh, ở PHT 3 GV cho HS giải thích, hầu hết HS đều giải thích được vì chúng tương đối gần với cuộc sống hằng ngày, nhưng câu 10: Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích cao về

nhảy được xa, vận động viên cần đạt được một vận tốc lớn khi dậm nhảy. Nhưng cơ

thể vận động viên có quán tính, nên không thể tức thời đạt được vận tốc lớn, mà cần có một giai đoạn lấy đà. Vận động viên phải luyện tập chạy nhanh để đạt được một vận tốc lớn khi dậm nhảy.

Sau khi có biểu thức toán học của định luật I Niu-tơn F  F1F2 ... 0 GV cho HS làm các thí nghiệm đơn giản: búp bê chuyển động trên xe lăn, vòng tròn và viên bi,… HS rất phấn khởi và tiếp thu tính chất quán tính một cách dễ dàng. Ở phần đưa ra biện pháp phòng tránh khi tham gia giao thông các nhóm HS rất sôi nổi để đưa ra biện pháp, từ đây chúng ta cũng nhận thấy hiệu quả của việc giảng dạy không những HS tiếp thu được kiến thức mà một phần còn tuyên truyền an toàn giao thông trong học đường, ở phần này việc hoạt động nhóm của HS tỏ ra khá hiệu quả, mỗi HS đưa ra ý kiến nên họ rất hứng thú.

Trong quá trình học tập HS cũng tiếp tục giải quyết các vấn đề về giao thông cụ thể là bài tập áp dụng kiến thức của định luật II Niu-tơn, với bài tập này vừa ứng dụng được kiến thức đã học vừa rèn luyện được cho HS an toàn khi tham gia giao thông.

Ởđịnh luật III Niu-tơn, câu 2 PHT1 nhiều HS nhằm lẫn do ôtô con bị nặng hơn do có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của xe tải nên lực tác dụng lên ôtô con nhỏ hơn của xe tải, nên GV nhấn mạnh cho HS vềđộ lớn của cặp lực tương tác, các câu còn lại HS trả lời khá tốt, còn trong quá trình học HS làm thí nghiệm với viên bi nên dù tương đối đơn giản, nhưng HS rất thích vì không khí lớp học luôn thoải mái, dễ tiếp thu.

Ở câu 3 PHT3: Khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đở mỏi chân. Tại sao như vậy ? GV phải giải thích cho HS: Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho cơ chân bị mỏi. Khi chống gậy, ta dùng tay nhấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụng vào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước. Phản lực này sẽ truyền qua gậy đến cơ thể làm cho ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động của chân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi

hơn. Trong thời kì kháng chiến, bộđội ta dùng "chiếc gậy Trường Sơn" là tác dụng như vậy. Có thể liên hệ thêm: Người trượt tuyết hai tay cầm hai cái gậy chống xuống tuyết, cũng nhằm tạo phản lực để trượt đi được.

+ Nhn xét sau gi hc

Sôi nổi thảo luận, tươi vui, hào hứng phát biểu, đa số HS đều thích thú khi làm những thí nghiệm nhỏ đồng thời tăng khả năng nhớ bài của HS, bộ câu hỏi ở

PHT3 làm kích thích tinh thần học tập, ham hiểu biết, khơi gợi tính tò mò, nhu cầu khám phá ở HS nhất là các em rất vui khi giải thích hiện tượng và đưa ra các biện pháp phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Trong thời gian có 2 tiết do được chuẩn bị PHT1 ở nhà nên HS đỡ mất thời gian khi vào lớp các nhóm chỉ thảo luận và GV nhận xét và rút ra kết luận cuối cùng. Không khí lớp học thay đổi, kiến thức thành có ích cho cuộc sống, những vấn đề được HS giải quyết một cách dễ dàng, HS tiếp cận được thực tế, nắm kiến thức một cách xác thực hơn, HS đã bước đầu có thái độ tích cực hơn trong học tập, nắm được bài, không những thế mà HS còn nhớ

chi tiết các kiến thức được học hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương trình động lực học chất điểm (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)