- Trọng lực Trọng lượng
3. Lực và phản lực
2.3. Kết luận chươn g
Dựa vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT ở các tỉnh hiện nay cùng với việc vận dụng cơ sở lý luận của việc dạy học vật lý gắn với thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế tiến trình giảng dạy cụ thểở chương “Động lực học chất điểm” để tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Việc tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn
được thiết kế có những đặc điểm sau:
+ Các câu hỏi ở PHT 1 là những hiện tượng gần gũi trong đời sống hằng ngày của HS nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho HS tích cực, chủ động tham gia vào giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Những hiện tượng vật lý và các bài tập vật lý mang tính thực tế được HS giúp HS thích có hứng thú với tiết học, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, không khí học tập thoải mái, sinh động.
+ Các vấn đề mang tính thực tiễn làm cho kiến thức biến thành có ý nghĩa đối với cuộc sống của HS, HS dễ dàng vận dụng, đồng thời kích thích tư duy, sáng tạo của HS khi đưa ra các giải pháp.
Với những đặc điểm nêu trên dạy học vật lý gắn với thực tiễn đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tích cực hóa các hoạt động.
+ Nâng cao tính chủđộng sáng tạo của HS trong học tập cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
+ Phát huy khả năng tự học, tìm tòi, sáng tạo của HS.
+ HS say mê khoa học, tìm thấy hứng thú trong quá trình học tập.
Qua việc phân tích ở trên việc tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn hoàn toàn có thểđưa vào thực nghiệm ở trường THPT và sẽđáp ứng được mục tiêu đề ra.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Mục đích của việc thực nghiệm (TN) sư phạm nhằm để đánh giá (ĐG) giả
thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu. Đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức dạy học vật lý gắn với thực tiễn cũng như khả năng tiếp nhận, thích
ứng của HS với kiểu dạy học này, để nhận xét tính khả thi của đề tài trong dạy học hiện tại và trong tương lai, từ đó hướng tới việc mở rộng phạm vi áp dụng cho cả
chương trình THPT.