2.2.2.1 Quan điểm, đ−ờng lối và chính sách phát triển sản xuất ngô ở n−ớc ta
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đ| đề ra ph−ơng h−ớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế x| hội giai đoạn 2006 – 2010: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vần đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến l−ợc đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn h−ớng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất l−ợng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng b−ớc hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3% đến 3,2%/ năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả n−ớc. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị – x| hộị
Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị tr−ờng và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; qui hoạch diện tích sản xuất l−ơng thực ổn định; đảm bảo vững chắc an ninh l−ơng thực; phát triển mạnh mẽ chăn nuôi theo h−ớng qui mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi tr−ờng. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006) [5].
Thực hiện nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ tr−ơng chính sách cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Cục Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT đ| xây dựng đề án phát triển ngô trên toàn quốc đến năm 2010 với các định h−ớng và mục tiêu:
- Phát triển sản xuất ngô đáp ứng nhu cầu sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, hạn chế nhập khẩu ngô th−ơng phẩm.
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………23 - Sản xuất ngô trở thành hàng hoá cung cấp nguyên liệu phục vụ chăn nuôi và công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đảm bảo sản xuất ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ng−ời sản xuất, góp phần tăng thu nhập quốc dân. Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu tạo ra nhiều của cải vật chất cho x| hộị
- Phát triển sản xuất ngô phải gắn liền với việc áp dụng khoa học tiên tiến, kịp thời ứng dụng những thành tựu KHKT hiện đại kết hợp với kỹ thuật và kinh nghiệm cổ truyền.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh tại một số vùng còn sản xuất nông nghiệp lạc hậu, hiệu quả thấp. Từng b−ớc giảm giá thành sản xuất ngô trong n−ớc để có thể cạnh tranh với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới [3].
Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đ| có Quyết định số 35/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/1/2008, ban hành chiến l−ợc khoa học công nghệ đến năm 2015 và định h−ớng đến năm 2020 đối với cây ngô nh− sau: “Tiếp tục −u tiên nghiên cứu và phát triển ngô lai năng suất cao, thích nghi rộng, các giống ngô chịu đ−ợc điều kiện bất thuận (đặc biệt là hạn hán) để góp phần đ−a diện tích ngô của cả n−ớc đến năn 2020 đạt 1,4 – 1,5 triệu ha với năng suất bình quân 5,5 – 6,0 tấn/ha, sản l−ợng 8 – 9 triệu tấn, nhằm cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhu cầu khác trong n−ớc, từng b−ớc tham gia xuất khẩu, cải thiện thu nhập và đời sống cho ng−ời sản xuất ngô, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động, và vốn đầu t−” [2].
Nh− vậy việc phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam hiện nay và trong những năm tới cần phải căn cứ vào các quan điểm sau:
- Quan điểm phát triển sản xuất ngô thay thế nhập khẩu: sản xuất ngô trong n−ớc phát triển mạnh đáp ứng đ−ợc nhu cầu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, từ đó hạn chế việc sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu ngô làm nguyên liệụ
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………24 - Quan điểm sản xuất hàng hoá: sản xuất ngô là ngành hàng nhằm mục tiêu chủ yếu để cung cấp nguyên liệu phục vụ thức ăn chăn nuôi và công nghiệp chế biến thực phẩm với số l−ợng và chất l−ợng đảm bảo đủ nhu cầu trong n−ớc đồng thời áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiên, đầu t− thâm canh, sử dụng giống ngô lai nhằm đạt năng suất. Kết hợp với công nghệ chế biến sau thu hoạch để đảm bảo chất l−ợng, hạ giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh đ−ợc với các n−ớc sản xuất ngô trong khu vực và trên thế giớị
- Quan điểm hiệu quả kinh tế: sản xuất ngô phải mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất, góp phần tăng thu nhập quốc dân, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, tạo ra nhiều việc làm cho ng−ời nông dân, từ đó góp phần xoá đói, giảm nghèọ
- Quan điểm phát triển bền vững: phát triển sản xuất ngô một mặt phải đ−ợc đầu t−, áp dụng những công nghệ tiên tiến trong sinh học, mặt khác phải khai thác những giá trị cổ truyền (phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, sử dụng kỹ thuật IPM, chống ô nhiễm môi tr−ờng…) và bảo vệ môi tr−ờng sinh tháị
2.2.2.2 Diện tích, năng suất, sản l−ợng ngô giai đoạn 2000-2007
Cây ngô đ−ợc đ−a vào trồng ở Việt Nam hơn 300 năm tr−ớc (Ngô Hữu Tình, 2003) [17]. N−ớc ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho cây ngô sinh tr−ởng và phát triển. Mặc dù là một cây l−ơng thực quan trọng sau cây lúa n−ớc, song cây ngô ch−a phát huy đ−ợc hết tiềm năng, năng suất vốn có của nó. Từ năm 1975 - 1980 diện tích ngô n−ớc ta chỉ có 267 - 389,6 nghìn ha, năng suất dao động từ 1 -1,1 tấn/ha; Giai đoạn từ 1980 - 1990, diện tích ngô mới đạt 431,8 nghìn ha nh−ng năng suất ngô đ| đ−ợc cải thiện do sử dụng các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến và năng suất ngô năm 1990 đạt 1,55 tấn/ha (Tổng cục thống kê, 1997) [12]. Từ năm 1990 đến nay, diện tích, năng suất và sản l−ợng ngô của n−ớc ta đ| có những b−ớc tiến nổi bật khi đ−a giống ngô lai vào sản xuất. Từ 0,1% diện tích trồng ngô lai trong tổng diện tích trồng ngô trong cả n−ớc năm 1991 là 230 nghìn ha, trong đó diện tích ngô lai
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………25 đ| chiếm 40% diện tích và 70% tổng sản l−ợng vào năm 1996 (Quách Ngọc Ân, 1997) [1], và đạt 65% vào năm 2000, với năng suất đạt 2,7 tấn/hạ Đây là tốc độ phát triển nhanh so với các n−ớc có nghề trồng ngô phát triển trên thế giới (Trần Hồng Uy, 2000) [22]. Đến năm 2003, diện tích ngô lai đ| chiếm tới 82% tổng diện tích trồng ngô trong cả n−ớc (Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống cây trồng TW, 2004) [19], góp phần nâng năng suất bình quân của cả n−ớc lên 3,4 tấn/ha, đạt tổng sản l−ợng 3.136,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2004) [13]. Năm 2007, năng suất ngô n−ớc ta đ| đạt gần 3.9 tấn/ha, riêng năng suất ngô lai đạt trung bình 4 tấn/ha, những vùng thâm canh đạt tới 6-7 tấn/hạ Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng ngô lai trên toàn quốc đạt 1,2 triệu ha, với năng suất bình quân 5 tấn/ha và tổng sản l−ợng lên tới 5,5 triệu tấn.
Bảng 2.4 Diện tích ngô phân theo vùng, địa ph−ơng (2000-2007)
Đơn vị tính: 1.000 ha 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả n−ớc 730,2 729,5 816,0 912,7 991,1 1043,3 1.031,6 1.067,9 1. ĐBSH 92,9 68,2 70,0 80,5 84,0 81,9 79,2 84,7 2. ĐB 183,2 183,9 189,6 204,9 216,1 220,8 217,6 236,0 3. TB 104,2 109,1 122,5 129,4 138,1 156,4 158,4 172,0 4. BTB 92,8 87,2 94,1 110,6 141,0 149,4 148,2 137,3 5. DHNTB 28,5 32,3 35,2 37,4 39,0 39,1 42,7 42,1 6. TN 86,8 103,1 149,2 184,0 209,2 231,2 224,9 233,4 7. ĐNB 122,8 122,8 128,9 134,3 131,2 129,5 125,0 126,1 8. ĐBSCL 19,0 22,9 26,5 31,6 32,5 35,0 35,6 36,3
Nguồn: Niên giám thống kê 2007
Hầu hết các vùng trong cả n−ớc diện tích ngô đều tăng mạnh, cơ cấu giống ngô lai trong sản xuất chiếm trên 90%, năng suất có sự tăng tr−ởng v−ợt
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………26 bậc: năm 2000 (27,5 tạ/ha); năm 2006 (37 tạ/ha). Các vùng có diện tích trồng ngô lớn gồm: Tây bắc (172 nghìn ha), Đông bắc (236 nghìn ha), Bắc Trung bộ (148,2 nghìn ha), Tây Nguyên (224,9 nghìn ha) và Đông Nam bộ (137 nghìn ha). Tốc độ tăng tr−ởng diện tích và năng suất bình quân giai đoạn 2000 – 20007 là 5,58% và 4,92%.
Các tỉnh có diện tích trồng ngô lớn: Đắc Lắc (117 nghìn ha), Sơn La (93 nghìn ha), Nghệ An (60 nghìn ha), Thanh Hoá (59 nghìn ha), Đồng Nai (58 nghìn ha), Hà Giang (44 nghìn ha), Cao Bằng (37 nghìn ha), Hoà Bình (34 nghìn ha).
Các tỉnh có năng suất ngô cao: An Giang (76 tạ/ha), Đà Nẵng (58 tạ/ha), Đồng Nai (52 tạ/ha), Thái Bình (52 tạ/ha), Quảng Ng|i (50 tạ/ha)... Với trên 90% diện tích là các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao nh−: LVN10, CP888, CP999, CP989, C919, DK414, NK66, NK54, NK4300, LVN4, LVN99, VN8960....
Bảng 2.5 Năng suất ngô phân theo vùng, địa ph−ơng (2000-2007)
Đơn vị tính: tạ/ha 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả n−ớc 27,5 29,6 30,8 34,4 34,6 36,0 37,3 38,5 1. ĐBSH 31,1 34,1 35,2 37,5 40,9 40,8 41,0 41,7 2. ĐB 23,2 25,7 26,5 27,5 29,0 29,9 28,2 31,5 3. TB 21,9 23,3 25,4 26,0 27,8 25,8 29,2 31,5 4. BTB 24,5 29,0 29,8 32,5 36,7 34,8 34,9 36,0 5. DHNTB 25,1 28,4 29,0 33,7 31,5 37,1 38,7 40,2 6. TN 36,5 32,1 34,0 42,6 35,8 40,7 44,6 44,0 7. ĐNB 32,7 33,5 34,9 38,3 38,1 42,9 45,2 45,7 8. ĐBSCL 27,3 41,3 42,3 47,7 53,0 54,4 56,0 55,7
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………27 Nhìn chung nhờ phát triển nhanh diện tích ngô lai nên năng suất ngô bình quân của n−ớc ta có tốc độ tăng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên năng suất hiện nay so với thế giới còn ở mức thấp [26]. Vì vậy việc mở rộng diện tích ngô lai, áp dụng các TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng cao năng suất ngô trong thời gian tới là hết sức cấp bách và cần thiết cho việc chuyển giao nhanh vào sản xuất.
Bảng 2.6 Sản l−ợng ngô toàn quốc giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị tính:1.000 tấn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả n−ớc 2.005,0 2.161,7 2.511,0 3.136,3 3.430,9 3.756,3 3.854,5 4.107,5 1. ĐBSH 279,6 228,2 246,7 301,6 343,4 334,7 324,8 352,8 2. ĐB 425,5 461,4 502,0 563,0 627,4 655,1 614,5 744,1 3. TB 277,8 255,4 311,1 336,3 383,8 401,3 460,9 541,3 4. BTB 227,4 253,3 280,6 360,0 517,6 518,4 516,8 494,8 5. DHNTB 71,600 92.200 102,0 126,1 136,9 146,9 165,9 169,3 6. TN 320.300 363.500 507,2 784,7 749,8 946,5 1.014,3 1.026,6 7. ĐNB 401,9 412,2 449,6 514,6 499,7 563,7 568,6 576,4 8. ĐBSCL 51,8 95,0 112,0 150,0 172,3 189,7 188,7 202,2
Nguồn: Niên giám thống kê 2007
Các vùng trồng ngô chính của n−ớc ta gồm:
- Vùng Trung Du miền Núi (tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Hoà Bình): diện tích hiện có 408.000 hạ
- Vùng Bắc Trung bộ (tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh hoá, Nghệ An): diện tích hiện có 137.000 hạ
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………28 Lâm Đồng, Gia Lai): diện tích hiện có 233.400 hạ
- Vùng Đông Nam bộ (tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu): diện tích hiện có 126.100 hạ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện mới có 36.300 hạ Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi (nắng nhiều, công trình thuỷ lợi hoàn thiện) có thể phát triển ngô thành vùng tập trung thâm canh có t−ớị
2.2.2.3 Tình hình sản xuất ngô lai ở n−ớc ta
Từ thập kỷ 90 n−ớc ta bắt đầu ứng dụng triển khai đ−a tiến bộ KHKT (giống ngô lai) vào sản xuất, đến nay đ| đạt đ−ợc những b−ớc phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản l−ợng. Có thể nói chúng ta đ| đuổi kịp các n−ớc trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở đầu giai đoạn đi vào công nghệ cao [3].
Trong suốt giai đoạn 1990-2007 diện tích gieo trồng ngô không ngừng tăng lên (bảng 2.7). Tốc độ phát triển bình quân cụ thể từng giai đoạn nh− sau: giai đoạn 1990-1994 là 5,49%, giai đoạn 1995-1999 là 5,58%, từ 2000 đến nay là 109,15%. Đáng chú ý là tỷ trọng diện tích ngô lai tăng nhanh từ 0,12% năm 1991 đ| tăng lên 18,70% năm 1994 và 73,95% năm 2000, đến năm 2007 diện tích ngô lai chiếm trên 90% tổng diện tích gieo trồng ngô. Đây là một thành tựu nổi bật của sản xuất ngô n−ớc ta, nhờ vậy mà năng suất bình quân cũng nh− sản l−ợng không ngừng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho ngành chăn nuôi và các mục đích khác của nền kinh tế quốc dân [9].
Cuộc cách mạng ngô lai ở n−ớc ta đ| thực sự trở thành động lực mới thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất ngô, góp phần đ−a ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèọ Một số tỉnh trồng ngô lai nhiều đại diện cho các vùng trồng ngô gồm có Đồng Nai (chiếm 97%), Bà Rịa -Vũng Tàu (83,5%), Trà Vinh (82%), Sơn La (>90%), Hà Tây (80%)….[3]
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………29
Bảng 2.7 Diện tích và tỷ trọng diện tích ngô lai n−ớc ta (1990-2007)
Ngô lai Diện tích ngô
(ha) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
1990 431.800 5 0,001 1991 407.600 500 0,12 1992 478.000 12.800 2,67 1993 496.500 50.000 10,07 1994 534.700 100.000 18,70 1995 556.800 140.000 25,14 1996 615.200 200.000 32,50 1997 662.900 320.000 48,27 1998 649.700 380.000 58,49 1999 691.800 420.000 60,71 2000 730.200 540.000 73,95 2001 729.500 580.000 79,51 2002 816.000 650.000 79,66 2003 912.700 748.400 81,95 2004 991.100 862.200 87,00 2005 1.043.300 938.100 89,92 2006 1.031.600 949.000 92,00 2007 1.076.900 996.800 92,56 Tốc độ phát triển bình quân (%) 1990 – 1994 105,49 211,47 1995 – 1999 105,58 131,61 2000 - 2007 105,71 109,15
Nguồn: Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT; FAO
Ngô có thể trồng trồng nhiều vụ quanh năm, tuỳ theo từng vùng sinh thái mà bố trí gieo trồng vào các mùa vụ cụ thể. Trong thời gian qua, kỹ thuật canh tác ngô đ| có b−ớc phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâụ Nhờ sự sáng tạo của bà con nông dân với việc đ−a cây ngô Đông trên diện tích đất hai lúa ngày càng
Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp ………30 đ−ợc hoàn thiện, đ| góp phần làm tăng diện tích, năng suất ngô trên cả n−ớc. Cây ngô có thể trồng thuần hoặc trồng xen ở các vùng Trung Du, miền Núi và Cao nguyên. Hiện tại việc trồng không tuân theo qui trình kỹ thuật vẫn còn tồn tại ở những vùng sâu, vùng xa làm giảm năng suất cũng nh− sản l−ợng ngô cả n−ớc.
Theo cơ chế mới hiện nay ng−ời nông dân đ−ợc trao quyền sử dụng đất lâu dài nên họ có quyền tự chủ đ−ợc sản xuất, tuy nhiên hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nh− thiếu vốn sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật kém làm cho hiệu quả sản xuất còn ở mức thấp. Trong các vùng trồng ngô ở n−ớc ta, tỷ suất lợi nhuận do trồng ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là Vùng Đông Nam bộ (73%), Đồng bằng sông Cửu Long (71,27%), Đồng bằng sông Hồng (68,7%)… Sở dĩ 3 vùng trên có tỷ suất lợi nhuận cao vì ở đây ng−ời dân có nhiều kinh nghiệm thâm canh, tỷ trọng diện tích ngô lai cao và luôn đ−ợc cập nhật các tiến bộ kỹ thuật, hơn nữa đất đai và điều kiện canh tác