GIANG HIỆN NAY
3.2.1 Vai trò của gia đình trong định hướng và lựa chọn nghềnghiệp cho học sinh
3.2.1 Vai trò của gia đình trong định hướng và lựa chọn nghềnghiệp chohọc sinh học sinh
Gia đình là tế bào của xã hội, là cội nguồn, gốc rễ của mỗi cá nhân. Con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc lớn khôn thì môi trường đầu tiên và gần gũi nhất mà họ tiếp xúc chính là gia đình. Gia đình không chỉ là nơi tái sản xuất ra con người, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta về mặt thể chất mà đây còn là một môi trường xã hội hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, giáo dục về mặt nhận thức các vấn đề xã hội cho các cá nhân.
Từ khi sinh ra cho đến thời điểm chuẩn bị bước vào các kì thi tuyển sinh năm nay, các em HS này vẫn còn đang sống trong gia đình nên những suy nghĩ và hành động chịu ảnh hưởng phần lớn từ bố, mẹ, gia đình là tất yếu. Trong đó không loại trừ vấn đề về định hướng nghề nghiệp của họ trong tương lai bởi lẽ đây là một vấn đề quan trọng và dành được sự quan tâm không chỉ của từng cá nhân mà của toàn xã hội.
Qua nghiên cứu chúng tôi biết được trong các nguyên nhân chọn nghề của HS thì nguyên nhân phù hợp với lời khuyên của cha mẹ chiếm 10,6% (bảng 22), chúng ta ghi lại sự tham gia của gia đình trong việc lựa chọn nghề và nhận thức nghề của HS:
Bảng 26: Hoạt động của gia đình
Họat động của gia đình Số mẫu Tỉ lệ %
Trao đổi, hướng dẫn về nghề 85 75.2
Tìm sách, báo, tài liệu nói về nghề 54 47.8 Để bạn tự tìm lấy công việc của mình 61 54.0 Không giúp hiểu nghề mà muốn bạn chọn nghề
truyền thống của gia đình 2 1.8
Bắt bạn chọn nghề có thu nhập cao 3 2.7
Ý kiến khác 10 8.8
Trong bảng 26, hoạt động “Trao đổi, hướng dẫn em hiểu nghề mình chọn” của các bậc cha mẹ là 75,2%. Qua đó chúng ta thấy có sự quan tâm đúng mực và cần thiết của bố mẹ đến sự lựa chọn nghề của HS. Sự lựa chọn nghề của con em họ có ảnh hưởng quan trọng đến hạnh phúc của mỗi gia đình. Nếu con em họ không có nghề nghiệp ổn định thì có thể dẫn đến những hành động phạm pháp do nhiều yếu tố xã hội tác động mà gia đình không kiểm soát được. Cùng với sự trao đổi bàn bạc với con em mình trong chọn nghề thì việc để HS tự tìm hiểu lấy công việc của chúng đã nói lên sự tôn trọng nhân cách HS của mỗi gia đình, con số này là 54,0%. Các em được gia đình xem như là những người trưởng thành có đủ khả năng để nhìn nhận đánh giá và lựa chọn đường đi trong tương lai của mình. Số lượng bố mẹ không quan tâm, giúp đỡ các em hiểu biết mà bắt các em chọn theo ý bố mẹ chiếm tỷ lệ thấp. Nhìn chung các bậc cha mẹ thường để các em tự suy nghĩ lựa chọn nhưng luôn quan tâm đến công việc của con em mình thể hiện qua việc trao đổi, hướng dẫn các em hiểu nghề. Tuy nhiên, vai trò của bố mẹ chưa thật tích cực và chỉ có 47,8% bố mẹ các em tìm sách báo tài liệu nói về nghề cho con em mình. Và vẫn còn 2,7% số bố mẹ của các em bắt buộc các em chọn nghề có thu nhập cao. Thực tế bố mẹ HS chỉ là những người có nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn thì họ không thể hiểu đầy đủ, sâu sắc. Vì vậy, dù gia đình HS quan tâm đến việc chọn nghề của con em họ thì sự hiểu biết nghề của HS vẫn không toàn diện và sâu sắc.
Bên cạnh hoạt động trao đổi của gia đình, khi được hỏi về người thường xuyên tâm sự việc học tập và chọn nghề, các em trả lời:
Bảng 27: Trao đổi ý kiến giữa nam và nữ với các thanh viên trong gia đình Người trao đổi ý
kiến Nam Nữ Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % Bố 16 29.1 14 24.1 Mẹ 23 41.8 21 36.2 Anh, chị, em ruột 5 9.1 17 29.3
Người nuôi dưỡng 2 3.6 1 1.7
Khác 9 16.4 5 8.6
Số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng trong giới tính thì số lượng nam thường tâm sự với cha về việc học tập và chọn nghề là 16 chiếm 29,1% nhiều hơn so với nữ thường tâm sự với cha về học tập và chọn nghề với số lượng 14 em chiếm 24,1%. Nhưng tỉ lệ giữa nam và nữ thường tâm sự về việc học tập và chọn nghề với mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất so với những thành viên khác trong gia đình. Chứng tỏ người mẹ gần gũi nhất đối với HS nam và HS nữ trong việc chia sẻ những tâm sự về học tập và định hướng tương lai của mình. Trong đó, những thành viên khác cũng chiếm một tỉ lệ đáng kẻ như anh, chị, em trong gia đình về việc học, trong khi những nguồn khác như người nuôi dưỡng hay người khác chiếm rất ít. Như em Huyền nói: “Em thường xuyên trao đổi với mọi người lắm. Nhất là mẹ và chị gái em, hai người đó tâm lý và cưng em lắm, có chuyện gì cũng bàn bạc và đưa ra cách giải quyết cho em lựa chọn. Thậm chí còn mua sách báo về cho em tham khảo nữa”. Điều đó chứng tỏ việc tâm sự về việc tâm sự của nam và nữ HS với các thành viên trong gia đình là ngang nhau, cho thấy mức độ chia sẻ của nam và nữ là rất cần thiết trong việc học tập và chọn nghề tương lai. Gia đình là môi trường thiết yếu cho sự phát triển nhân cách, một hệ thống xã hội mà trong đó các thành viên truyền thông cho nhau và tương tác với nhau. Trong các thiết chế, gia đình là thiết chế tác động mạnh mẽ nhất tới HS, mà thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho HS quên mất vai trò của gia đình cho nên cha mẹ cần quan tâm đến con cái của mình hơn, có như vậy các em mới học hành có hiệu quả và hiểu biết rộng hơn, có sự lựa chọn chính xác hơn về những ngành nghề mình định chọn.
Gia đình được xem là một xã hội thu nhỏ trong đó có mối quan hệ với nhau đặc biệt là quan tâm đến việc học và chọn nghề của con cái mình mà các em này đang ở trong quá trình trưởng thành, những suy nghĩ đã hình thành nhưng còn non nớt rất cần tới sự góp ý của những người xung quanh. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình
cũng cần để cho các em có tự quyết định về các vấn đề của mình, đặc biệt là trong hoạt động chọn nghề:
Bảng 28: Người quyết định chính trong việc chọn nghề
Người quyết định Số mẫu Tỉ lệ %
Tự bản thân 103 91.2 Bố 5 4.4 Mẹ 3 2.7 Thầy cô 1 .9 Khác 1 .9 Tổng 113 100
Ở đây, người quyết định chính trong việc chọn nghề chủ yếu vẫn là các em HS với 91,2%, các thành viên khác chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ gia đình và mọi người xung quanh tuy có góp ý nhưng quyền quyết định chính trong việc chọn nghề vẫn là ở các em HS. Trên cơ sở những góp ý, lời khuyên của bố mẹ, thầy cô, bạn bè… các em HS mới suy nghĩ và lựa chọn cho mình một ngành nghề thích hợp phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Em Đăng nói “Trong việc chọn trường của em, em có hỏi mẹ, mẹ đồng ý. Người em thường xuyên tâm sự nhất là mẹ. Mẹ và mọi người trong gia đình cho em quyền đưa ra quyết định cuối cùng”.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của mẹ có liên quan mật thiết đến dự định chọn nghề của HS, mặc dù đa số các em đều dự định thi đại học nhưng khi xét về trình độ của người mẹ càng cao thì các em HS có xu hướng thi vào đại học nhiều hơn so với các em có mẹ ở trình độ học vấn thấp hơn. Cụ thể là với một người mẹ có trình độ trên đại học thì con của người mẹ đó đã quyết định dựu thi vào đại học, với người mẹ có tỳinh độ cao đẳng – đại học và trung học chuyên nghiệp thì số con ĐKDT đại học chiếm 60%. Với những người mẹ có trình độ THPT, trung học cơ sở, tiểu học thì các em ĐKDT vào đại học cũng nhiều hơn so với các bậc học khác nhưng các em có xu hướng thi vào các bậc học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhiều hơn các em khác.
Bảng 29: Trình độ học vấn của mẹ và dự định sau TNPTTH Dự định sau TN Trên ĐH ĐH- CĐ THCN THPT THCS Tiểu học Khác Tổng Thi TC-N 5 2 15 29 10 62 50% 40% 50% 64.4% 47.6% 54.9% Thi CĐ 4 3 22 28 9 1 67 40% 60% 73% 62.2% 42.9% 100.0 59.3% Thi ĐH 100%1 60%6 60%3 73%22 75.6%34 52.4%11 67.3%76 Đi làm ngay 1 2 3 10% 9.5% 2.7% Khác 1 1 1 3 10% 20% 2.2% 2.7% Tổng 1 10 5 30 45 21 1 113 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Đối với trình độ học vấn người cha cũng vậy, sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động chọn nghề của các em HS cũng không nhỏ. Qua đó cho thấy, trình độ học vấn cha mẹ càng cao, sự hiểu biết càng rộng, do vậy khả năng truyền đạt và định hướng cho các em càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong kết quả học tập của các em HS:
Bảng 30: Tương quan điểm tổng kết * trình độ học vấn của mẹ Nhóm nghề Trên ĐH (%) ĐH-CĐ %) THCN (%) THPT (%) THCS %) Tiểu học (%) Khác (%) Tổng (%) Dưới 5 .0 .0 .0 3.3 6.7 9.5 .0 5.3 Từ 5-5.9 .0 20.0 40.0 26.7 33.3 33.3 .0 30.1 Từ 6-6.9 .0 10.0 20.0 46.7 28.9 38.1 100 33.6 Từ 7-7.9 .0 60.0 .0 6.7 31.1 9.5 .0 21.2 Trên 8 100 10.0 40.0 16.7 .0 9.5 .0 9.7 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Tương quan giữa trình độ học vấn của người mẹ với kết quả học tập của HS cũng được thể hiện rõ rệt. Những người mẹ có trình độ học vấn càng cao thì các con của họ có điểm tổng kết càng cao, thường xếp loại giỏi. Còn đối với những người mẹ có trình độ học vấn THPT, trung học cơ sở, tiểu học và trình độ khác thì điểm tổng kết thường ở mức khá và trung bình khá, thậm chí có một số em có học lực xếp loại yếu, kém (các em có mẹ ở trình độ trung học cơ sở là 6,7%, trình độ tiểu học là 9,5%)
Nhưng giữa trình độ học vấn của người cha và điểm tổng kết của các em HS không có sự tương quan. Điều này chứng tỏ người cha thường xuyên phải ghánh vác công việc gia dình nên ít hoặc không có điều kiện kèm cặp các em trong học tập. Và người mẹ là người thường xuyên trao đổi tâm sự với các em hơn cho nên việc học tập của các em được người mẹ quan tâm nhiều hơn so với người cha.
Và nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng không kém đến dự định chọn nghề của HS. Tầng lớp xã hội ảnh hưởng không ít vào việc chọn ngành nghề của tuổi trẻ. Một mặt, tầng lớp hướng dẫn để tuổi trẻ làm quen vì cha mẹ cũng hoạt động trong các lĩnh vực tương tự. Mặt khác, tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong việc chấp nhận tuổi trẻ với những ngành nghề thích hợp với tầng lớp. Một số ngành nghề được coi là thích hợp với một tầng lớp này mà không thích hợp hoặc không được tầng lớp khác chấp nhận. Những ngành nghề như bán hàng, lái xe, thợ máy được coi như thích hợp với tuổi trẻ của giới bình dân mà không thích hợp với tuổi trẻ của các gia đình trí thức. Điều này cũng dễ hiểu vì các gia đình bình dân khó có khả năng tài chính để con cái tiếp tục học cao.
Bảng 31: Tương quan nhóm nghề của HS * nghề nghiệp cha Nhóm nghề Trí thức (%) Cán bộ CNV (%) Công nhân (%) Buôn bán (%) Nội trợ %) Nông dân (%) Nghề Khác (%) Tổng (%) N-N 44.4 31.6 33.3 36.4 .0 32.7 .0 33.6 N-KT 11.1 36.8 . 9.1 100 14.5 .0 16.8 N-K 11.1 26.3 33.3 31.8 .0 36.4 .0 31.0 N-TN 22.2 .0 33.3 18.2 .0 14.5 .0 14.2 N-NT 11.1 5.3 .0 4.5 .0 1.8 100 4.4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Để làm rõ vấn đề này, bảng 31 cho thấy với những người cha là tri thức thì con cái chọn nghề thuộc nhóm N – N nhiều hơn, cụ thể là 44,4%; người cha làm nghề cán bộ-công nhân viên thì con cái chọn nghề thuộc lĩnh vực N – KT với 36,8%; người cha làm nghề buôn bán và nông dân thì các con của họ có xu hướng vào các ngành thuộc nhóm N – KH và nhóm N – KT nhiều hơn so với các nhóm khác. Do đề tài chỉ nghiên cứu một số lượng mẫu nhỏ rải đều cho nhiều yếu tố nên kết quả chỉ mang tính đại diện. Nhưng nói một cách tổng quát, cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu trí thức thường
muốn con cái có ước vọng cao về nghề nghiệp tương lai và con cái cũng thường có ước vọng tương tự. Vì vậy, thành quả nghề nghiệp tương lai của tuổi trẻ thuộc tầng lớp này khác cao. Trong khi đó, tuổi trẻ thuộc các gia đình bình dân thường không dám có ước vọng cao về nghề nghiệp trừ khi cha mẹ thúc đẩy, khuyến khích. Từ ước vọng đến thành quả còn là một bước dài và còn tùy thuộc điều kiện tài chính.
Nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai con cái, nhất là ảnh hưởng nghề ngiệp người cha đối với nghề nghiệp của con trai. Có nhiều lý do khiến con trai chọn nghề người cha vì có cơ hội làm quen với nghề, có dịp so sánh nghề này với các nghề khác, dễ dàng học hỏi vì được người cha sẵn sàng giải thích, hướng dẫn. Ảnh hưởng nghề nghiệp người cha càng quan trọng nếu người cha yêu nghề, tận tụy, có uy tín lớn trong xã hội. Mặt khác, nếu nghề nghiệp người cha tầm thường, ảnh hưởng đến con gái hay con trai không đáng kể, vì chính người cha không thỏa mãn với nghề ngiệp bản thân và dù có thỏa mãn, cũng không đủ ảnh hưởng để thuyết phục con trai theo nghề mình. Đôi khi lại còn khuyến khích con chọn nghề khác. Nghề nghiệp người cha thường không ảnh hưởng nhiều lắm đến con gái; trừ khi nghề nghiệp này phù hợp với sở thích của phái nữ. Trong cả hai trường hợp này, người cha cùng một lúc, hướng dẫn, khuyến khích cả con trai lẫn con gái vào nghề.
Nghề nghiệp của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai và nhân cách con gái. Con gái có mẹ đi làm, vẫn hoàn thành mỹ mãn bổn phận làm mẹ, yêu mến kính nể mẹ, ước muốn cùng làm một nghề như mẹ, hòan thành bổn phận nghề nghiệp cũng như bổn phận gia đình khi có chồng có con. Nhận định này làm tăng thêm nhân cách và nhận định về giá trị nhân dụng, giá trị gia đình của người con gái. Người mẹ đi làm là một tấm gương sáng khuyến khích cả con trai lẫn con gái trong việc học hành và phát triển kiến thức nghề nghiệp tương lai. Nếu người mẹ còn là một nhân viên gương mẫu, một cô giáo tận tụy yêu nghề, được người cha trọng nể thì ảnh hưởng này lại càng quan trọng hơn. Nghề nghiệp của người mẹ ít ảnh hưởng đến nghề nghiệp của con trai. Người con trai nếu không chịu ảnh hưởng nghề nghiệp của cha, sẽ chịu ảnh hưởng nghề nghiệp bạn bè chọn.
Tóm lại, xu hướng chọn nghề của HS lớp 12 tại Tiền Giang thực sự bị ảnh hưởng khá nhiều từ phía gia đình. Những hoạt động của gia đình, mức độ trao đổi giữac các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của và trình độ học vấn của cha mẹ
đã trở thành một phần rất quan trọng trong nhận thức và dự định chọn nghề của HS. Đa số HS chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ vì mẹ là người gần gũi và thường xuyên trao đổi với các em nhất. Ngoài ra, cha mẹ không còn quyền quyết định trong việc chọn