Sự ảnh hưởng của kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 70 - 73)

GIANG HIỆN NAY

3.1.1 Sự ảnh hưởng của kinh tế gia đình

Theo cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2002 cho biết: tỉ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 90%, trung học cơ sở là 72% và THPT là 42%. Như vậy, có thể nói là trên một nửa trẻ em trong độ tuổi THPT đã không đi học. Đồng thời, cuộc điều tra này cũng cho biết: mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục, đào tạo bình quân một người đi học một năm là 627 nghìn đồng, mức chi tiêu ở thành thị là 1.255 nghìn đồng, nhiều gấp ba lần so với nông thôn. Mức chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học ở nhóm hộ gia đình 20% nghèo nhất là 236 nghìn đồng bằng một phần sáu mức chi tiêu 1.418 nghìn đồng ở nhóm 20% giàu nhất.

Những điều tra này chứng tỏ kinh tế gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của HS. Qua đó, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chọn nghề tương lai của các em. Với câu hỏi kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HS thì:

Biểu đồ 9: Ảnh hưởng của kinh tế gia đình đến việc chọn nghề của HS

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 113 HS được hỏi thì 64% số em trả lời là kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của các em, 36% số HS còn laị trả lời không ảnh hưởng. Và nói tới sự ảnh hưởng đó thì một số em cho rằng:

- Việc chọn nghề phải phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình - Nếu thu nhập gia đình thấp việc học tập sẽ khó khăn thậm chí phải bỏ nghề, nghề nghiệp không phù hợp với sở thích của mình

- Thu nhập gia đình thấp đòi hỏi em phải lựa chọn nghề và trường mà cha mẹ lo được và sau này có thể giúp cha mẹ

- Thu nhập ổn định các em ân tâm học hành không phải lo học phí, sách vở….

Một ý kiến của em Huyền đã nói lên gần như tất cả: “Ảnh hưởng nhiều đó chị. Có nhiều bạn muốn thi đại học mà nhà nghèo nên không thể thi được mà phải đi làm, có những bạn thì chọn những trường nào có học phí thấp để thi mặc dù rất thích một ngành khác. Thậm chí có nhiều bạn còn nghĩ sẽ theo một ngành nào đó, kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đình. Như em thì cũng may mắn vì bố mẹ em đều là viên chức, kinh tế vừa đủ để lo cho em ăn học nên em không bị hạn chế gì trong việc chọn nghề”.

Bảng 23: Tương quan giữa kinh tế gia đình HS và dự định sau TNPTTH Dự định sau TNPTTH Khá giả Khá hơn TB TB Kém hơn TB Nghèo Tổng Thi trung cấp-nghề 33.4 57.8 48.1 50 66.7 54.9 Thi cao đẳng 44.4 57.8 66.7 25 33.3 59.3 Thi đại học 66.7 57.8 79.6 25 67.6 Đi làm ngay 1.9 66.7 2.7 Dự định khác 11.1 2.2 1.9 2.7

Bảng 23 cho thấy với những em được sinh trong gia đình khá giả, khá hơn trung bình và trung bình thường có xu hướng thi cả 3 hệ trung cấp, cao đẳng, đại học, nhưng tần số đăng kí thi đại học là nhiều nhất với các con số tương ứng là 66,7% - 57,8% - 79,6% theo từng tình trạng kinh tế. Đối với các em được sinh ra trong một gia đình có kinh tế kém hơn trung bình và nghèo thì xu hướng của các em là thi trung cấp nhiều hơn, thậm chí có em đi làm ngay sau khi học xong phổ thông cụ thể là 66,7 lượt em nhà nghèo nên dự định đi làm ngay. Còn với các trường hợp khác như đi quân đội, du học thì lại xuất hiện ở những gia đình khá gỉa. Đó là một điều rõ ràng nhận thấy, một khi điều kiện kinh tế gia đình cho phép thì các em HS có thể định hướng nghề tương lai mà không phải lo nghĩ gì hết, thậm chí các em còn có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, học tập nâng cao kiến thức hơn so với các em có hòan cảnh khó khăn. Có nhiều em còn tự mình đề nghị với cha mẹ về nghề nghiệp tương lai của mình sao cho phù hợp với kinh tế gia đình, như trường hợp một HS được mẹ nói lại như sau: “Kinh tế gia đình ảnh hưởng lớn lắm đó cháu à. Nhiều đứa phải nghĩ đến chuyện đi làm ngay sau khi tốt nghiệp vì kinh tế gia đình thấp quá. Như con cô đây nè, có lúc nó nói chỉ thi trung cấp thôi vừa học nhanh, bố mẹ lại đỡ lo tiền trong việc đóng học phí bởi học phí nó thấp hơn cao đẳng và đại học…(nữ, phụ huynh HS trường Trung cấp kinh tế kĩ thuật Tiền Giang).

Như vậy, kinh tế gia đình cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự định chọn nghề sau tốt nghiệp PTTH của HS. Điều kiện kinh tế gia đình khác nhau khiến các em HS có những lựa chọn khác nhau để phù hợp và gia đình có khả năng lo cho các em.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w