Lý do chọn nghề

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 67 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.

2.2.3.3 Lý do chọn nghề

Vào cuối thời tuổi trẻ, tức là vào tuổi 17,18,19; tuổi của năm học lớp 11, 12; tuổi trẻ sẽ phải học hỏi để tìm cách tự lập. Tuổi trẻ vào thời gian này; nhất là vào thời gian học lớp 12; đã thực tế và trưởng thành hơn trong suy nghĩ, nhận định, phán đoán cũng như hiểu biết về nghề nghiệp tương lai. Họ có khả năng nhận định về các ngành hoạt động trong xã hội; tìm hiểu ước vọng tương lai và định giá khả năng học tập bản thân cũng như quan sát các cơ hội nhân dụng ngoài xã hội. Nhờ vậy, họ có khả năng đạt ước vọng cho nghề nghiệp tương lai và chọn một ngành học thích hợp ở đại học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm các lý do mà chúng tôi đưa ra, các yếu tố được HS quan tâm nhiều nhất khi chọn nghề đó là: phù hợp với năng lực học với 58,4% ý kiến đồng ý, mang lai thu nhập cao và có khả năng phát triển trong tương lai với 56,5% ý kiến đồng tình.

Bảng 22: Lý do chọn nghề Lý do chọn nghề Số mẫu Tỉ lệ % Phù hợp với hứng thú 41 36.3 Phù hợp với khả năng học tập 66 58.4 Phù hợp với sức khỏe 25 22.1 Phù hợp với tính cách 40 35.4

Phù hợp với yêu cầu xã hội 43 38.1

Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình 32 28.3

Theo lời khuyên cha mẹ 12 10.6

Danh tiếng của nghề 10 8.8

Dễ tìm được việc làm 50 44.2

Mang lại thu nhập cao 64 56.5

Nghề “mốt” hiện nay 19 16.8

Vì dễ trúng tuyển hơn 10 8.8

Lý do khác (ghi rõ)… 6 11.3

Tổng 113 100

Nhìn vào các nhóm yếu tố này, chúng ta thấy rằng, HS ngày nay đã có thái độ tương đối tích cực trong việc lựa chọn nghề. Họ đã biết cân nhắc, tính toán trong việc chọn nghề dựa trên lực học, năng lực bản thân, sở thích, hứng thú, họ không chọn nghề mà chưa biết khả năng của mình có thành công hay không. Chính điều này giúp các em HS rất nhiều trong những quyết định chọn nghề một cách chính xác. Với 58,4% HS đồng ý rằng họ chỉ chọn nghề nào mà họ có khả năng thi đỗ (phù hợp với lực học), và 44,2% chọn nghề dễ tìm được việc làm đã thể hiện tính thực dụng trong việc lựa chọn nghề của HS. Qua trao đổi với một số HS, có em nói: “Nghề nào cũng thích nhưng quan trọng là có thi đỗ được hay không, đối với em, cứ chọn ngành nào mà mình có thể đỗ được thì mới thi” (nữ, trường Trung cấp kinh tế kĩ thuật). Trong nhóm các nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nghề của HS, chúng ta cũng thấy sự thành kiến của các em khi chọn nghề vẫn còn tồn tại. Có 8,8% HS lựa chọn nghề căn cứ vào danh tiếng của nghề. Điều này cũng hoàn toàn bình thường, bởi nghề gì đem lại địa vị xã hội và thu nhập cao lại không là cái đích để các bạn trẻ vươn tới. Nhưng, điều đáng bàn ở đây là HS cần nhận thức đúng rằng, bất cứ nghề nghiệp nào trong xã hội cũng đáng quý, cũng đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Vì thế, trong lựa chọn nghề, không nên chỉ chú ý tới danh tiếng và địa vị của nghề, mà điều quan trọng là nghề mình chọn có phù hợp với nguyện vọng của bản

thân hay không, có giúp ta phát huy được tối đa năng lực hay không, nghề ta làm có góp cho sự phát triển xã hội hay không.

Tóm lại, về thực trạng dự định chọn nghề của HS lớp 12, chúng ta thấy đa số HS có dự định chọn nghề ở trình độ bậc cao. Những dự định này chủ yếu tập trung vào những nghề mà các em cho là “mốt” hiện nay được xã hội đánh giá cao, mang lại nhiều thu nhập và có khả năng tìm được việc làm ổn định, và cần thiết cho xã hội.

Dự định chọn nghề của HS ở ba khu vực khác nhau không có sự khác nhau đáng kể nhưng giữa các trường lại có sự khác biệt trong việc chọn nghề của HS. Đối với trường công lập, vì các em nhận thấy được khả năng của mình nên có xu hướng thi vào đại học nhiều hơn so với hai trường còn lại, trong khi đó HS ở hai trường này có học lực chủ yếu ở mức trung bình nên có xu hướng thi vào các trường trung học và dạy nghề nhiều hơn.

Đặc điểm giới tính có ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của nam và nữ. Nam thiên về những nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, nữ thiên về những nghề thuộc lĩnh vực xã hội và những nghề thuộc lĩnh vực kinh tế đều được nam và nữ dự định chọn nhiều hơn trước.

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNHHƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w