Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.
2.2.2.3 Nhận thức của học sinh về đặc điểm cá nhân
Cùng với việc tìm hiểu thị trường lao động, những yêu cầu của nghề thì việc hiểu biết chính bản thân mình, những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân sẽ giúp cho HS lựa chọn nghề nào đó phù hợp.
Việc tìm hiểu và đánh giá khách quan những thuộc tính và phẩm chất tâm sinh lý của mình là một vấn đề khó đối với học sinh. Bởi vì một mặt, HS thiếu những tri thức tâm lý để có thể giúp cho HS tự đánh giá những phẩm chất nhân cách của mình phù hợp với yêu cầu hoạt động của nghề. Tuy nhiên, đa số các em khi được hỏi đều nhận thức mình là người vui vẻ - hòa đồng với 48,7%, năng động – hoạt bát là 28,3%, trầm lặng ít nói chỉ có 19,5%. Minh họa cho kết quả này, em Trâm nói: “…. những người hoạt bát như em, cao đẳng, đại học hay gì em cũng phải đeo, về kinh tế hay gì, chứ em không chịu ngồi một chỗ...”. Điều này chứng tỏ các em HS đã có hiểu biết về tính cách của mình, nhưng đây chỉ được coi là những hiểu biết sơ đẳng mà thôi.
Khi tìm hiểu về năng lực, tính cách nghề đòi hỏi thì các em đều có những nhận xét khá hay. Nhưng khi hỏi về bản thân các em thì các em lại có những câu trả lời sơ sài, nhiều khi không biết trả lời ra sao, đó chính là điểm yếu của các em trong hoạt động nhận thức về bản thân.
Chỉ có câu hỏi về sức khỏe bản thân thì được các em HS trả lời đúng và rõ ràng nhất. Sức khỏe của mỗi con người có ảnh hưởng rất lớn đến việc hành nghề sau này. Do đó khi chọn nghành, nghề chúng ta cần phải lưu tâm đến việc xem xét lại thể trạng của mình. Trong tổng số 113 HS được hỏi, có 67,3% số HS đánh giá sức khỏe của mình ở mức bình thường, 23% các em cho rằng mình khỏe, 5,3% là rất khỏe và 4,4% số em cho rằng sức khỏe của mình ở mức yếu.
Biểu đồ 7: Tình trạng sức khỏe HS
Tóm lại, nhận thức nghề của HS phải đề cập đến cả ba mặt trên không chỉ nhận thức đầy đủ mặt này mà không tìm hiểu, có những tri thức về các mặt còn lại, giữa các mặt có liên quan với nhau và bổ xung cho nhau tạo thành tính trọn vẹn của nhận thức nghề. Khi HS đã có đầy đủ những tri thức về nghề định chọn thì ở học sinh sẽ hình thành cảm xúc về nghề, tìm thấy cái hay, đẹp của nghề, tạo ra sự lôi cuốn của nghề đối với bản thân và giúp cho HS lựa chọn nghề đó mà không chọn nghề khác.