Sự ảnh hưởng của môi trường sống đến dự định chọn nghề của HS

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 73 - 75)

GIANG HIỆN NAY

3.1.2 Sự ảnh hưởng của môi trường sống đến dự định chọn nghề của HS

Nơi sinh của học sinh

Môi trường sống là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến nhận thức, thái độ của con người và từ đó ảnh hưởng tới hành vi. Qua cuộc nghiên cứu này, tác giả nhận thấy dự định chọn nghề của HS sau khi tốt nghiệp THPT giữa ba khu vực khác nhau cũng có sự khác nhau Bảng 24: Dự định chọn nghề của HS các khu vực Dự định chọn nghề Nông thôn Thị xã/thị trấn Thành phố Tổng Thi trung cấp – nghề 61.1 56.7 49.2 54.9 Thi cao đẳng 55.6 63.3 61.5 59.3 Thi đại học 61.1 63.3 70.8 67.6 Đi làm ngay 11.1 3.3 2.7 Dự định khác 1.5 3.1 1.8

Các em được sinh ra ở nông thôn có xu hướng thi trung cấp nhiều hơn với 61,6%; các em ở thị xã/thị trấn thì tỉ lệ thi cao đẳng nhiều hơn với 63,3%; và các em ở thành phố thi đại học nhiều hơn với tỉ lệ 67,3%. Cùng với đó thì dự định đi làm ngay lại xuất hiện chỉ với các em HS được sinh ra ở nông thôn với 11,1%. Có sự khác biệt này do nhiều em đăng kí thi vào nhiều bậc học và số lượng HS ở ba khu vực không đồng đều, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm bởi việc lựa chọn một nghề cho tương lai không chỉ là việc của một cá nhân HS mà liên quan tới rất nhiều yếu tố xung quanh.

Hoạt động hướng nghiệp tại địa phương

Việc lựa chọn nghề hiện nay không chỉ là vấn đề quan trọng đối với từng cá nhân, gia đình mà còn là vấn đề lợi ích của xã hội. Nhưng nước ta có tới 70% HS phổ thông phải bước vào sự lựa chọn khó khăn này mà chưa được giáo dục hướng nghiệp (http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/78636.tno). Điều đó chứng tỏ công tác hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, hậu quả là họ hiểu biết rất ít về ngành nghề lựa chọn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho cấu trúc đào tạo theo cấp trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Biểu đồ 10: Hoạt động hướng nghiệp tại địa phương

Tìm hiểu về hoạt động hướng nghiệp tại địa phương, chỉ có 31.0 % số em được hỏi trả lời rằng nơi em ở có trung tâm nghiệp, số còn lại các em cho biết nơi các em sinh sống không có trung tâm hướng nghiệp bởi đa phần các em được sinh ra tại nông thôn, mà theo một số em thì: “Vì em sống nơi vùng sâu, ít ai nói tới. Nếu có thì chỉ ở những khu vực như thị trấn, thành phố thôi”. (mẫu 3, nam, HS trường THPTBC Vĩnh Bình). Điều này thể hiện các cấp lãnh đạo chưa có sự bố trí hợp lý và hoạt động của các trung tâm hướng nghiệp đến người dân và các em HS.

Và trong 35 em trả lời có trung tâm hướng nghiệp nơi ở thì có gần một nửa số em tham gia ở các trung tâm đó cụ thể là 17 em chiếm 46,8%. Qua hoạt động tham gia đó các em đã đi đến việc đánh giá về hiệu quả của các hoạt động:

Bảng 25: Tương quan giữa hiệu quả các hoạt động * mức độ tham gia Hiệu quả các hoạt động Tham gia đầy

đủ, nhiệt tình

Ít tham

gia Tổng

Chỉ mang tính hình thức qua loa,

không giúp ích được gì 0 50 11.8

Giúp hiểu được đôi chút thông tin 30.8 25 29.4 Giúp hiểu rõ và lựa chọn nghề đúng 69.2 25 58.8

Tổng 100 100 100

Với các em tham giá đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động hướng nghiệp tại địa phương thì đánh giá cao về mặt hiệu quả các hoạt động đó tức là giúp hiểu và lựa chọn nghề đúng chiếm 69,2%, trong khi đó đối với các em ít tham gia thì đánh giá các hoạt động chỉ mang tính hình thức qua loa, không giúp ích gì. Sự khác biệt này càng làm rõ tầm quan trọng của các hoạt động hướng nghiệp. Các em HS 12 mới bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, những suy nghĩ và hiểu biết còn non nớt đặc biệt là vấn đề về nhận thức và dự định chọn nghề tương lai. Nếu như hoạt động hướng nghiệp

cho các em có hiệu quả sẽ giúp các em có những hiểu biết rõ ràng về các nghề và khả năng của mình để lựa chọn cho mình một nghề phù hợp.

Tóm lại, bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến nhận thức và dự định chọn nghề của HS. Các em HS có hòan cảnh gia đình khá giả và được sinh ra ở thành phố, thị xã/thị trấn thường có điều kiện tốt hơn trong việc dự định ngành nghề tương lai, đồng thời với những địa phương có các hoạt động hướng nghiệp và số những em HS tham gia vào các họat động đó thì giúp các em nhiều hơn trong việc nhận thức và lựa chọn ngành nghề.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w