GIANG HIỆN NAY
3.2.4 Vai trò của nhà trường trong việc hình thành nên định hướng chọn nghề của học sinh
nghề của học sinh
Trường học vốn được đánh giá là nơi truyền thụ nền tảng kiến thức, văn hóa cơ bản giúp cho học sinh có được một trình độ học vấn, một vốn kiến thức chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai nhưng theo nhận xét của nhóm thanh niên này thì gia đình có sự tác động mạnh nhất trong việc định hướng nghề nghiệp, và sự tác động của trường học chỉ được xếp sau yếu tố tác động của bạn bè. Có lẽ đấy là do một phần tâm lý lứa tuổi mới lớn, mối liên hệ, gắn kết với bạn bè nhiều hơn. Mối quan hệ bạn bè trong giai đoạn này được xem là mối quan hệ bình đẳng và có sự đồng cảm trong suy nghĩ cũng như những xu hướng lựa chọn. Mặt khác, trường học ở cấp PTTH chỉ chú trọng vào việc giảng dạy các kiến thức văn hóa cơ bản chứ chưa thực sự chú trọng và định hướng cho học sinh về một nghề cụ thể. Với mức độ tổ chức các hoạt động hướng nghiệp là thường xuyên chiếm 21,2%; thỉnh thoảng là 60,2%; hiếm khi là 17,7% và không bao giờ là 0,9% tại các trường THPT thì:
Bảng 34: Hoạt động của nhà trường
Hoạt động của nhà trường Số mẫu Tỉ lệ %
Giảng dạy môn học kết hợp với định hướng nghề nghiệp 89 78.8 Tổ chức các cuộc tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất 16 14.2
Mở các lớp học nghề 34 30.1
Gửi vào sinh hoạt ở các trung tâm hướng nghiệp 16 14.2
Tổ chức hỏi đáp về nghề 81 72.6
Mời các chuyên gia về nghề đến nói chuyện 43 38.1
Hoạt động khác… 11 9.7
Tổng 113 100
Hoạt động “giảng dạy môn học kết hợp với định hướng nghề” được HS đánh giá cao trong các hoạt động với 78,8%. Đây là hoạt động thiết thực nếu phát huy được hết tác dụng của môn học đó trong sự kết hợp hướng nghiệp. Trong quá trình giảng dạy từng môn học cụ thể, thầy giáo là người chỉ ra các mối quan hệ giữa sự tích lũy tri thức khoa học sơ bản với việc chuẩn bị đi vào nghề nghiệp tương lai. Qua đó, HS sẽ
được quan niệm đúng về nghề, tức là có được biểu tượng về công việc của nghề mà các em đang hướng vào.
Tổ chức hỏi đáp về nghề là hoạt động cũng được các trường quan tâm chú ý hơn với 72,6%. Đây là họat động giúp HS có cơ hội được tiếp xuc trực tiếp với các thầy cô, anh chị đi trước hay các chuyên gia tư vấn để có thể bầy tỏ những thắc mắc của mình. Trên cơ sở đó các em sẽ được giải đáp những thắc mắc của bản thân và cũng có thể được biết thêm một số kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho việc nhận thức và dự định chọn nghề nghiệp tương lai.
Ngoài ra, theo đánh giá của HS, nhà trường đã chú ý mở các lớp học nghề để giúp các em có những tri thức ban đầu về nghề nghiệp trong xã hội. Thông qua các lớp học nghề ở HS hình thành những tri thức kỹ năng cơ bản, sơ đẳng về nghề nghiệp được nhà trường tổ chức. Nhưng vì trong quá trình tìm hiểu dự định chọn nghề của HS có 67,3% ý kiến có dự định thi vào các trường đại học và chỉ có 54,9% số HS dự định thi vào các trường học nghề. Vì vậy, hoạt động này được HS đánh giá cao trong các hoạt động do nhà trường tổ chức nhưng nó không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình hiểu nghề và quyết định chọn nghề của HS. Như vậy giữa hoạt động này và việc học văn hóa của HS được đánh giá có vai trò như nhau. Nhưng do quá trình nhận thức của HS chưa đầy đủ và việc giảng dạy môn học kết hợp với định hướng nghề chưa toàn diện sâu sắc nên HS đã nhầm lẫn giữa nội dung đào tạo của nghề tương lai với nội dung các môn học cơ bản ở trường phổ thông.
Ngoài các hoạt động được HS đánh giá cao ở trên, các hoạt động khác không có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy, trừ ba hoạt động nổi bật rõ rệt thì các hoạt động khác không được nhà trường tổ chức thường xuyên, ngay hoạt động gửi vào sinh họat ở các TTHN cũng không được HS đánh giá cao đối với chọn nghề và HS cũng ít đến TTHN một cách tự nguyện, thực sự mong muốn tìm hiểu về nghề tương lai. Hiện nay quận (huyện) nào cũng có TTHN, nhưng chỉ có 31% số HS khẳng định ở đó có TTHN, còn lại cho rằng không có TTHN. Mức độ tham gia trong số 31% đó thì có 76,5% số em tham gia đầy đủ và số em còn lại ít hoặc không tham gia. Điều đó cho phép chúng ta nêu ra vấn đề TTHN chưa cuốn hút HS tham gia vào hoạt động nghề nghiệp. HS chưa thấy rõ được vai trò của TTHN. Nên chăng TTHN cần đổi mới cách thức tổ chức hoạt động của mình?
Tác giả cũng tiến hành tìm hiểu xem giữa các trường khác nhau có tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho HS có khác nhau không thì kết quả cho thấy không có sự khác nhau đáng kể. Cả 3 trường thuộc ba hệ khác nhau đều có sự quan tâm đúng mức đến các hoạt động này, trong đó hai hoạt động tiêu biểu nhất là giảng dạy các môn học kết hợp với định hướng nghề và tổ chức hỏi đáp về nghề. Bên cạnh đó cũng có