Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.
2.2.1 Khái quát chung về mẫu nghiên cứu
• Nơi sinh:
Nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức, dự định và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chọn nghề của HS, tác giả tiến hành thu thập thông tin về các em, cụ thể là nơi các em sinh ra. Giữa các khu vực: nông thôn, thị xã/ thị trấn và thành phố tưởng chừng không liên quan gì đến nhận thức và dự định chọn nghề của HS, nhưng thực ra yếu tố này lại có tác động không nhỏ. Với đề tài này, tác giả xem xét xem giữa các em được sinh ra ở những khu vực khác nhau có sự khác nhau nào không về mặt tiếp cận với các phương tiền truyền thông, thông tin, các hoạt động phục vụ cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai, cũng như mức độ quan tâm của gia đình đến các em về những hoạt động đó.
Biểu đồ 2: Nơi sinh của HS
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 113 mẫu thì có tới 65 em được sinh ra ở nông thôn chiếm 57,5%, 30 em được sinh ra ở thị xã/ thị trấn và chỉ 18 em được sinh ra ở thành phố
• Học sinh trường:
Tác giả tiến hành nghiên cứu số lượng mẫu phục vụ cho đề tài thuộc 3 khối trường: công lập, bán công và trung cấp dạy nghề nhằm tìm hiểu xem có sự khác biệt về các mặt: nhận thức nghề, dự định chọn nghề, kết quả học tập và hoạt động hướng nghiệp cho các em HS hay không. Trên cơ sở đó, tác giả cũng tìm hiểu các mối tương quan cần thiết phục vụ cho bài viết hoàn thiện hơn. Ở đây, khối trường công lập tức là
trường THPT Vĩnh Bình có 39 mẫu, trường THPT Bán Công Vĩnh Bình với 38 mẫu và Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Tiền Giang với 36 mẫu.
Biểu đồ 3: Học sinh trường
• Giới tính:
Với phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên chia đều 120 phiếu thu thập ý kiến cho 3 trường thuộc 3 hệ khác nhau, kết qủa phỏng vấn tác giả thu được 113 phiếu trong đó có 58 phiếu là nữ chiếm 51,3% và 55 nam chiếm 48,7%. Dựa vào các con số này, bài viết nhằm mục đích tìm hiểu xem giữa HS nam và HS nữ có sự khác nhau nào không về các mặt: nhận thức nghề, dự định chọn nghề cũng như các yếu tố xung quanh ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và dự định chọn nghề của các em, và đánh giá của các em về các yếu tố tác động đó như thế nào?
Biểu đồ 1: Giới tính HS
• Điểm tổng kết:
Điểm tổng kết là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình lựa chọn ngành nghề và khối thi. Nếu một HS nhận thức được tầm quan trọng của mối liên hệ này thì sẽ có sự quan tâm thích đáng đến các môn học chính khóa. Nhưng cũng có không ít em sau khi đã xác định khối thi rồi thì lại có xu hướng học lệch tức là chỉ học những môn thuộc khối thi của mình. Tuy nhiên, ở đây tác giả cũng quan tâm đến hiệu quả học tập của các em cuối cấp, đồng thời cũng tìm hiểu xem
giữa 3 khối trường có sự khác nhau nào không về mặt này. Kết quả khảo sát cho thấy điểm tổng kết từ 6-6,9 là khoảng mà các em HS đạt được nhiều nhất với 38 em chiếm 33,8%, có tới 7 em xếp loại yếu, trong khi đó chỉ có 10 em trên 8 tức là xếp loại giỏi. Bởi tác giả tiến hành nghiên cứu các em HS thuộc 3 khối trường khác nhau nên những em có học lực từ khá trở lên chủ yếu nằm trong khối trường công lập, còn những em học lực trung bình và trung bình khá chủ yếu nằm trong khối trường bán công và dạy nghề. Và còn còn nhiều HS có học lực yếu trong năm cuối cấp này với 6,2%.
Biểu đồ 4: Điểm tổng kết của HS
• Kinh tế gia đình:
Trong tổng số 113 mẫu nghiên cứu có 47,8 HS có hoàn cảnh gia đình thuộc diện trung bình; có 39,8 % thuộc diện khá hơn trung bình; 8,0% thuộc dạng khá giả; có 1,8% thuộc dạng kém hơn trung bình và có 2,7% thuộc diện nghèo (theo đánh giá của HS). Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến những dự định tương lai của các em HS sau khi tốt nghiệp PTTH. Có em nếu điều kiện gia đình cho phép thì vẫn tiếp tục học thêm. Nhưng cũng có không ít em do thu nhâp gia đình không đủ để lo tiếp cho các em ăn học thì các em lại có hướng đi khác, hoặc là vừa học vừa làm, hoặc thi và các trường có học phí thấp, thi vào các ngành mà sau này các em nghĩ có thể kiếm nhiều tiền, thậm chí có nhiều em phải đi làm ngay sau khi tốt nghiệp để lo cho bản thân và gia đình mình.
Biểu đồ 5: Tình trạng kinh tế gia đình HS
• Nghề nghiệp của cha, mẹ:
Gia đình là một trong những nhân tố xã hội hóa cá nhân lớn nhất, chính bởi vậy, nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng chọn nghề của các em HS. Nhiều em được cha mẹ trao đổi và cho quyền lựa chọn ngành nghề, nhiều em được bố mẹ định hướng là nên chọn theo nghề của bố mẹ, nhưng cũng có không ít HS phải chọn nghề theo sự áp đặt của bố mẹ. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó như thế nào. Qua kết qủa khảo sát cho thấy đa số người cha làm công việc buôn bán - kinh doanh, và các bà mẹ thì chủ yếu làm nông nghiệp và nội trợ, các nghề khác như: cán bộ - công nhân viên, trí thức, công nhân… thì cũng có một vài cha mẹ các em làm, tuy nhiên số lượng đó không nhiều.
Bảng 1: Nghề nghiệp của cha, mẹ
Nghề nghiệp Nghề nghiệp của cha Nghề nghiệp của mẹ
Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % Trí thức 9 8.0 7 6.2 Cán bộ-CNV 19 16.8 14 12.4 Công nhân 6 5.3 4 3.5 Buôn bán 22 19.5 13 11.5 Nội trợ 1 .9 31 27.4 Nông dân 55 48.7 43 38.1 Khác… 1 .9 1 .9 Tổng 113 100.0 113 100.0
• Trình độ học vấn của cha, mẹ:
Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ các em không cao, người cha phần lớn là trình độ THPT chiếm 36,3% và trình độ của người mẹ dừng lại ở mức THCS là nhiều nhất với 39,8%. Trong khi đó trình độ trên đại học của cha chỉ có 3,5% và mẹ là 0,9%. Với các con số này, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu trình độ học vấn của cha mẹ HS có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả nhận thức và chọn nghề của HS.
Bảng 2: Trình độ học vấn của cha, mẹ
Trình độ học vấn Trình độ học vấn của cha Trình độ học vấn của mẹSố mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ %
Trên ĐH 4 3.5 1 .9 ĐH, CĐ 14 12.4 10 8.8 Trung học CN 7 6.2 5 4.4 THPT 41 36.3 30 26.5 THCS 33 29.2 45 39.8 Tiểu học 12 10.6 21 18.6 Khác… 2 1.8 1 .9 Tổng 113 100.0 113 100.0