Quá trình xã hội hóa

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 26 - 27)

Thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng trong xã hội học chỉ ra quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân.

Một nhà xã hội học Mỹ, Fichter đã xem “Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động đó. Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hóa.

Định nghĩa của nhà khoa học người Nga, G. Andreeve đã nêu được cả hai mặt của một quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng: “Kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.

Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thâm nhập kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị tâm thế, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội, thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình.

Đối với đề tài khi áp dụng khái niệm này muốn nói đến hoạt động nhận thức và định hướng lựa chọn nghề của HS luôn bị chi phối bởi các tác nhân xã hội hóa: gia đình, nhà trường, nhóm bạn, truyền thông đại chúng… Trên cơ sở học hỏi, tiếp thu, kế thừa những hiểu biết, kinh nghiệm, các em HS sẽ lựa chọn cho mình một nghề thích hợp.

Có thể tóm tắt việc áp dụng khái niệm này vào đề tài: “Định hướng nghề

nghiệp của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng” như sau:

Tác nhân Xã hội hóa

Tiêu chí thu thập thông tin

Gia đình

- Nơi sinh

- Tình trạng kinh tế gia đình - Nghề nghiệp cha, mẹ - Trình độ học vấn cha, mẹ - Ý kiến của cha, mẹ

- Mức độ trao đổi với các thành viên trong gia đình - Người đưa ra quyết định trong chọn nghề của học sinh

Nhà trường

- Trường thuộc hệ nào

- Các hoạt động giảng dạy, hướng nghiệp của nhà trường - Các hoạt động định hướng nghề nghiệp của Đoàn trường, Đoàn thanh niên. Mức độ và hiệu quả.

Nhóm bạn

- Chung sở thích - Chơi cùng nhóm - Bị rủ rê

- Tự chọn theo bạn Truyền thông đại

chúng

- Nơi ở tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo hình thức nào - Tìm hiểu nghề trên phương tiện truyền thông nào

- Mức độ phổ biến như thế nào

- Hiệu quả hoạt động của các loại hình

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w