PHẦN KẾT LUẬ N– KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 95 - 96)

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét sau: - Nhận thức về nghề nghiệp của HS mới đang dừng ở những biểu hiện bên ngoài của nghề mà chưa đi sâu tìm hiểu những đặc trưng riêng của từng nghề và đối chiếu yêu cầu cảu nghề đó với những đặc điểm thể chất và tâm lý của mình. Trong ba mặt của nhận thức nghề nghiệp thì HS nhận thức về nhu cầu của xã hội đối với nghề định chọn cao hơn so với hai mặt kia (trong đó thấp nhất là mặt tự đánh giá những đặc điểm thể chất, tâm lý của cá nhân).

- Lý do chọn nghề quan trọng nhất của HS là nghề phù hợp với khả năng học tập, hứng thú học tập sau đó là sự phù hợp với yêu cầu xã hội

- Trong ba trình độ nghề thì đa số HS dự định chọn trình độ cao (đại học). Dự định chọn nghề của HS tập trung vào những nghề mà các em cho rằng dư luận xã hội đánh giá cao, mang lại nhiều thu nhập, có khả năng tìm việc làm ổn định và là nghề cần thiết cho xã hội. Những nghề mà các em dự định chọn ít là do các em đánh giá nghề vất vả, không có thu nhập đảm bảo mức sống tối thiểu.

Dự định chọn nghề của HS ở ba khu vực khác nhau không có sự khác nhau đáng kể nhưng giữa các trường lại có sự khác biệt trong việc chọn nghề của HS. Đối với trường công lập, vì các em nhận thấy được khả năng của mình nên có xu hướng thi vào đại học nhiều hơn so với hai trường còn lại, trong khi đó HS ở hai trường này có học lực chủ yếu ở mức trung bình nên có xu hướng thhi vào các trường trung học và dạy nghề nhiều hơn.

Đặc điểm giới tính có ảnh hưởng đến dự định chọn nghề của nam và nữ. Nam thiên về những nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, nữ thiên về những nghề thuộc lĩnh vực xã hộivà những nghề thuộc lĩnh vực kinh tế đều được nam và nữ dự định chọn nhiều hơn trước.

Kinh tế gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến dự định chọn nghề của HS. Xuất phát từ tình hình này, có nhiều em sẽ phải lựa chọn những ngành nghề mà gia đình có khả năng lo được và sau này các em sẽ kiếm được nhiều tiền để phụ giúp gia đình.

Nghề nghiệp và trình độ học vấn cha mẹ có ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức và dự định chọn nghề của HS. Các bậc cha mẹ có trình độ cao thì các em HS của gia

đình đó được trang bị kiến thức đấy đủ hơn, lựa chọn ngành nghề có hiệu quả hơn. Và với các em có cha mẹ thuộc tầng lớp trí thức có xu hướng hướng con mình đến các nghề thuộc bậc cao hơn.

Hoạt động hướng nghiệp từ phía nhà trường và nơi HS sống đã được quan tâm nhung ở mức độ chưa sâu,chưa thường xuyên.

Nhận thức về nghề nghiệp của HS trở nên sâu sắc hơn, có hiểu biết đầy đủ hơn về yêu cầu nghề nghiệp, về những đặc điểm cá nhân và những giá trị của nghề mang lại khi HS được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về nghề nghiệp qua gia đình, nhà trường, nhóm bạn, phương tiện truyền thông đại chúng, qua việc tham gia và trao đổi mạnh dạn, giải đáp những băn khoăn vướng mắc với các hoạt động tư vấn hướng nghiệp của nhà trường và địa phương nơi các em sinh sống hay với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Trên cơ sở đó các em có những dự định chọn nghề đúng đắn hơn và phù hợp với khả năng của mình hơn.

- Giữa nhận thức nghề và dự định chọn nghề của HS chưa có sự phù hợp cao. HS lựa chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình và gia đình mà chưa xuất phát từ việc hiểu biết rõ những yêu cầu khách quan cuả nghề và những phẩm chất của cá nhân.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w