Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.
2.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía bắc Đồng bằng Sông Cửu Long, trên các trục giao thông thủy - bộ quan trọng của cả nước như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, sông Tiền, biển Đông. Nằm liền kề với địa bàn kinh tế trọng điểm của phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 72km về hướng nam, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội.
Với các giải pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài, sử dụng và phát huy tối đa các lợi thế hiện có trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, diễn ra trong tất cả các khu vực kinh tế. Giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (7,5%); giá trị tăng thêm các ngành nông nghiệp tăng bình quân 5%; công nghiệp-xây dựng tăng 16,8%; khối dịch vụ tăng bình quân 11,4%. Trong 10 năm 1996-2005, GDP bình quân đầu người tăng gần gấp 2 lần - từ 243 USD lên 475 USD (bằng 80% thu nhập bình quân cả nước). Riêng năm 2006, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,02% và năm 2007 đạt 13%.Và tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) quí I năm 2008 ước đạt 2.994 tỷ đồng theo giá so sánh 1994 tăng 11,5% so quí I năm 2007. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,5%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 19,3% và ngành dịch vụ tăng 13,9%.
Về lĩnh vực văn hóa xã hội Tiền Giang cũng có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quy mô và chất lượng giáo dục không ngừng được mở rộng và phát triển. Khoa học công nghệ có bước chuyển biến, phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất và đời sống. Việc bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm. Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có bước chuyển biến tích
cực. Thông qua đầu tư và dịch vụ đã giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động. Phong trào xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt.