Dự định chọn nghề

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 53 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.

2.2.3.1 Dự định chọn nghề

HS THPT nói chung và HS lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Một cuộc sống tương lai đầy hấp dẫn, lý thú song cũng đầy bí ẩn và khó khăn đang chờ đợi các em. Khác với thiếu niên, thanh niên HS có sự chuẩn bị về tâm

thế nên suy nghĩ của các em chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời của mình. Kết quả khảo sát 113 mẫu nghiên cứu về suy nghĩ nghề nghiệp thì:

Bảng 12: Suy nghĩ về nghề nghiệp của HS Suy nghĩ về nghề nghiệp Số mẫu Tỉ lệ %

Cấp II 22 19.5 Lớp 10 27 23.9 Lớp 11 22 19.5 Lớp 12 35 31.0 Thời điểm khác 7 6.2 Tổng 113 100.0

Hầu hết HS đã có suy nghĩ về nghề nghiệp, nhưng khi xét theo mức độ thì các em có suy nghĩ về vấn đề này hơi muộn, tức là có số đông các em đến lớp 12 khi chuẩn bị làm hồ sơ ĐKDT mới suy nghĩ đến việc chọn nghề cho mình, ở đây là 35 em. Số em có suy nghĩ ngay từ cấp hai là 22 em chiếm 19,5%, lớp 10 là 23,9%, lớp 11 là 19,5%, thời điểm khác là 6,2%. Tác giả quan tâm đến thời điểm mà HS suy nghĩ về nghề nghiệp bởi vì nếu các em có những suy nghĩ sớm thì sẽ có những hành vi chuẩn bị kĩ lưỡng hơn cho nghề nghiệp tương lai về các mặt như: kiến thức các môn học để thi vào ngành đó, kiến thức về nghề, các đòi hỏi liên quan đến nghề như trình độ anh văn, vi tính…. Còn nếu như các em có suy nghĩ về nghề muộn thì sẽ gây khó khăn cho các em trong việc tìm hiểu nghề, tham khảo các thông tin liên quan đến nghề, chuẩn bị kiến thức cho nghề, thậm chí có nhiều em không tìm hiểu nghề dẫn đến việc chán nghề, bỏ nghề khi không thấy phù hợp.

Nói đến suy nghĩ nghề là vậy nhưng trong thực tế, việc chọn nghề, quyết định đường đời của HS THPT không đơn giản chút nào bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng. Vì vậy, câu hỏi “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT” khiến nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời.

Bảng 13: Dự định sau TN PTTH Dự định sau TN PTTH Số mẫu Tỉ lệ % Thi trung cấp-nghề 62 54.9 Thi cao đẳng 67 59.3 Thi đại học 76 67.3 Đi làm ngay 3 2.7 Dự định khác 3 2.7

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta nhận xét: HS PTTH đều có nhu cầu tìm cho mình một nghề nghiệp nhất định sau khi tốt nghiệp PTTH. Đối với các em thuộc khối trường cấp kinh tế kỹ thuật, dựa trên sức học của mình các em lựa chọn thi cao đẳng và trung cấp nhiều hơn trong 3 hệ trường. Nhưng với 76 lượt HS ĐKDT đại học, 67 lượt HS ĐKDT cao đẳng và 62 lượt ĐKDT trung cấp nghề đã cho thấy hầu hết các em HS đã ĐKDT vào cả 3 bậc học và một điều rõ ràng rằng HS có xu hướng thi vào các bậc học cao nhiều hơn. Bởi theo như một số em, nếu thi bậc cao không đậu thì có thể làm hồ sơ xét tuyển xuống các bậc dưới. Như em Mai Trâm đã nói: “Em sẽ ráng vào đại học. Nếu thi rớt thì xuống cao đẳng vì không phải thi nhiều lần, mệt lắm, với lại sức khỏe em không có nữa”. Các trường đại học đã trở thành nơi cuốn hút HS khi các em học xong phổ thông mặc dù chỉ tiêu tuyển chọn vào các trường không nhiều so với số HS dự định thi vào. Nhu cầu nâng cao trình độ là một nhu cầu cấp thiết của thế hệ trẻ. Nhưng tìm cho mình một nghề thích hợp với khả năng học tập của mình quả là vấn đề khó khăn đối với lứa tuổi này. Và bên cạnh đó có một số em do hòan cảnh kinh tế gia đình hay vì lý do nào đó đã có dự định đi làm ngay (3 em) hoặc dự định khác như đi du học hoặc đi nghĩa vụ quân sự.(3 em).

Bảng 14: Dự định sau TNPTTH của HS theo giới tính Dự định sau TN Giới tính Tổng Nam Nữ Thi trung cấp – nghề Số mẫu 27 35 62 Tỉ lệ % 49.1 60.3 54.9 Thi cao đẳng Số mẫu 32 35 67 Tỉ lệ % 58.2 60.3 59.3

Thi đại học Số mẫuTỉ lệ % 72.740 62.136 67.376 Đi làm ngay Số mẫu 2 1 3 Tỉ lệ % 3.6 1.7 2.7 Khác Số mẫuTỉ lệ % 5.23 2.73 Tổng Số mẫu 55 58 113 Tỉ lệ % 100.0 100.0 100.0

Nếu trước đây, năm 1972 các trường học nghề không có sức cuốn hút HS đặc biệt là HS nữ thì hiện nay số HS dự định thi vào các trường trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều (nữ 46,3% so với 1,6%, nam 27,6% so với 5,34%) (Những nội dung cơ bản của Nghị quyết hội nghị lần thứ IV BCH TWĐ khóa VII – tháng 2/1993). Với đề tài này, trong tổng số 55 nam thì số lượng các em thi vào trung cấp là 27 em, nữ là 35 lượt em ĐKDT trên 58 em.

Nhưng xu hướng chung là các em muốn có trình độ học vấn đại học trước khi vào lao động phục vụ (nam là 40/55 và nữ là 36/58). Điều này thể hiện sự mất cân đối giữa nhu cầu nền kinh tế quốc dân với nguyện vọng của từng HS. Những nghề đòi hỏi trình độ học vấn cao càng ít mà cần nhiều nghề có học vấn phổ thông, nhưng ở HS dự định lại tập trung vào trình độ đại học.

Qua trao đổi với các em được biết HS thi vào các trường trung cấp vì hai lý do: 1, Nếu không thi đỗ đại học thì các em mới thi vào trường trung cấp

2, Những em có sức học loại trung bình, trung bình yếu không có khả năng trúng tuyển đại học nên đã thi vào các trường trung cấp.

Trên cơ sở tìm hiểu dự định thi vào bậc học nào của HS chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở từng bậc học, HS thi vào ngành nào nhiều nhất. Do tỉ lệ HS dự định thi vào bậc

đaị học là chủ yếu, vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xin đề cập nhiều hơn đến vấn đề này.

Con thuyền giáo dục – đào tạo Việt Nam đang chòng chành giữa cơn giông bão. Trong những nguyên nhân trì kéo sự nghiệp này, có một trở ngại nằm ngay trong tâm lý của rất nhiều người: đó là xu hướng chạy theo hình thức.

Biểu đồ 8: Vào đại học là con đường duy nhất để đi đến một tương lai tươi sáng

Với câu hỏi “Bạn có cho rằng học đại học là con đường duy nhất để đi đến một tương lai tươi sáng?”, kết quả thu được như sau: Có tới 85% HS không đồng ý, chỉ có hơn 20% đồng tình và 4% còn phân vân.

Như vậy, có thể khẳng định rằng phần đông HS có nhận thức đúng đắn rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất để thành đạt. Song, từ nhận thức đến hành động luôn có khoảng cách lớn. Khoảng cách ấy được thể hiện trong những dự định sau khi TN của họ. Đó là: tuy có tới 85% HS cho rằng đại học không phải là con đường duy nhất để thành công nhưng cũng lại có tới 78 em lựa chọn con đường này sau khi TNTHPT. Mặc dù hiện nay, cử nhân thất nghiệp rất nhiều, số tìm được việc phần lớn cũng chỉ là những công việc “đủ ăn”, chứng tỏ con đường này không hề bằng phẳng, nhưng người ta vẫn “đổ xô” thi đại học. Có lẽ cả xã hội, nhà trường, gia đình, bạn bè và chính bản thân HS còn quá đề cao tấm bằng đại học và đánh giá thấp những con đường học nghề chưa tỏ ra đủ sức thuyết phục trước HS và xã hội.

Nếu như cơ cấu của các nước phát triển là một thầy tương ứng 10 thợ, thì ở Việt Nam 1 thầy chỉ có 1,07 thợ (số liệu tháng 6/2002 – Cẩm nang hướng nghiệp dạy nghề thành phố Hồ Chí Minh – NXB Lao động xã hội). Số lượng điều dưỡng trên một bác sỹ cũng chẳng vui gì, chỉ bằng 1/3 so với các nước phát triển… Và một cái giá phải trả cho tình trạng đó thì ai cũng biết. Trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Phạm

Gia Khiêm về các nhà giáo mới đây tại Việt Nam, GS Chu Phạm Ngọc Sơn ( Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) không giấu được bức xúc:

“Điều mà ai cũng lo lắng là những cử nhân, kỹ sư của ta có kỹ năng thực hành rất kém, gần như không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Ông cho rằng ngành giáo dục – đào tạo phải có sự liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, làm cho HS thấy rõ sự thăng tiến và khi có điều kiện thì sẽ giảm bớt được quan điểm đánh giá con người dựa trên bằng cấp”.

Việc cần làm là xác định giá trị thực chất của vấn đề. Nói như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Giáo dục phải làm sao sau khi TN ra trường, dù ở bậc học cao hay thấp, trước hết HS phải trở thành người có ích cho xã hội, làm được việc và có thể mang những điều đã học trong trường để nuôi sống bản thân mình…”.

Theo các số liệu thống kê, hàng năm tỉ lệ đậu các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đạt 10% ( 200.000 chỉ tiêu/2 triệu lượt thí sinh). Như vậy, 90% thí sinh thi rớt sẽ về đâu? Làm gì?

Câu trả lời phổ biến thường là: tiếp tục ôn để sang năm thi tiếp. Lộ trình tiến thân, lập nghiệp được vẽ như sau: học đại học (4 – 6 năm)  lấy bằng  xin việc (có người chờ học xong cao học mới đi làm hoặc đi làm một thời gian lại học thêm cao học). Nếu suôn sẻ, đấy là một lộ trình đẹp. Nhưng con đường nào cũng vậy, đẹp đẽ, thênh thang đến đâu cũng không đủ dành cho tất cả. Người thông minh là người ngay từ đầu, biết chọn cho mình một con đường hợp lý. Theo nhiều chuyên gia về thị trường nhân lực, con đường thông minh ấy chính là các cơ sở đào tạo nghề có hàm lượng công nghệ cao, thời gian đào tạo từ 2 – 3 năm.

Cổng trường đại học không phải là cánh cửa duy nhất cho tất cả mọi người bước vào đời. Còn có rất nhiều sự lựa chọn chắc chắn hơn, vừa sức hơn dành cho những cô tú cậu tú mới. Và một khi đã ổn định nghề nghiệp, mỗi người lại có thể vào đại học mà không nhất thiết phải “rèn luyện” trên ghế giảng đường suốt 4 -5 năm ròng…

Bảng 15: Số lượng HS ĐKDT vào đại học ĐK ngành học Số mẫu Tỉ lệ phần trăm Kế tóan 16 18.8 Tài chính - ngân hàng 9 10.6 Giao thông 3 3.5 Ngoại thương 2 2.3 Ngoại ngữ 3 3.5 Xây dựng 3 3.5 Điện – điện tử 4 4.7

Công nghệ thông tin 9 10.5

Thể dục thể thao 3 3.5 Thủy lợi 2 2.3 Kiến trúc 2 2.3 Luật 2 2.3 Nông nghiệp 3 3.5 Quân đội 3 3.5 Du lịch – giải trí 2 2.3

Mỹ thuật công nghiệp – thiết kế tạo mẫu 1 1.12

Y dược 2 2.3

Tâm lý – xã hội 2 2.3

Sư phạm 13 15.3

Khác …. 1 1.12

Tổng 85 100

Với đề tài này cũng vậy, một lần nữa kết quả khảo sát cho thấy HS lựa chọn những nghề mà các em cho rằng nghề đó được “Dư luận xã hội” đánh giá là rất cần cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Hơn nữa, đó là những nghề sau này ra trường các em sẽ có việc làm vì có thu nhập, kinh tế cao như nghề ngoại thương, kinh tế, tài chính, tin học …Cụ thể trong 85 HS ĐKDT đại học và với 20 nhóm nghề mà chúng tôi đưa ra thì có tới 16 HS ĐKDT ngành kế tóan chiếm 18,8%, ngành sư phạm với 13 em đăng kí chiếm15,29%, ngành tài chính – ngân hàng có 9 em đăng kí chiếm 10,5% và ngành công nghệ thông tin cũng có 9 em đăng kí và một số ngành khác.

Sau đây, chúng tôi minh họa cho hướng chọn nghề này qua một số em HS đang học taị các trường phổ thông tại Tiền Giang:

Em Mai Trâm đã dự định chọn thi ngành Tài chính ngân hàng với lý do: “Một phần vì nó gần nhà. Phần lớn tại em thích trường đó, rồi khả năng, nhiều lắm chị ơi. Nhưng nói ra mỗi người chọn một trường phụ thuộc nhiều yếu tố lắm, theo thị hiếu

người ta, theo cái “hot” bây giờ nữa, nhiều người đổ xô vào. Có lẽ cũng do trường này dễ xin việc hơn khi ra trường”.

Em Hải Đăng thi vào Đại học Công nghiệp khoa công nghệ thông tin với lý do:

“Vì ngành đó em đam mê và cũng vì mấy thầy cô tư vấn thi trường đó cũng dễ tìm được việc làm nữa”. Em Đăng còn mong muốn nếu thi đỗ sau khi ra trường sẽ có công ăn việc làm, làm công việc đó phải phù hợp với trình độ chuyên môn của mình và về thu nhập khá.

Nếu như năm 1968-1969 HS chủ yếu chọn những nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, thì hiện nay những ngành này là những hướng chọn nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây khi có sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết - Nghiên cứu nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 10 (Nghiên cứu giáo dục 1/1970) có tới 66% HS thành phố chọn nghề ở lĩnh vực này, ở HS nông thôn là 43%. Còn những nghề kinh tế, tài chính lại không được HS quan tâm lựa chọn, chỉ có 1% HS có nguyện vọng chọn những nghề này, thì ngày nay HS lại dự định chọn những nghề thuộc lĩnh vực đó nhiều hơn.

Điều đó cho thấy giá trị nghề nghiệp không phải là cái bất biến, nó thay đổi cùng với sự biến đổi của xã hội thời đại. Nhưng nếu HS lựa chọn những ngành nghề này mà không có sự hiểu biết căn bản, chọn theo mốt thì là một điều không nên. Mới đây, tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có đưa ra nhận xét rằng: “Đối với các nước thế giới thứ ba đang trong quá trình chuyển đổi, lĩnh vực giáo dục đang có một vấn đề nổi lên đáng quan tâm là tính thực dụng quá mức, thậm chí đến mức thiển cận trong lựa chọn nghề nghiệp của HS” (Cẩm nang hướng nghiệp đạy nghề thành phố Hồ Chí Minh – NXB Lao động xã hội). Bức tranh thực tế ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, khi quyết định chọn ngành nghề để thi sau khi TNPT, HS chỉ hướng theo những đòi hỏi trước mắt trên thị trường lao động, mà ít khi nghĩ tới khả năng thực tế của mình cũng như nhu cầu lâu dài của xã hội. Thế mới có tình trạng HS đổ xô vào một số trường đang được coi là “mốt”. Chẳng hạn ngành tin học đang có số HS đăng kí thi vào rất đông mà nguyên nhân là lời đồn rằng thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức nên tin học không bao giờ đồng nghĩa với thất nghiệp. Có những HS xin thi vào trường kế toán

chỉ với một thông tin là hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều nên nhu cầu kế tóan sẽ liên tục tăng, không lo thất nghiệp.

Thực trạng chọn nghề theo mốt, chỉ dựa trên những thông tin đồn đại trong xã hội, thiếu được hướng dẫn nghề nghiệp đầy đủ đang là một thực tế đáng quan tâm ở Việt Nam. Đã có những cảnh báo về tình trạng đào tạo quá nhiều ở một số ngành nghề, trong khi các ngành nghiên cứu cơ bản, ngành xã hội lại không mấy hấp dẫn HS. Bên cạnh những hiểu biết lệch lạc của HS và các bậc cha mẹ, cũng cần phải thấy rằng công tác hướng nghiệp của Việt Nam còn chưa được đầu tư đúng mức, có khi còn để cho thông tin quảng cáo gây ra tình trạng mất phương hướng trong chọn nghề. Muốn một đất nước, một xã hội phát triển bền vững thì lĩnh vực giáo dục đào tạo, mà trước hết là công tác hướng nghiệp, cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Đồng thời, HS dự định chọn nghề cần thiết cho sự phát triển của xã hội như nghề

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w