Tương quan nhận thức và dự định chọn nghề của học sinh

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 64 - 67)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.

2.2.3.2 Tương quan nhận thức và dự định chọn nghề của học sinh

Như chúng ta đã biết, nhận thức là cơ sở của hoạt động và hành động nhận thức là một mặt cấu thành nên tâm lý con người. Khi có nhận thức con người mới thu được những tri thức chân thực về thế giới khách quan. Có tri thức con người có thể tiến hành hoạt động cải tạo thế giới có kết quả. Nhận thức nghề là một trong những thành phần cơ bản của xu hướng nghề nghiệp.

Trong 8 nguyên nhân mà tác giả Phạm Tất Dong (Giúp bạn chọn nghề - NXB GD-1989 tr80) đưa ra cũng có 3 nguyên nhân về nhận thức nghề nghiệp:

1, Bị hấp dẫn bởi vẻ bên ngoài của nghề, thiếu hiểu biết về nội dung lao động của nghề đó

2, Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng khi chọn nghề

3, Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề.

Tác giả Nguyễn Quý Hòa “Cùng nhau suy nghĩ và giải quyết - Hà Nội mới 26/4/1998 cũng đưa ra nhận xét: “Đa số HS tốt nghiệp PTTH trong khi quyết định lựa chọn ngành này hay ngành khác thường chưa có những hiểu biết về cơ cấu các ngành học. HS chưa có được những thông tin cần thiết về kế hoạch tuyển sinh, về nhu cầu cán bộ các ngành và các vùng trong đất nước, cũng như không hiểu được đầy đủ các yêu cầu cụ thể, rõ ràng”.

Qua ý kiến của tác giả cho thấy nhận thức về nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến lựa chọn nghề của HS. Nhận thức về nghề là cơ sở, là kim chỉ nam cho hành động chọn nghề. Nhận thức về nghề càng sâu sắc và chín chắn bao nhiêu sẽ càng làm cho người ta khi đã chọn nghề sẽ trân trọng và tha thiết yêu nghề mình chọn bấy nhiêu. Chính nhận thức sâu sắc đầy đủ về nghề sẽ hình thành nên tình cảm về nghề, sẽ là tiêu đề, là điều kiện cơ bản giúp cho cá nhân sáng tạo trong nghề, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội. Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu biết một chút gì về nghề sẽ thành trở ngại lớn cho hoạt động cá nhân tạo nên sự bi quan miễn cưỡng trong lao động, day dứt trong cuộc sống, nhiều khi dẫn đến tình trạng bỏ nghề vì không hoạt động có hiệu quả trong nghề mình định chọn.

Như vậy, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về nghề sẽ có tác dụng thúc đẩy hành động chọn nghề của HS phù hợp với nguyện vọng, khả năng của mình giúp cho HS có nhu cầu nâng cao hiểu biết về nghề ngày một phong phú hơn, sâu sắc hơn, hình thành nên tình cảm bền vững với nghề, tạo điều kiện để con người cống hiến hết sức mình cho lợi ích xã hội và lợi ích bản thân.

Nhận thức đóng vai trò cơ sở của hành động. Nếu HS nhận thức đúng, đầy đủ về nghề thì sự lựa chọn nghề sẽ phù hợp giúp cho HS sau này làm việc có kết quả cao.

Ngược lại, khi có sự lựa chọn nghề phù hợp thì sẽ tạo cho HS nhu cầu tìm hiểu nâng cao vốn hiểu biết về nghề giúp cho nhận thức về nghề đó tốt hơn. Vì vậy, giữa nhận thức và dự định chọn nghề có liên quan tới nhau.

1. Đây là nghề cần cho xã hội 2. Nghề giúp bạn có nguồn thu nhập 3. Lương cao 4. Nghề nhàn và có nhiều thời gian rỗi

5. Nghề có điều kiện làm việc thuận lợi

6. Nghề dễ tìm được việc làm sau khi học xong

7. Nghề có khả năng phát triển tốt trong xã hội

8. Mặt tốt khác (ghi rõ)….

Bảng 21: Tương quan giữa hoạt động nhận thức và dự định chọn nghề

Dự định chọn nghề Mặt tốt của nghề (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Kế tóan 19.2 28.2 25.0 14.3 26.7 18.8 19.6 33.3 Tài chính-ngân hàng 9.6 12.8 20.0 28.6 6.7 16.7 6.5 Giao thông 3.8 5.1 20.0 4.2 4.3 Ngoại thương 3.8 2.6 2.1 4.3 Ngoại ngữ 5.8 5.1 2.1 6.5 Xây dựng 5.8 2.6 2.1 4.3 Điện – điện tử 5.8 5.1 10.0 13.3 8.3 4.3

Công nghệ thông tin 7.7 5.1 20.0 14.3 13.3 10.4 13.0 33.3

Thể dục thể thao 3.8 2.6 10.0 2.1 4.3 Thủy lợi 1.9 2.6 4.3 Kiến trúc 1.9 5.2 6.7 4.2 2.2 Luật 3.8 2.6 4.2 2.2 Nông nghiệp 5.1 14.3 6.7 4.2 Quân đội 5.8 2.1 4.3 Du lịch – giải trí 1.9 5.0 2.1 MTCN - TKTM 1.9 2.6 5.0 2.1 2.2 Y dược 1.9 2.1 Tâm lý – xã hội 3.8 5.0 2.2 Sư phạm 11.5 10.3 6.7 10.4 15.2 33.3 Khác 2.6 2.1

Trên cơ sở những nhận xét trên, tác giả tiến hành tìm hiểu sự tương quan của hoạt động nhận thức nghề với dự định chọn nghề của HS. Kết quả cho thấy được là

những mặt tốt của các ngành như: kế toán, tài chính-ngân hàng, công nghệ thông tin, điện-điện tử, sư phạm được HS nhận thức nhiều nhất, do vậy mà các em lựa chọn vào những ngành này nhiều nhất. Trên cơ sở nhận thức về nhu cầu, đặc điểm và khả năng phát triển của nghề…, các em HS đã đi đến hành động lựa chọn ngành nghề phù hợp cho tương lai của mình. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ và phát huy nơi các em.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w