S. Freud và E. Erikson nhấn mạnh: siêu ngã (superego) là sự hiện hữu của văn hóa trong cá nhân của những chuẩn mực, những giá trị được nội tâm hóa và là những đòi hỏi luân lý của nền văn hóa. Khi bản ngã (ego) điều hợp được những xung đột của bản năng (id) và siêu ngã, con người phát triển nhân cách quân bình. Ngược lại, có thể gây nên những xáo trộn trong nhân cách.
Theo G. H. Mead, xã hội và cá nhân tác động qua lại trong quá trình xã hội hóa. Hay nói một cách khác, con người cũng chủ động sáng tạo trong quá trình xã hội hóa của chính mình. Đây cũng chính là thuật ngữ “hình ảnh của bản thân
(looking – glass self) của C.H Cooley để chỉ cái tôi của mỗi cá nhân có được là do sự tương tác với những người xung quanh”.
Xã hội hóa được hiểu như là một quá trình mà cá nhân học được những giá trị, chuẩn mực, quy tắc, những khuôn mẫu xã hội để cá nhân có thể hòa nhập vào xã hội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn. Xã hội hóa là cần thiết cho sự hình thành cá nhân vì thông qua đó cá nhân nhập tâm hóa để biến những giá trị và chuẩn mực của xã hội trở thành những giá trị và chuẩn mực của chính mình. Điều này giúp cho sự ổn định xã hội và sự luân chuyển nền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ luận điểm này chỉ đạo khi nghiên cứu nhận thức nghề nghiệp của HS và sự lựa chọn nghề, chúng tôi đi sâu tìm hiểu HS có được những kiến thức đó từ đâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự lựa chọn nghề của chúng? Những hiểu biết nghề của HS có phải do chính HS tích cực tìm tòi thu thập tài liệu cho mình hay qua những nguồn thông tin khác như cha mẹ, giáo viên, TTHN cung cấp. Những nguồn thông tin đã được HS lĩnh hội đến mức độ nào để biến thành vốn tri thức của chính mình. Những hoạt động của HS nhằm chiếm lĩnh những tri thức nghề sẽ tạo cho HS có cơ sở vững chắc để tiến hành lựa chọn nghề.
Đi sâu vào các tác nhân tác động đến nhận thức và hành vi lựa chọn nghề của HS, trước hết phải nói đến môi trường gia đình, gia đình là thế giới xã hội đầu tiên mà con người nhìn thấy và giao tiếp. Những thành viên trong gia đình là những tấm gương mà qua đó trẻ bắt đầu nhìn thấy chính mình. Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên của đứa trẻ mà những giá trị chuẩn mực của nó được trẻ chấp nhận và xem đó là những giá trị và chuẩn mực của chính mình. Và căn cứ vào đó để đánh giá về những hành vi của mình.
Ngoài môi trường gia đình thì trẻ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường trường học và nhóm bạn trong quá trình xã hội hóa.
Vai trò của trường học đối với quá trình xã hội hóa không chỉ ở việc truyền đạt tri thức và kỹ năng mà còn dậy cho chúng những giá trị văn hóa thái độ ứng xử để chuẩn bị bước vào vai trò của người lớn. Theo các nhà xã hội học trong xã hội hiện đại trường học là tác nhân xã hội hóa cơ bản đối với lớp trẻ. Trường học là nơi giới thiệu cho trẻ về xã hội rộng lớn. Ở trường học trẻ phải thích nghi những quy
tắc, luật lệ. Do đó trường học là nơi trẻ biết đến một kiểu loại tổ chức không mang tính cá nhân mà mang tính khách quan.
Khác với quan hệ trong gia đình là một quan hệ không bình đẳng. Con cái phải chấp nhận theo cha mẹ. Cha mẹ là bậc trên thì nhóm bạn cùng tuổi được xem là môi trường xã hội có thể cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm đầu tiên về mối quan hệ bình đẳng. Sự bình đẳng này làm cho nhóm bạn trở thành môi trường lý tưởng để học tập những chuẩn kiến thức liên quan một cách bình đẳng. Từ đó trẻ tự đưa ra những giá trị và chuẩn mực riêng cho mình. Đây được xem là một kỹ năng rất quan trọng cho giai đoạn trưởng thành.
Ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ thông tin thì truyền thông sẽ trở thành một tác nhân không thể thiếu trong quá trình xã hội hóa.
Nhìn chung, quá trình xã hội hóa là quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời của một con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc chết đi. Nó trải qua nhiều giai đoạn và chịu sự tác động của rất nhiều tác nhân. Trong đó mỗi tác nhân có những vai trò, mục tiêu và tác động khác nhau. Nếu trong thời kì thơ ấu và đi học thì những tác nhân trên được xem là cơ bản nhất thì ở thời kì trưởng thành cá nhân lại được tiếp xúc với một môi trường mới và tiếp tục quá trình xã hội hóa của mình. Quá trình này được xem là quá trình xã hội hóa lại hay còn gọi là quá trình xã hội hóa ở lứa tuổi trưởng thành trong vòng đời của mỗi một cá nhân.
Do vậy ta có thể nhận thấy vấn đề định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 với tư cách là một loại hành động xã hội, nó không nằm độc lập với môi trường xung quanh mà nó còn chịu sự tác động, ảnh hưởng từ phía các môi trường đó, từ phía các tiểu hệ thống xã hội trong chỉnh thể hệ thống văn hóa.
1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý của James S.Coleman
Lý thuyết này là sự biến thái từ lý thuyết hành vi và do Coleman khởi xướng. Lý thuyết này cũng dựa trên nguyên tắc của hộp đen nhưng Coleman lại không quan tâm nhiều lắm đến đầu vào và đầu ra mà ông ta lại đi tìm cơ chế bên trong điều khiển các quá trình diễn ra trong hộp đen. Cơ chế đó chính là “sự lựa chọn hợp lý” và cơ chế này đều giống nhau ở mọi người. Nội dung cơ bản của lý thuyết là khi một cá nhân nhận được một loạt các kích thích từ bên ngoài thì không phải cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích
thích nào cảm thấy phù hợp với bản thân, còn những kích thích nào tỏ ra không phù hợp, không mang lại lợi ích gì sẽ bị khước từ và loại bỏ.
Theo Coleman thì: “Hành động có mục đích của cá nhân: mục tiêu đó ( và do đó cả hành động) định hướng bởi các giá trị và sở thích”.
Không chỉ dừng lại với hành động hợp lý cá thể mà ông còn đưa ra hành động hợp lý với tập thể. Vì theo ông có nhiều nguyên tắc, cơ cấu đi từ sự lựa chọn hợp lý với tập thể. Đồng thời cả hành động của các đoàn thể và các hành động của con người đều có mục đích. Vì thế, cá thể cũng như tập thể lựa chọn cho mình những hướng đi thích hợp để đạt được mục đích của mình.
Theo đó, khi vận dụng lý thuyết này vào đề tài “Định hướng nghề nghiệp
của học sinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”. Chúng ta thấy rằng những dự định, lựa chọn về nghề nghiệp việc làm của
nhóm đối tượng này dưới sự tác động của một loạt các yếu tố là có sự khác nhau. Bởi lẽ mỗi cá nhân tùy thuộc vào những đặc điểm về lứa tuổi, lối sống, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình…sẽ có những dự tính và lựa chọn mà họ cho là phù hợp, có lợi cho bản thân và giúp ích cho cuộc sống. Đó chính là sự lựa chọn hợp lý.