Sự hiểu biết của học sinh về vấn đề nghềnghiệp 1 Sự hiểu biết của học sinh về thị trường lao động

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 43 - 49)

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀNGHIỆP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TIỀN GIANG HIỆN NAY.

2.2.2 Sự hiểu biết của học sinh về vấn đề nghềnghiệp 1 Sự hiểu biết của học sinh về thị trường lao động

2.2.2.1 Sự hiểu biết của học sinh về thị trường lao động

Thị trường lao động được hiểu như là nhu cầu lao động của xã hội đối với một ngành nghề nào đó. Đối với HS PTTH, hiểu biết về thị trường lao động thể hiện hiểu biết của các em về nhu cầu được đào tạo trong các trường dạy nghề, sự cần thiết của nghề đối với xã hội và hiệu quả kinh tế mà nghề mang lại cho người lao động. Tác giả nghiên cứu hiểu biết của HS về thị trường lao động trên ba vấn đề:

1, Nhu cầu đào tạo của các trường HS định chọn 2, Khả năng phát triển của nghề trong tương lai 3, Thu nhập của nghề

Sự hiểu biết của HS về các trường định chọn

Trước hết, khi tìm hiểu về mặt hiểu biết nhu cầu đào tạo của các trường HS định chọn thì kết quả cho thấy hầu hết các em HS chỉ ĐKDT vào các ngành thuộc các trường đại học, cao đẳng, trung cấp mà không biết rõ được nhu cầu tuyển sinh trường đó như thế nào, nếu có thì cũng chỉ một vài em biết được về điểm chuẩn của ngành

mình thi mà thôi. Điều này cho thấy HS vẫn chưa thực sự quan tâm đến ngành và trường học tương lai của mình, còn mơ hồ về các trường mình ĐKDT. Và từ đó sẽ tạo cho không ít em sau khi thi đậu không có hứng thú theo đuổi nghề.

Sự hiểu biết của HS về khả năng phát triển của nghề trong tương lai

Về khả năng phát triển cuả nghề trong tương lai đều được HS cho rằng là có khả năng phát triển trong tương lai. Không có HS nào đánh giá nghề mình chọn ở hạn chế và không thể phát triển được. Như vậy ở HS đã hình thành nhận thức về giá trị xã hội của nghề nghiệp, biết đánh giá tương lai của nghề, vị trí của nghề trong xã hội.

Giữa các nhóm nghề sự đánh giá khả năng phát triển của HS không có sự khác biệt đáng kể. HS ở nhóm nghề N-K và N-N đánh giá cao về khả năng phát triển của nghề trong tương lai, cụ thể là trong số 47 em thì có 16 em thuộc nhóm N-K đánh giá nghề rất có khả năng phát triển trong tương lai (chiếm 34%); và trong 56 em cho rằng nghề có khả năng phát triển trong tương lai thì có tới 20 em thuộc nhóm N-N đồng ý (chiếm 35,7%).

Bảng 3: HS theo nhóm nghề đánh giá khả năng phát triển của nghề Nhóm

nghề

Khả năng phát triển của nghề trong tương lai

Tổng Rất có khả năng Có khả năng Bình thường

Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % N – N 11 23.4 20 35.7 6 66.7 38 33.6 N – KT 11 23.4 7 12.5 1 11.1 19 16.8 N – KH 16 34.0 18 32.1 1 11.1 35 31.0 N – TN 5 10.6 10 17.9 1 11.1 16 14.2 N - NT 4 8.5 1 1.8 5 4.4 Tổng 47 100.0 56 100.0 9 100.0 113 100.0

Điều này cho thấy HS nhận thức sự phát triển của nghề theo xu thế phát triển của xã hội. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những thành tựu của khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả rõ rệt nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. Vì vậy, HS ở nhóm N-K và nhóm N-N đánh gía cao hơn các nhóm khác về khả năng phát triển của nghề trong tương lai. Còn nhóm N-NT là nhóm đòi hỏi HS phải có năng khiếu thì mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nghề nên sự đánh giá của HS xuất phát từ khả năng của mình rồi mới đánh giá sự phát triển của nghề trong xã hội.

Bảng 4: Giới tính đánh giá khả năng phát triển của nghề trong tương lai Khả năng phát triển của nghề Nam (%) Nữ (%) Tổng (%)

Rất có khả năng 41.8 42.1 42.0

Có khả năng 50.9 49.1 50.0

Bình thường 7.3 8.8 8.0

Tổng 100.0 100.0 100.0

Bên cạnh đó, khi xem xét giữa nam và nữ đánh giá về khả năng phát triển của nghề trong tương lai thì kết quả cho thấy không có sự khác nhau. Các em HS nam và nữ đều đánh giá các nghề mình chọn là có khả năng phát triển trong tương lai với các con số tương ứng là 51 và 52 em trong tổng số 57 em đồng ý khả năng này. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi các em HS đã quyết định chọn và thi vào các ngành nghề thì các em đã có sự quan tâm, tìm hiểu những lợi ích và xu hướng của nghề.

Nơi sinh và đánh giá của các em về khả năng phát triển của nghề trong tương lai cũng không có sự khác biệt đáng kể. HS ở các khu vực cũng không có trường hợp nào cho rằng nghề mình chọn không có khả năng phát triển trong tương lai. Đối với các em ở khu vực nông thôn mặc dù điều kiện thua kém hơn so với các em ở thị xã/ thị trấn và thành phố, nhưng qua tìm hiểu và nhận thức của bản thân thì các em cũng có đánh giá cao về nghề mình chọn với 59/65 trường hợp cho rằng nghề có khả năng phát triển; bên cạnh đó thì tỉ lệ tương ứng của các em được sinh ra ở thành phố là 16/17 và thị xã/ thị trấn là 28/30. (Tham khảo bảng 5, phần phụ lục).

Sự hiểu biết của HS về giá trị kinh tế của nghề

Cùng với việc tìm hiểu nhận thức của HS về khả năng phát triển của nghề trong tương lai, chúng ta cũng tìm hiểu nhận thức của HS đối với giá trị kinh tế mà nghề đem lại cho bản thân sau này

Bảng 6: Thu nhập của nghề mang lại Thu nhập của nghề Số mẫu Tỉ lệ %

Rất cao 7 6.2 Cao 57 50.4 Trung bình 47 41.6 Thấp 1 .9 Rất thấp 1 .9 Tổng 113 100.0

Khi được hỏi về sự quan tâm giá trị kinh tế của ngành nghề em chọn thì có 50,4% số em đánh giá nghề mình chọn có thu nhập ở mức cao và 41,6% đánh giá ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ việc chọn nghề của các em HS cũng đã mang tính thực dụng, và dĩ nhiên đây là mối quan tâm của bất kỳ ai khi lựa chọn một ngành nghề nào đó cho mình. Khi ngành nghề các em chọn có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống thì các em mới có thể cống hiến hết sức mình cho nghề được.

Nhận thức về thị trường lao động còn thể hiện ở sự nhận thức những mặt tốt và bất lợi của nghề đối với cá nhân.

Bảng 7 thể hiện số HS ở các nhóm nghề đều đánh giá cao mặt tốt “Đây là nghề cần cho xã hội” với 71 trong tổng số 112 mẫu đồng ý và là “Nghề có khả năng phát triển tốt trong xã hội với 65/112 mẫu tán thành. Một lần nữa kết quả này cho thấy HS ở những nhóm nghề đều nhận thức được ý nghĩa xã hội của nghề đánh giá được vai trò của nghề mình định chọn trong thế giới nhận thức. Với 112 mẫu được hỏi thì có 61 mẫu cho rằng mặt tốt của nghề em chọn là “Nghề dễ tìm được việc làm”, và đây cũng là một trong những mặt tốt được HS nhận thức cao. Nghề thiết thực cho xã hội, được phát triển tốt trong xã hội cũng là nghề dễ tìm được việc làm sau khi học xong. Như chúng ta đã biết nghề nghiệp luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, có nghề mới xuất hiện nhưng cũng có nghề do lạc hậu với thời đại nên mất đi, có nghề được phát triển tốt trong xã hội nhưng có nghề bị thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Chẳng hạn, trước đây ngành tin học chưa xuất hiện, ngày nay khoa học phát triển mạnh mẽ, do yêu cầu của thực tế cuộc sống ngày càng đòi hỏi kĩ thhuật tinh vi, hiện đại, nghề này đã và đang được phát triển ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Hoặc trước đây, khi đất nước chưa mở cửa, việc giao tiếp bằng ngoại ngữ không được chú trọng và đòi hỏi gay gắt như bây giờ nhất là môn anh văn, còn môn Nga văn lại ít được chú trọng bằng trước.

Bảng 7: Nhận thức nghề và nhóm nghề Mặt tốt của nghề Nhóm nghề Tổng Người- Người Người- Kĩ thuật Người- Khoa học Người- Tự nhiên Người- Nghệ thuật Nghề cần cho xã hội 20 11 24 12 4 71 52.6% 57.9% 70.6% 75.0% 80.0% 63.45 Nghề có nguồn thu nhập 16 7 20 6 2 51 42.1% 36.8% 58.8% 37.5% 40.0% 45.5% Lương cao 5 8 11 4 3 31 13.2% 42.1% 32.4% 25.0% 60.0% 27.7% Nghề nhàn, nhiều thời gian rỗi

2 1 3 1 1 8

5.3% 5.3% 8.8% 6.3% 20.0% 7.1%

Nghề có điều kiện thuận lợi

3 3 10 2 18

7.9% 15.8% 29.4% 12.5% 16.1%

Dễ tìm được việc sau khi học xong

16 14 21 8 2 61

42.1% 73.75 61.8% 50.05 40.0% 54.5%

Có khả năng phát triển trong xã hội

21 14 15 12 3 65 55.3% 73.7% 44.1% 75.0% 60.0% 58.0% Mặt tốt khác 2 1 1 2 6 10.5% 2.9% 6.3% 40.0% 5.4% Tổng 38 19 34 16 5 112 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0 % “Nghề giúp ẹm có nhiều nguồn thu nhập” cũng được HS quan tâm chú ý với 51/112 em. Điều này thể hiện ngoài ý nghĩa xã hội của nghề thì ý nghĩa vật chất cũng được HS chú trọng. Khi còn cơ chế bao cấp, mỗi sinh viên TN ra trường đều được phân công công tác, dù sao họ cũng có một việc làm ổn định và hưởng một mức lương nhất định. Sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế do nghề đem lại không lớn lắm. Hiện nay khi cơ chế thị trường xuất hiện và phổ biến thì vấn đề việc làm cũng trở nên bức thiết và cấp bách đối với học sinh sinh viên sắp ra trường.

Một điều đáng quan tâm là HS không có đưa các mặt tốt “Nghề có thời gian rỗi và nghề nhàn” lên vị trí hàng đầu. Bởi một lẽ, trong thực tế không có nghề nào nhàn, mất ít thời gian nếu người ta không say mê tích cực làm việc. Trước đây quan niệm

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” được thịnh hành thì ngày nay để có thể làm việc tốt trong nghề theo đúng chuyên môn của mình thì HS, sinh viên còn phải học và biết thêm các chuyên môn khác. Ví dụ nghề thư ký, ngoài việc soạn thảo văn bản thì người làm nghề này cần biết cả ngoại ngữ để phiên dịch khi cần thiết, biết sử dụng máy vi tính, thậm chí cần biết cả lái xe.

Tương tự như vậy, khi tìm hiểu về đánh giá của các em HS ở những khu vực khác nhau về mặt tốt của nghề thì kết quả cũng cho thấy các em đều đánh giá các mặt: “Nghề cần cho xã hội”, “Nghề có khả năng phát triển tốt trong xã hội”, “Nghề dễ tìm được việc làm và có nguồn thu nhập”. Những đánh giá này càng làm rõ những mặt tốt của nghề HS lựa chọn cũng như cho thấy được ở HS đã hình thành những nhận thức về nghề nghiệp tương lai (Tham khảo bảng 8, phần phụ lục).

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đó thì nghề nghiệp các em HS chọn cũng có một vài bất lợi đối với các em

Bảng 10: Mặt không tốt của nghề

Mặt không tốt của nghề Số mẫu Tỉ lệ %

Chưa phải nghề thiết thực cho xã hội 4 4.8

Nghề mà có nguồn thu nhập kém 7 8.4

Lương thấp 11 13.3

Nghề vất vả và mất nhiều thời gian 39 47.0 Nghề làm việc trong điều kiện bất lợi 15 18.1 Nghề khó tìm được việc làm sau khi học xong 33 39.8 Nghề không phát triển tốt trong xã hội 5 6.0

Mặt không tốt khác 7 8.4

Trong tổng số 113 mẫu nghiên cứu thì có 83 em có ý kiến về mặt không tốt của nghề, trong đó “ Nghề vất vả và mất nhiều thời gian” là vấn đề mà các em cho là không tốt nhiều nhất với 39/83 em, “Nghề khó tìm được việc làm sau khi học xong” là 33/83 em. Khi xã hội càng phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều thì các ngành nghề xuất hiện ngày càng nhiều, cơ hội cho các em lựa chọn cũng lớn hơn. Nhưng để lựa chọn một công việc thích hợp và có tương lai thì không phải là dễ, theo đuổi một công việc cũng ngày càng khó khăn bởi các công việc ngày càng nhiều, khối lượng công việc và áp lực của nó rất lớn. Chính vì vậy mà ngày nay đã có không ít trường hợp mắc vào căn bệnh “nghề nghiệp” và stress trong công việc. Do đó, cần hạn chế tối đa những bất lợi mà nghề tạo ra cho con người.

Một phần của tài liệu Định hướng nghề nghiệp của họcsinh lớp 12 tại Tiền Giang hiện nay – Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w