ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG PR

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 70 - 72)

1. Các nhân tố ảnh hưởng

Trong hoạt động PR, hành vi đạo đức vừa liên quan đến cá nhân người làm PR, vừa liên quan đến tổ chức nơi họ phụng sự. Người làm PR cần phải quan tâm đến đạo đức của bản thân cũng như các giá trị đạo đức của tổ chức, nơi họ làm việc

Hành vi đạo đức trong hoạt động PR Tổ chức Đồng ngành nghề Xã hội Khách hàng Cá nhân

- 71 -

Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của người làm PR: Cá nhân, khách hàng, tổ chức, những người cùng ngành nghề, và xã hội. Các giá trị chuẩn mực của cá nhân sẽ giúp người làm PR lựa chọn và ra quyết định dựa trên những gì mà họ tin là đúng hay sai. Sau yếu tố cá nhân là khách hàng và tổ chức, người làm PR phải ưu tiên cho các quyết định vừa phù hợp với các giá trị chuẩn mực của cá nhân mình, vừa đồng thời phục vụ tốt nhất cho khách hàng và tổ chức. Bên cạnh đó, người làm PR còn phải có trách nhiệm hỗ trợ cho đồng nghiệp cũng như những người cùng ngành nghề. Và cuối cùng, hoạt động PR phải phục vụ lợi ích của công chúng.

2. Mối liên hệ giữa đạo đức và vai trò chính của người làm PR

Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tổ chức. Các chiến dịch PR thường liên quan đến các vấn đề của cộng đồng và hướng sự chú ý của cộng đồng vào tổ chức. Do đó, những người làm PR phải đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động đạo đức của tổ chức.

4 vai trò chính của người làm PR đều có liên quan mật thiết đến đạo đức:

a. Vai trò người cố vấn

Người làm PR ngày càng thể hiện vai trò như người cố vấn cho cấp lãnh đạo của tổ chức trong việc xây dựng và bảo vệ danh tiếng cho tổ chức. Muốn thực hiện tốt vai trò của người cố vấn, ngoài năng lực quan sát, phân tích, nhận định và đề ra các giải pháp, người làm PR còn phải nắm vững các chuẩn mực đạo đức của tổ chức để đảm bảo các quyết định của lãnh đạo xuất phát từ sự cố vấn của mình không làm phương hại đến hình ảnh của tổ chức.

b. Vai trò luật sư

Vai trò luật sư của người làm PR thể hiện ở sự thuyết phục công chúng mục tiêu chấp nhận hay không chấp nhận một điều gì đó nhằm phục vụ cho mục tiêu nào đó của khách hàng hoặc của chính tổ chức mình phục vụ. Trong vai trò luật sư này, người làm PR không bao giờ được bóp méo thực tế hoặc lừa dối công chúng. Mặt khác, phải đảm bảo sự hài hoà về lợi ích cho cả đôi bên.

c. Vai trò người điều khiển

Người làm PR phải nắm vững và điều khiển các chương trình, chính sách, kế hoạch của tổ chức nhằm đáp ứng mong đợi của công chúng và mục tiêu của tổ chức. Trong vai trò người điều khiển “…người làm PR phải là người làm động lực, người làm giảm tính kiêu căng,

ngạo mạn, người phá tan tính tự mãn trong tổ chức

Đạo đức

trong hoạt động PR

Vai trò người cố vấn

Vai trò người điều khiển

Vai trò người gìn giữ lương tri Vai trò luật sư

d. Vai trò người gìn giữ lương tri.

Người làm PR kiểm soát các dòng tin tức tốt, xấu đến với tổ chức và đề ra các giải pháp tương ứng. Khi làm điều này, người làm PR không chỉ dựa trên lợi ích của tổ chức mà còn phải xem xét các giải pháp đó có phải là cách cư xử có đạo đức không. Xã hội ngày nay kỳ vọng vào trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Trách nhiệm này thể hiện ở lương tri của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân viên, cộng đồng và xã hội.

Một phần của tài liệu giáo trình quan hệ công chúng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)